[Cập nhật mới nhất 2023] Đánh giá BCTC cổ phiếu ABS (CTCP Dịch vụ Nông nghiệp Bình Thuận)

Tác giả: Chuyên gia PTCB – Phạm Quốc Đạt

Cập nhật và đánh giá báo cáo tài chính quý 3/2022 của ABS

Kết quả kinh doanh

Nguồn: tổng hợp từ BCTC hợp nhất quý 4/2022 của ABS

Một số điểm đáng chú ý trong kết quả kinh doanh quý 4 cũng như lũy kế cả năm 2022 của ABS bao gồm:

  • Trong quý 4/2022, ABS ghi nhận doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 656,6 tỷ đồng, tăng mạnh 35,6% so với cùng kỳ. Ngoài ra, do giá vốn hàng bán tăng chậm hơn so với doanh thu nên lợi nhuận gộp trong quý cũng tăng tốt (+65,1%), đồng thời biên lợi nhuận gộp cũng được mở rộng đáng kể.
  • Nhưng ở chiều ngược lại, thu từ hoạt động tài chính của ABS ghi nhận giảm mạnh hơn 99% so với cùng kỳ, chủ yếu do không ghi nhận thu từ bán chứng khoán kinh doanh. Ngoài ra, một số chi phí hoạt động như chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp đã ghi nhận mức tăng khá cao trong kỳ. Vì vậy, sau khi trừ tất cả các khoản chi phí, ABS báo cáo lợi nhuận sau thuế quý 4/2022 chỉ đạt 9,8 tỷ đồng, giảm mạnh 81,6% so với cùng kỳ năm 2021.
  • Chính sự sụt giảm lợi nhuận mạnh trong quý 4 đã kéo kết quả cả năm 2022 của ABS đi xuống. Mặc dù doanh thu cả năm vẫn tăng 33,9% nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm 58% so với năm 2021, và nguyên nhân chủ yếu vẫn đến từ việc doanh thu hoạt động tài chính giảm mạnh, cộng với chi phí tài chính tăng cao. So với kế hoạch kinh doanh của năm 2022, ABS đã hoàn thành 116% chỉ tiêu doanh thu nhưng chỉ hoàn thành 37,8% mục tiêu lợi nhuận.

Tình hình tài chính

Nguồn: tổng hợp từ BCTC hợp nhất quý 4/2022 của ABS

Về mặt tài sản:

  • Tại cuối quý 4/2022, quy mô tổng tài sản hợp nhất của ABS đạt mức 1.799,6 tỷ đồng và giảm đáng kể (-12%) so với thời điểm đầu năm. Đáng chú ý, các khoản phải thu ngắn hạn (hầu hết là phải thu khách hàng) đang là khoản mục chiếm tỷ trong lớn nhất trong tổng tài sản của ABS với 56.2%. Ở chiều ngược lại, các tài sản chính phục vụ cho sản xuất kinh doanh như hàng tồn kho và tài sản cố định lại chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu tài sản của Công ty. Điều này cho thấy cơ cấu tài sản của ABS chưa thực sự hợp lý và Công ty đang có một khoản vốn lớn đang bị chiếm dụng bởi khách hàng, nếu không đẩy mạnh thu hồi thì Công ty có thể sẽ gặp áp lực về dòng tiền trong tương lai.

Về mặt nguồn vốn:

  • Tổng nợ phải trả của ABS tại thời điểm cuối quý 4 ở mức 723 tỷ đồng, tăng 8,3% kể từ đầu năm và các khoản nợ phải trả đang chiếm 40% tổng nguồn vốn của Công ty. Hầu hết các khoản nợ của ABS là ngắn hạn, số dư các khoản nợ dài hạn có số dư nhỏ và chiếm tỷ trọng không đáng kể. Ngoài ra, vay ngân hàng ngắn hạn đang là khoản mục có giá trị lớn nhất với số dư nợ là 534,4 tỷ đồng và chiếm phần lớn trong nợ số nợ phải trả của ABS cùng tỷ trọng gần 30% trong tổng nguồn vốn của Công ty.
  • Nhìn chung, cơ cấu tài chính của ABS vẫn còn khá cân bằng khi Công ty đang sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu hơn so với vốn vay, nợ. Các chỉ số về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn đang ở mức đảm bảo với tỷ số thanh toán hiện hành = 1,41 lần, tỷ số thanh toán nhanh = 1,4 lần. Tuy vậy, thanh khoản ngắn hạn của Công ty chưa phải là tốt khi số dư tiền mặt còn rất nhỏ khi so sánh với số dự nơ vay ngân hàng ngắn hạn.

Tình hình dòng tiền

  • Trong năm 2022, ABS tiếp tục ghi nhận dòng tiền kinh doanh ở mức âm khi đã chi ròng ra 21,6 tỷ đồng. Nguyên nhân chính của tình trạng này vẫn nằm ở việc Công ty đang chậm thu hồi các khoản công nợ phải thu của khách hàng.
  • Do thiếu hụt dòng tiền từ hoạt động kinh doanh nên ABS đã phải tăng cường huy động từ hoạt động tài chính mà cụ thể là vay ngân hàng (thu ròng 18 tỷ đồng). Nhưng điều này vẫn chưa đủ để bù đắp cho dòng tiền kinh doanh nên tổng lưu chuyển tiền thuần trong năm 2022 của Công ty vẫn ở mức âm 3,4 tỷ đồng và khiến cho số dư tiền mặt cuối năm chỉ còn gần 3,6 tỷ đồng.

Nhận xét

Kết quả hoạt động quý 4/2022 của ABS nhìn chung chưa được khả quan. Mặc dù doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính tăng 35,6% nhưng vì thu từ hoạt động tài chính giảm mạnh (do không ghi nhận bán chứng khoán kinh doanh), cộng với chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh nên lợi nhuận sau thuế quý 4 đã giảm đến 81,6% so với cùng kỳ năm 2021. Chính kết quả kém tích cực của quý 4 đã kéo tụt kết quả chung của năm 2022, khi lợi nhuận cả năm chỉ đạt 27,2 tỷ đồng, giảm mạnh 58,3% so với năm 2021.

Về mặt tài chính, cơ cấu nguồn vốn của ABS vẫn duy trì được sự cân bằng nhất định. Cụ thể, tỷ lệ đòn bẩy tài chính của Công ty chưa phải là cao khi nợ phải trả chỉ chiếm 40% tổng nguồn vốn. Tuy vậy, Công ty cần chú ý hơn đến việc thu hồi các khoản công nợ của khách hàng khi các khoản này đang chiếm đến 56% tổng tài sản. Điều này phần nào khiến cho dòng tiền kinh doanh của ABS chưa được tốt, vẫn đang ở mức âm khiến cho Công ty phải huy động thêm từ nguồn vay ngân hàng để bù đắp.


Cập nhật và đánh giá báo cáo tài chính quý 3/2022 của ABS

Về mặt kết quả kinh doanh

Một số điểm đáng chú ý trong kết quả kinh doanh quý 3 và 9 tháng đầu năm 2022 của Công ty bao gồm:

kết quả kinh doanh quý 3.2022 ABS
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC quý 3 của ABS
  • Trong quý 3/2022, ABS ghi nhận doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 165,3 tỷ đồng, tăng nhẹ 8% so với cùng kỳ. Ngoài ra, do giá vốn hàng bán tăng chậm hơn so với doanh thu nên lợi nhuận gộp tăng khá mạnh (+65,1%), đồng thời biên lợi nhuận gộp cũng được mở rộng đáng kể. Chi phí tài chính trong kỳ tăng mạnh do ảnh hưởng từ chi phí lãi vay tăng. Nhưng bù lại doanh thu hoạt động tài chính cũng tăng, cộng với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được kiểm soát tốt nên lợi nhuận sau thuế của Công ty vẫn đạt được mức tăng cao (+46%) so với cùng kỳ năm 2021.
  • Kết quả lũy kế 3 quý đầu năm 2022 của ABS cũng có được sự tích cực tương tự như quý 3. Doanh thu 9 tháng tăng gần 33% và lợi nhuận lũy kế 9 tháng đạt 17,4 tỷ đồng, tăng 43,5% so với cùng kỳ. Tuy vậy, nếu so với kế hoạch kinh doanh của năm 2022 thì công ty mới chỉ hoàn thành 69% chỉ tiêu doanh thu và 24% mục tiêu lợi nhuận.

Tình hình tài chính

Nguồn: Tổng hợp từ BCTC quý 3 của ABS

Về mặt tài sản

  • Tại cuối quý 3/2022, quy mô tổng tài sản của ABS đạt mức 1.678 tỷ đồng, tăng nhẹ (+5,4%) so với thời điểm đầu năm. Về mặt cơ cấu, các loại tài sản ngắn hạn đang chiếm phần lớn trong tổng tài sản của Công ty với tỷ trọng 81,4%. Đáng chú ý, các khoản phải thu ngắn hạn (hầu hết là phải thu khách hàng) đang là khoản mục chiếm tỷ trong lớn nhất trong tổng tài sản của ABS với 60.2%. Điều này cho thấy Công ty đang có một khoản vốn lớn đang bị chiếm dụng bởi khách hàng, nếu không đẩy mạnh thu hồi thì Công ty có thể sẽ gặp áp lực về dòng tiền trong tương lai.

Về mặt nguồn vốn

  • Tổng nợ phải trả của ABS tại thời điểm cuối quý 3 ở mức 737,5 tỷ đồng, tăng 10,7% kể từ đầu năm và các khoản nợ phải trả đang chiếm 44% tổng nguồn vốn của Công ty. Hầu hết các khoản nợ của ABS là ngắn hạn, số dư các khoản nợ dài hạn là nhỏ và chiếm tỷ trọng không đáng kể. Ngoài ra, vay ngân hàng ngắn hạn đang là khoản mục có giá trị lớn nhất (512,6 tỷ đồng) và chiếm tỷ lệ lớn lớn (30,8%) trong tổng nguồn vốn.
  • Nhìn chung cơ cấu vốn của ABS vẫn còn khá cân bằng, Công ty đang sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu hơn so với vốn vay, nợ. Các chỉ số về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn đang ở mức đảm bảo với tỷ số thanh toán hiện hành = 1,85 lần, tỷ số thanh toán nhanh = 1,84 lần. Tuy vậy, thanh khoản ngắn hạn của Công ty chưa phải là tốt khi số dư tiền còn tương đối nhỏ khi so sánh với số dự nơ vay ngân hàng ngắn hạn.

Tình hình dòng tiền

  • Mặc dù kết quả doanh thu, lợi nhuận trong quý 3 của HDC khá tích cực nhưng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của Công ty vẫn bị âm 19,8 tỷ và giảm mạnh so với mức âm 1,7 tỷ của cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân do tiền chi trả cho nhà cung cấp tăng, trong khi tiền thực thu từ bán hàng chưa tương xứng với doanh thu đã ghi nhận.
  • Do thiếu hụt dòng tiền từ hoạt động kinh doanh nên ABS đã phải tăng cường huy động từ hoạt động tài chính mà cụ thể là vay ngân hàng (thu ròng 5,1 tỷ đồng). Tổng kết lại, trong quý 3, lưu chuyển tiền thuần của Công ty ở mức âm 14,6 tỷ đồng, khiến cho số dư tiền và tương đương tiền cuối kỳ chỉ còn gần 7 tỷ đồng.

Nhận xét

Nhìn chung, kết quả kinh doanh của ABS trong quý 3 cũng như 9 tháng đầu năm 2022 là tương đối tích cực. Doanh thu bán hàng tăng khá tốt cộng với các khoản chi phí hoạt động được kiểm soát giúp cho lợi nhuận sau thuế quý 3 và 9 tháng đầu năm đều có mức tăng cao trên 40% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, trong một số năm gần đây, điểm rơi doanh thu, lợi nhuận của ABS thường rơi vào quý 4 nên mặc dù lợi nhuận của 3 quý đầu năm tăng tốt nhưng, Công ty mới chỉ hoàn thành 24% mục tiêu lợi nhuận của năm 2022.

Ngoài ra, cơ cấu tài chính của ABS vẫn duy trì được sự cân bằng nhất định. Cụ thể, tỷ lệ đòn bẩy tài chính của Công ty chưa phải là cao khi nợ phải trả chỉ chiếm 44% tổng nguồn vốn. Tuy vậy, Công ty cần chú ý hơn đến việc thu hồi các khoản công nợ của khách hàng khi các khoản này đang chiếm đến 57% tổng tài sản. Điều này phần nào khiến cho dòng tiền kinh doanh của Công ty chưa được tốt, vẫn đang ở mức âm trong khi kết quả doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng tốt.

Mở tài khoản chứng khoán VPS để đồng hành cùng Đầu Tư Từ Đâu và luôn được cập nhật các mã cổ phiếu khỏe nhất thị trường

Xem chi tiết Quyền lợi khi mở tài khoản chứng khoán VPS với Đầu Tư Từ Đâu