[Cập nhật mới nhất 2023] Đánh giá BCTC cổ phiếu HAX (Ô tô Hàng Xanh)

Tác giả: Chuyên gia PTCB – Phạm Quốc Đạt

Cập nhật và đánh giá báo cáo tài chính quý 4/2022 của HAX

Về mặt kết quả kinh doanh

Nguồn: tổng hợp từ BCTC hợp nhất quý 4/2022 của HAX

Dựa trên BCTC cuả HAX, có thể rút ra một số điểm đáng chú ý trong kết quả kinh doanh quý 4 và toàn bộ cả năm 2022 của Công ty như sau:

  • Trong quý 4/2022, doanh thu bán hàng của HAX bất ngờ chuyển hướng, giảm mạnh 25,9% so với cùng kỳ năm trước sau khi đã có được mức tăng trưởng trung bình trên 50% trong ba quý đầu năm. Giá vốn hàng bán trong kỳ giảm chậm hơn so với doanh thu nên lợi nhuận gộp của Công ty có mức giảm lớn (-42,3%) so với cùng thời điểm năm 2021.
  • Ngoài ra, các chi phí hoạt động khác cũng đồng tăng tương đối mạnh, đặc biệt là chi phí tài chính tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ. Điều này đã góp phần khiến cho lợi nhuận sau thuế của HAX trong quý 4 chỉ đạt 47,2 tỷ đồng và giảm rất mạnh (-62,4%) so với cùng kỳ năm 2021.
  • Mặc dù vậy, do Công ty đã đạt được các kết quả tích cực trong 9 tháng đầu năm nhờ thị trường kinh doanh xe ô tô thuận lợi nên hoạt động kinh doanh cả năm của HAX vẫn có được sức tăng trưởng tốt. Trong đó, doanh thu bán hàng năm 2022 đạt 6.775 tỷ đồng, tăng 22%, đồng thời các chi phí kinh doanh cả năm tăng vừa phải cộng với đóng góp từ doanh thu hoạt động tài chính nên lãi sau thuế năm 2022 đã tăng 50% so với năm 2021.

Tình hình tài chính

Nguồn: tổng hợp từ BCTC hợp nhất quý 4/2022 của HAX

Về mặt tài sản:

  • Quy mô tổng tài sản của HAX tại thời điểm cuối quý 4/2022 đạt 2.579 tỷ đồng, tăng mạnh hơn 100% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, một số khoản mục có mức tăng mạnh, đáng chú ý trong năm 2022 như hàng tiền kho (tăng 83,2%), tiền mặt (tăng 83,3%) và tài sản cố định (tăng 61,2%).
  • Nói chung, cơ cấu tài sản của HAX đang giữ cân bằng giữa ngắn hạn và dài hạn, đồng thời, tỷ trọng các loại tài sản cũng phù hợp với đặc điểm ngành nghề kinh doanh khi hàng tồn kho, tài sản cố định và phải thu khách hàng là các khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất.

Về mặt nguồn vốn:

  • Tại ngày 31/12/2022, tổng nợ phải trả của Haxaco đã tăng rất mạnh 183,8% so với thời điểm đầu năm và ở mức gần 1.610 tỷ đồng. Đáng chú ý, các khoản vay tài chính (ngân hàng, trái phiếu) ngắn hạn đã tăng nhanh và gấp 5,8 lần so với hồi đầu năm, đây cũng là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của Công ty với 44,7%. Ngoài ra, nợ phải trả của HAX cũng có đa số là các khoản ngắn hạn, các khoản dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ và chủ yếu là nợ trái phiếu chuyển đổi mới được phát hành trong kỳ.
  • Do các khoản nợ phải trả tăng mạnh nên cơ cấu tài chính của HAX dịch chuyển theo hướng sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều hơn với tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu đang là 1.65 lần. Ngoài ra, các chỉ số về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của HAX đang ở mức tạm đảm bảo chứ phải là an toàn (tỷ số thanh toán hiện hành = 1.12 lần, tỷ số thanh toán nhanh = 0,37 lần).

Tình hình dòng tiền

  • Mặc dù kết quả doanh thu và lợi nhuận trong năm 2022 của HAX tăng khá mạnh nhưng dòng tiền thực thu về lại chưa tướng xứng, cụ thể, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của Công ty âm mạnh gần 665 tỷ đồng, so với mức thu ròng 336 tỷ của năm 2021. Nguyên nhân chủ yếu do Công ty đã đẩy mạnh tích lũy hàng tồn kho trong năm 2022.
  • Dòng tiền từ hoạt động đầu tư của Công ty cũng ở mức âm 373 tỷ đồng, phần lớn dùng để mua sắm, xây dựng tài sản cố định. Để bù đắp dòng tiền thiếu hụt từ hoạt động kinh doanh và tài trợ cho hoạt động đầu tư, HAX đã phải tăng cường vay nợ ngân hàng với mức thu ròng gần 1.111 tỷ đồng trong năm 2022.

Nhận xét

Trên phương diện kết quả kinh doanh, quý 4/2022 của HAX đã bất ngờ chứng kiến sự quay đầu giảm của doanh thu và lợi nhuận sau khi đã tăng trưởng khá tích cực trong ba quý đầu năm. Bước sáng quý 4, nhu cầu tiêu dùng ô tô đặc biệt là các dòng xe sang sụt giảm mạnh do điều kiện kinh tế khó khăn, dẫn đến doanh thu bán hàng quý này của HAX giảm gần 26% so với cùng kỳ năm 2021. Đồng thời chi phí tài chính lại tăng cao do áp lực lãi suất, dẫn đến lợi nhuận sau thuế quý 4/2022 của HAX giảm 62,4% so với quý 4/2021.

