Bạn có thể làm gì khi thị trường biến động?

Thị trường biến động mạnh có thể làm cho bạn cảm thấy căng thẳng, tuy nhiên không nên vì điều đó làm ảnh hưởng tới mục tiêu tài chính của bạn. 

Rất khó bình tĩnh khi thị trường chứng khoán rơi sâu, đặc biệt ở những giai đoạn nhạy cảm, những sự kiện, tin xấu dồn dập, các lý do khiến các nhà đầu tư bán tháo tài sản rời bỏ thị trường. Đại dịch toàn cầu Covid 19 gần đây, kéo theo đình trệ nhiều nền kinh tế lớn, đe dọa suy thoái toàn cầu, ảnh hưởng các ngành nghề, trước đó các chuyên gia xếp hạng tiềm năng, tăng trưởng tốt như tài chính, ngân hàng, bán lẻ, du lịch, giải trí, hàng không….

Điều quan trọng: Giữ nguyên định hướng đầu tư dài hạn, xác định biến động mạnh tạo ra cơ hội cho các khoản đầu tư mới, khi giá cổ phiểu trở nên hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư (may mắn, thông mình) thoát ra từ trước, đồng thời sẽ xuất hiện các ngành nghề có câu chuyện đầu tư thuyết phục, ngay cả trong thời điểm Covid lan rộng nhất: Ngành công nghệ và ngành y tế, chăm sóc sức khỏe.

Khi có các sự kiện biến động, dường như được các báo chí khuếch đại mạnh hơn.

Nhà đầu tư nên phản ứng như thế nào với thông tin nhận được?

Luôn luôn như vậy, bạn sẽ nghe được các chuyên gia tư vấn nói thôi tắt TV đi, hoặc đóng bảng điện lại. Cách tư vấn đó đúng nhưng thiếu một điều. 

Báo chí đưa tin về những sự kiện đã xảy ra, đơn giản họ làm công tác truyền thông như một công việc hàng ngày. Họ không cung cấp dịch vụ tư vấn, không chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư của bạn. Rất cần phân biệt một bên là thông tin được khuếch đại, các tin đồn đi kèm và một bên đang xảy ra trên thị trường, thể hiện qua diễn biến giá và khối lượng giao dịch. Và bạn hãy coi thời điểm này để xem xét lại chiến lược đầu tư, điều chỉnh chiến lược kịp thời phân bổ tài sản, cơ cấu lại danh mục đầu tư.

Một điều nữa cũng quan trọng không kém, đó là danh mục tài sản luôn cần đa dạng về phân bổ tỷ trọng giữa rủi ro cao là cổ phiếu, rủi ro thấp hơn là trái phiếu và tiền gửi. Điều này giúp bạn cân bằng trong mọi tình huống, đối phó với các biến động mạnh trên thị trường.

Nhà đầu tư nên làm gì khi thị trường rơi sâu

Điều thứ nhất, trong ngắn hạn thị trường chứng khoán có thể biến động lên xuống, nhưng nhìn dài hạn theo năm hoặc vài năm, bạn sẽ thấy xu thế của thị trường chứng khoán luôn đi lên. Đó là điều bạn cần ghi nhớ trước khi bạn phản ứng trước những biến động của thị trường.

Biến động của thị trường có xu hướng, làm cho nhà đầu tư ngắn hạn cảm thấy không chắc chắn, lo sợ điều gì sẽ xảy ra tiếp theo,nó có xu hướng thúc giục nhà đầu tư ra quyết định khá vội vàng (cả chiều mua và bán) trong khi chưa chắc hành động vội vàng đó đã tối ưu về lợi ích. Điều tốt nhất có thể làm trong trường hợp này, hãy lùi lại, tự hỏi mục đích đầu tư của bạn là gì, bạn cần làm gì để các điều chỉnh phù hợp với mục tiêu dài hạn của bạn.

Bạn cũng nên ghi nhớ khi thị trường điều chỉnh, rơi sâu – khá thương đau danh mục đầu tư hiện tại- nhưng nó sễ mở ra nhiều cơ hội mới. Cơ hôi có thể là định giá cổ phiếu hấp dẫn hơn trước, hoặc mở ra cơ hội cho các ngành nghề mới tiềm năng hơn. Hãy chuẩn bị tiền cho một vòng đầu tư mới với nhiều cơ hội mở ra, hết cơn mưa trời lại nắng, danh mục cũ, mới có cơ hội tăng trưởng. Nhưng bất kỳ thay đổi nào bạn điều chỉnh danh mục nên chắc chắn rằng nó dựa trên nhu cầu dài hạn của bạn chứ không phải dựa trên thị trường lên hay xuống.

Nhà đầu tư nên làm gì để cân bằng tâm lý đầu tư, giảm bớt  phụ thuộc vào thị trường lên hay xuống

Việc đầu tiên là phải phân bổ tài sản phù hợp với khẩu vị rủi ro, điều đó giúp nhà đầu tư luôn ở trạng thái cân bằng với mọi tình huống. Cân bằng giữa tiền gửi, trái phiếu, cổ phiếu theo một tỷ trọng phù hợp với khả năng chịu đựng rủi ro dài hạn. Với mỗi một người khả năng đó là khác nhau và khác nhau ở mỗi một giai đoạn cuộc đời.

Điều quan trọng thứ hai đó là cần viết xuống mục tiêu đầu tư dài hạn, viết xuống giúp bạn kiên nhẫn hơn, suy nghĩ thận trọng hơn khi đối mặt với các đợt lên xuống của thị trường,  tránh được các hành động vội vàng, cảm tính: hưng phấn và sợ hãi thái quá – hai trạng thái nên tránh khi đầu tư.

Xem thêm: Chiến lược trung bình hóa chi phí đầu tư

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC: