Bạn sẽ làm gì nếu ngày mai thất nghiệp?

Thất nghiệp là điều không ai mong muốn, nhưng mọi người đều đối mặt với nó. Bằng cách chuẩn bị từ tâm thế đến tài chính, giúp bạn cân bằng trong mọi tình huống, và là điểm khác biệt giữa người này và người khác.

Một ngày nào đó bạn rơi vào tình trạng thất nghiệp, có lẽ không phải việc gì đó quá to tát, bởi sớm hay muộn, chúng ta sẽ gặp phải một đôi lần trong con đường sự nghiệp. Những lúc như vậy, thay vì lo âu, hãy ghi nhớ, thực hiện ngay 10 điều dưới đây:

làm gì khi thất nghiệp

1. Xin trợ cấp thất nghiệp

Nếu như bạn nằm trong đối tượng giảm biên chế, hãy đến Trung tâm dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động- Thương binh- Xã hội, nơi xử lý đơn xin trợ cấp thất nghiệp. Nếu đúng thủ tục, đủ điều kiện, bạn sẽ nhận được mấy tháng tiền bồi thường thất nghiệp, tuy không nhiều nhưng cũng đủ để ứng phó trong lúc chờ tìm việc mới.

2. Sử dụng quỹ dự trữ tài chính ngắn hạn cho việc thất nghiệp tạm thời

Đây là lúc quỹ dự trữ tài chính bạn đã chuẩn bị từ trước, phát huy vai trò của nó. Số tiền bạn để riêng (3-6 tháng chi tiêu thiết yếu), chỉ dành cho sự kiện thất nghiệp tạm thời xảy ra, khi đó bạn sẽ không rơi vào tình trạng vội vàng lựa chọn những công việc không phù hợp, để rồi loay hoay tìm kiếm công việc mới.

3. Đổi mới sơ yếu lý lịch

Hãy viết tất cả những kỹ năng bạn biết hoặc từng học qua, trên sơ yếu lý lịch. Đừng làm giả sơ yếu nhưng có thể trau chuốt ngôn từ trong khả năng chấp nhận được. Khi bạn viết những keyword có thể gây chú ý với nhà tuyển dụng, bạn đã chiến thắng bước đầu rồi.

4. Lợi dụng các mối quan hệ

Bạn phải thật cẩn thận, đừng để ai biết bạn thất nghiệp. Thay vào đó, hãy cho mọi người biết bạn đang muốn đổi việc. Dựa vào các mối quan hệ, tìm kiếm việc làm là sự lựa chọn hàng đầu. Hãy nói với bạn bè cùng ngành, với gia đình, họ hàng rằng bạn đang tìm việc mới. Những người quen thân với bạn sẽ hiểu bạn, cứ gửi CV của bạn cho họ, họ sẽ trực tiếp giúp bạn hoặc đề cử bạn cho người khác.

5. Thả lỏng bản thân

Hãy nhân dịp này, suy nghĩ lại nghề nghiệp bạn đã chọn một lần nữa, đọc thêm sách vở hoặc giải trí bằng điện tử, TV. Giờ đây bạn không cần phải dậy sớm, chen chúc tàu xe đi làm. Tận hưởng khoảng thời gian thảnh thơi này, để đầu óc bạn được nạp đầy năng lượng.

6. Giữ liên lạc với đồng nghiệp

Sếp cũ hoặc đồng nghiệp cũ có thể sẽ thông báo khi công ty cũ của bạn có cơ hội mới. Nếu có chính sách kêu gọi nhân sự cũ về làm việc, bạn sẽ được ưu tiên cân nhắc hơn.

7. Giữ gìn sức khỏe

Khi còn làm việc, có thể bạn hay lấy cớ bận rộn, không ăn uống đầy đủ, không tập thể dục. Giờ đây, khi đã rảnh rỗi, hãy tranh thủ nâng cao sức khỏe bằng cách chạy bộ, gập bụng, tập luyện trong công viên… Nên nhớ giờ đây tài chính của bạn không có nhiều, bạn cũng không thể đi ăn hàng thường xuyên, thay vào đó là hãy tự nấu ăn, vừa ngon vừa rẻ vừa tốt cho sức khỏe.

8. Làm tình nguyện

Thực tế đây không chỉ là cách giúp bạn cảm thấy vui vẻ, yêu đời hơn khi được giúp đỡ người khác mà bên cạnh đó, đây cũng là cách giúp bạn mở rộng mối quan hệ. Thêm nữa, yếu tố này khi cho vào CV cũng là điểm cộng đáng kể.

9. Chăm chỉ lướt các web tìm việc

Rất nhiều công việc hay ho xuất hiện trên các web tìm việc. Trong quá trình tìm tòi, biết đâu bạn có thể tìm được lĩnh vực mới toanh khiến bạn cảm thấy có hứng thú thì sao.

10. Duy trì tinh thần lạc quan 

Hãy cứ coi giai đoạn thất nghiệp là thời kì khủng hoảng bắt buộc phải có của đời người. Có nghĩa là không sớm thì muộn, bạn cũng sẽ phải đối mặt, dù theo cách này hay cách khác. Thay vì oán thán, cứ chấp nhận nó bằng tâm thái lạc quan nhất. Mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi!

Xem thêm: Thất nghiệp tạm thời

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC: