[Cập nhật mới nhất 2023] Đánh giá BCTC cổ phiếu DRC (CTCP Cao su Đà Nẵng)
Tác giả: Chuyên viên phân tích – Ngô Tùng Ngọc
Cập nhật báo cáo tài chính quý 3.2022 cổ phiếu DRC
Kết quả kinh doanh

- Trong quý 3 năm 2022, DRC ghi nhận doanh thu thuần đạt 1352.8 tỷ đồng, tăng 45.59% so với cùng kỳ. Do chi phí giá vốn cũng ghi nhận tăng chậm hơn doanh thu khiến biên lợi nhuận gộp của DRC đã có sự cải thiện. Biên lợi nhuận của công ty trong quý 3 chỉ tăng nhẹ từ 14.42% lên 16.91%.
- Trong khi đó, cơ cấu vận hành của doanh nghiệp trong kỳ cũng không có sự thay đổi đáng kể. Chính vì vậy mà khoảng cách giữa biên lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận sau thuế của DRC cũng không có sự đột biến. Một bất lợi trong quý 3 là DRC phải chịu chi phí tài chính khá cao, tăng đến 202.16% so với cùng kỳ. Tuy nhiên biên lợi nhuận sau thuế của quý 3 năm 2022 vẫn ghi nhận sự tăng trưởng lớn so với cùng kỳ, từ 3.6% lên 5.7%.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, hoạt động kinh doanh của DRC đã có sự cải thiện so với thời điểm 1 năm trước, chủ yếu nhờ doanh thu của công ty đã tăng 24.23% so với cùng kỳ. Hiện tại khả năng sinh lời của DRC đã quay trở lại với mức trung bình trước đại dịch của doanh nghiệp. Lũy kế 9 tháng, DRC đã hoàn thành lần lượt 85.5% kế hoạch doanh thu và 88.3% kế hoạch lợi nhuận đạt ra trong năm 2022.
THAM GIA NHÓM TƯ VẤN trong phiên giao dịch
Tham gia nhóm Tư vấn của Đầu Tư Từ Đâu (E-Broker) để được admin tư vấn cơ hội đầu tư và điểm mua/điểm bán hiệu quả nhất. Bấm tham gia nhóm TẠI ĐÂY.
Hoặc mở app Zalo, quét mã QR để tham gia nhóm Tư vấn đầu tư miễn phí.
Kết bạn với admin qua Zalo 0981 084 636
Tình hình tài chính

Về tài sản:
Tính đến quý 3 năm 2022, tổng tài sản của DRC đã tăng đến 12.54% so với thời điểm đầu năm. Trong đó tài sản ngắn hạn của DRC ghi nhận mức tăng trưởng mạnh 20.44%. Cụ thể:
- Tài sản ngắn hạn của DRC tăng mạnh nhất vào 2 tài khoản là đầu tư tài chính ngắn hạn và hàng tồn kho. Trong năm 2022 DRC đã gia tăng tỷ trọng tiền gửi lên 12.31% thay vì duy trì tiền mặt. Về hàng tồn kho, tổng giá trị hàng tồn kho của DRC trong năm 2022 đã tăng 23.59%, trong đó tỷ trọng lớn nhất trong hàng tồn kho là nguyên vật liệu chờ về và hàng hóa thành phẩm. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang chú trọng vào việc gia tăng năng lực sản xuất để chuẩn bị cho các nhu cầu trong tương lai.
- Trong khi đó, tài sản dài hạn lại ghi nhận sự giảm giá trị so với thời điểm đầu năm 2022. Tài sản dài hạn của DRC chủ yếu là tài sản cố định tham gia vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Trong năm 2022 DRC chỉ tập trung hoàn toàn vào việc sản xuất và chưa có sự đầu tư bổ sung tài sản cố định. Điều này khiến tỷ trọng tài sản cố định của công ty giảm còn 26%.
