Cách sử dụng chỉ số P/E để bán chốt lời cổ phiếu?
P/E là chỉ số tài chính được sử dụng rất phổ biến của các nhà đầu tư chứng khoán, chỉ số này cho biết giá trị thị trường gấp bao nhiêu lần lợi nhuận của doanh nghiệp đó tạo ra mỗi năm. Về lý thuyết, chỉ số P/E càng thấp càng tốt thể hiện giá thị trường hiện tại của doanh nghiệp này đang rẻ so với lợi nhuận tạo ra.
Ngoài ra, P/E còn là chỉ số cho biết thời gian mà nhà đầu tư thu hồi vốn, chẳng hạn như bỏ ra 1 đồng mua cổ phiếu thời điểm này thì bao lâu thu hồi được vốn đã đầu tư nếu như giả định doanh nghiệp này tạo ra lợi nhuận đều đặn mỗi năm. Ví dụ P/E 5 lần cho thấy để hoàn vốn thì NĐT cần 5 năm.
Ứng dụng P/E như thế nào cho đúng?
P/E quan trọng là như vậy, nhưng có 2 vấn đề mà chúng tôi nhận thấy đó là:
- Nếu chỉ nhìn P/E đơn thuần một cách độc lập và tuyệt đối thì sẽ không có nhiều ý nghĩa vì mỗi ngành nghề sẽ có mức P/E khác nhau. Chẳng hạn những ngành có mô hình kinh doanh ổn định như Thực phẩm đồ uống thì thường có P/E cao hơn so với ngành mang tính bất ổn hơn như ngành Thép vốn có mức P/E rất thấp.
=> NĐT cần nhìn P/E với góc nhìn so sánh tương đối, đặc biệt là so sánh với các công ty cùng ngành để đánh giá doanh nghiệp nào hấp dẫn hơn.
- P/E rất khó để có thể để áp dụng ra quyết định mua đặc biệt là đối với các cổ phiếu mang tính chu kỳ cao, dẫn đến lợi nhuận qua từng năm sẽ có sự biến động lớn. Đối với những doanh nghiệp này, PE càng thấp là càng xấu vì điều đó cho thấy lợi nhuận doanh nghiệp đang sụt giảm rất nhanh. PE càng cao cho thấy doanh nghiệp này đang có lợi nhuận tăng trưởng liên tục.
=> Để tìm doanh nghiệp định giá rẻ thì cách tiếp cận PE chỉ phù hợp với các doanh nghiệp có mô hình kinh doanh ổn định và sẽ không thích hợp áp dụng với mô hình kinh doanh biến động mạnh theo chu kỳ.
Chúng tôi cho rằng chỉ số PE nên được ứng dụng để xác định vùng đỉnh của cổ phiếu trong chu kỳ tăng giá và nó được nên được so sánh với chính nó trong suốt chu kỳ tăng giá đó. Có thể nói, PE được sử dụng như chỉ báo đo lường tâm lý nhà đầu tư, PE tăng nhanh cho thấy tâm lý NĐT có sự hưng phấn thái quá và đó là lúc chúng ta nên nghĩ đến việc chốt lời.
Nguyên tắc sử dụng PE để chốt lời
- Nếu chỉ số PE ở nền giá hiện tại tăng gấp 2 lần so với nền giá đầu tiên của xu hướng tăng thì NĐT nên cẩn trọng trong việc mua mới.
- PE tăng gấp đôi so với thời điểm cổ phiếu hình thành nền giá đầu tiên cho thấy trong thời gian qua giá đã tăng hơn gấp đôi so với tốc độ tăng của lợi nhuận. Ví dụ PE ở nền giá đầu tiên là 10 lần với EPS 10 và giá là 100, PE hiện tại đang là 20 lần với EPS là 20 và giá hiện tại là 400. Như vậy, giá cổ phiếu đã tăng gấp 4 lần, trong khi lợi nhuận chỉ tăng gấp 2 lần. Giá thị trường đang tăng nhanh hơn hơn so với thu nhập doanh nghiệp này tạo ra.
- Các pha tăng giá nhanh chạy nước rút sau khi chỉ số PE đã tăng hơn gấp đôi thường là những pha phân phối.
Ví dụ minh họa

Cổ phiếu VIB thời điểm đầu tháng 8.2020 hình thành điểm mua tại nền giá đầu tiên với mức PE khi đó xấp xỉ 5 lần. Sang tới giai đoạn sau tháng 5.2021, PE của VIB lúc này đã tăng vọt lên trên 10 lần, tức đã tăng gấp đôi so với nền giá đầu tiên. Điều này báo hiệu giá đang ở giai đoạn cuối của chu kỳ tăng giá. Sau đó VIB tăng nhanh chạy nước rút trước khi tạo đỉnh vào tháng 7.2021.
Do vậy, khi PE của cổ phiếu tăng gấp đôi thì NĐT không nên mua mới vì rất dễ mua ngay đỉnh. Trong trường hợp đang có hàng thì sẽ tận dụng các pha chạy nước rút để canh bán chốt lời với mức giá tốt!
Mở tài khoản chứng khoán trong 5 phút
Đăng ký mở tài khoản chứng khoán với chúng tôi để được đào tạo và hỗ trợ đầu tư từ kiến thức căn bản đến những tip đầu tư hiệu quả. Chúng tôi cập nhập những tin tức thông tin mới nhất hằng ngày giúp khác hàng. Đặc biệt hướng dẫn sử dụng công cụ khuyến nghị FIT giúp mọi nhà đầu tư đều có thể kiếm được lợi nhuận trên thị trường chứng khoán. Đăng ký ngay
Folllow chuyên gia của chúng tôi
Đăng ký mở tài khoản chứng khoán
Khóa học đầu tư thực chiến online miễn phí
Tham gia nhóm Zalo tư vấn đầu tư với chuyên gia