Về nguồn vốn:
Cơ cấu vốn của DRC tương đối cân bằng, và công ty luôn duy trì tỷ lệ gần như 1 – 1 giữa vốn nợ và vốn chủ. Cụ thể:
- Trong năm 2022 giá trị các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp đã tăng 24.48%. Mức tăng này chủ yếu do các khoản nợ vay tài chính ngắn hạn trong năm của DRC ghi nhận tăng 39.22%. Theo sau đó là tài khoản phải trả người bán ngắn hạn của doanh nghiệp, tăng 11.48% so với đầu năm. Đây là kết quả của việc doanh nghiệp đã tích cực mở rộng hoạt động kinh doanh trong năm 2022. Ngược lại, công ty không thường sử dụng nợ dài hạn vào hoạt động sản xuất. Trong năm 2022, tỷ trọng nợ dài hạn của công ty giảm xuống một nửa, chỉ chiếm 0.02% tổng nguồn vốn.
- Ở chiều ngược lại, giá trị vốn chủ của công ty trong năm 2022 chỉ tăng nhẹ 3.07%. Mức tăng của vốn chủ đến từ việc công ty chi thêm tiền mở rộng quỹ đầu tư phát triển lên mức 10.81% so với thời điểm đầu năm.
Tình hình dòng tiền
- Lưu chuyển tiền thuần trong hoạt động kinh doanh DRC đã có sự cải thiện tích cực so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, công ty đã thu về 35,57 tỷ thuần từ hoạt động kinh doanh của mình. Đây là tín hiệu tich cực khi mà thời điểm cùng kỳ doanh nghiệp ghi nhận dòng tiền -201.6 tỷ đồng.
- Ngoài kinh doanh, doanh nghiệp cũng thu ròng 9 tỷ đồng từ hoạt động tài chính. Tuy nhiên lưu chuyển tiền thuần của DRC trong năm 2022 vẫn ghi nhận -55.82 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu do DRC đã chi ra 101.39 tỷ đồng cho hoạt động đầu tư, mà chủ yếu là đem cho vay hoặc đầu tư công cụ nợ.
Nhận xét
Theo báo cáo tài chính mới công bố của DRC, công ty đã có sự cải thiện rõ rệt về kết quả kinh doanh. Tính từ đầu năm 2022, doanh thu của doanh nghiệp đã liên tục tăng trưởng so với cùng kỳ. Ngoài ra, khả năng sinh lời của doanh nghiệp cũng dần chạm đến ngưỡng trung bình của chính DRC vào thời điểm trước dịch. Điều này cho thấy công ty đã lấy lại được năng lực sản xuất bình thường. Tuy nhiên, một doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu công nghiệp như DRC sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chu kỳ kinh doanh chung của toàn cầu. Với DRC, nhu cầu về sản phẩm cao su như lốp xe và giá cao su thế giới sẽ có những ảnh hưởng nhất định lên khả năng sinh lời của công ty.
Tài sản của công ty trong năm 2022 cho thấy công ty đã có một năm vận hành kinh doanh rất hiệu quả. Công ty liên tục gia tăng tỷ trọng hàng tồn kho, đồng thời cũng giảm tỷ trọng khoản phải thu của doanh nghiệp xuống. Điều này cho thấy công ty quản trị chi phí vận hành hiệu quả, đảm bảo dòng tiền kinh doanh luôn được quay vòng và giúp doanh nghiệp liên tiếp mở rộng. Một điểm tích cực khác là công ty đồng thời có đủ tiền để đi gửi tiết khiệm trong ngắn hạn. Như vậy cho thấy dòng tiền để vận hành của doanh nghiệp luôn dồi dào và thậm chí còn có đủ để đem gửi ngắn hạn và hưởng lãi suất cao. Trong ngắn và trung hạn doanh nghiệp cho thấy mình hoàn toàn đủ khả năng để duy trì năng lực sản xuất trong hiện tại.
XEM THÊM:
- Tin nhanh chứng khoán 20.03.2023
- [Cập nhật mới nhất 2023] Đánh giá BCTC cổ phiếu ASM (Tập đoàn Sao Mai)
- [Cập nhật mới nhất 2023] Đánh giá BCTC cổ phiếu HDC (CTCP Phát triển Nhà Bà Rịa-Vũng Tàu)
- Tin nhanh chứng khoán 19.03.2023
- [Cập nhật mới nhất 2023] Đánh giá BCTC cổ phiếu DGW (Digiworld)
- [Cập nhật mới nhất 2023] Đánh giá BCTC cổ phiếu ABS (CTCP Dịch vụ Nông nghiệp Bình Thuận)
Đăng ký mở tài khoản chứng khoán
Khóa học đầu tư thực chiến online miễn phí
Tham gia nhóm Zalo tư vấn đầu tư với chuyên gia