Nhưng khi tính rộng cả năm 2022, kết quả hoạt động của HAX vẫn có được sự gia tăng khả quan nhờ lực kéo của quý 2 và quý 3. Cụ thể, doanh thu bán hàng năm 2022 tăng 22%, đồng thời các chi phí kinh doanh cả năm tăng vừa phải cộng với đóng góp từ doanh thu hoạt động tài chính nên lãi sau thuế năm 2022 đã tăng 50% so với năm 2021.

Ngoài ra, tình hình tài chính của HAX về căn bản vẫn có được sự ổn định. Cơ cấu tài sản phần lớn là hàng tồn kho và tài sản cố định, thể hiện sự chú trọng của Công ty vào việc phát triển hoạt động kinh doanh cốt lõi. Mặc dù nợ vay tài chính tăng mạnh nhưng cơ cấu vốn của Công ty vẫn còn khá cân bằng, đòn bẩy tài chính chưa quá cao. Tuy vậy, kết quả về dòng tiền của Công ty vẫn chưa tương xứng với mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận, chủ yếu do các khoản nợ phải thu khách hàng còn cao.


Cập nhật và đánh giá báo cáo tài chính quý 3/2022 của HAX

Về mặt kết quả kinh doanh

Dựa trên BCTC cuả HAX, có thể rút ra một số điểm đáng chú ý trong kết quả kinh doanh quý 3 và 9 tháng đầu năm 2022 của Công ty như sau:

kết quả kinh doanh quý 3.2022 HAX
  • Trong quý 3/2022, doanh thu thuần của HAX tăng khá đột biến (+178%) so với cùng kỳ năm trước, cũng như tăng tốt (+27%) so với quý liền trước. Từ đó, góp phần đưa doanh thu lũy kế 9 tháng của Haxaco tăng 52,5%. Doanh thu tăng tốt kết hợp với việc giá vốn hàng bán không tăng quá mạnh giúp lợi nhuận gộp của Công ty tăng đến 131% so với cùng kỳ.
  • Ngoài ra, các khoản chi phí hoạt động như chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng được tiết giảm hoặc tăng vừa phải, chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu.
  • Sau khi tổng hợp tất cả các khoản doanh thu và chi phí, HAX ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý 3 ở mức 57,5 tỷ đồng, cải thiện mạnh so với mức lỗ hơn 33 tỷ đồng trong cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận lũy kế 9 tháng đầu năm của HAX còn ấn tượng hơn khi tăng trưởng 461% so với cùng thời điểm năm 2021 và đạt 192 tỷ đồng. Nếu so với kế hoạch kinh doanh của năm 2022 thì Công ty đã hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận cả năm chỉ sau 9 tháng hoạt động.

Tình hình tài chính

Về mặt tài sản

  • Quy mô tổng tài sản của HAX tại thời điểm cuối quý 3/2022 đạt 1.991 tỷ đồng, tăng mạnh gần 56% so với thời điểm đầu năm. Cụ thể một số khoản mục có mức tăng mạnh, đáng chú ý như bất động sản đầu tư (Công ty nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để phát triển dự án bất động sản), đầu tư tài chính ngắn hạn (do Công ty đầu tư chuyển một phần tiền nhàn rỗi thành tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn) và các khoản phải thu ngắn hạn (phù hợp với việc doanh thu bán hàng tăng mạnh).
  • Cơ cấu tài sản của HAX cân bằng giữ ngắn hạn và dài hạn, tỷ trọng các loại tài sản cũng phù hợp với đặc điểm ngành nghề kinh doanh với hàng tồn kho, tài sản cố định và phải thu khách hàng là các khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất.

Về mặt nguồn vốn

  • Tại ngày 30/9/2022, tổng nợ phải trả của Haxaco ở mức 1.113 tỷ đồng, tăng rất mạnh (+96,3%) so với mức đầu năm. Đáng chú ý, các khoản vay tài chính (ngân hàng, trái phiếu) ngắn hạn và dài hạn đều tăng mạnh kể từ đầu năm và đang chiếm tỷ trọng lớn với gần 45% tổng nguồn vốn của Công ty. Ngoài ra, nợ phải trả của HAX cũng có đa số là các khoản ngắn hạn, các khoản dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ và chủ yếu là nợ trái phiếu chuyển đổi mới được phát hành trong kỳ.
  • Tuy các khoản nợ phải trả tăng mạnh nhưng cơ cấu vốn của HAX vẫn còn khá cân bằng giữa vốn nợ và vốn chủ sở hữu (vốn chủ sở hữu vẫn chiếm 44% tổng nguồn vốn). Các chỉ số về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của HAX đang ở mức tương đối đảm bảo chứ phải là quá tốt (tỷ số thanh toán hiện hành = 1.27 lân, tỷ số thanh toán nhanh = 0,93 lần).

Tình hình dòng tiền

  • Trong 9 tháng đầu năm 2022, tổng lưu chuyển tiền thuần của Haxaco ghi nhận ở mức dương 55 tỷ đồng, cải thiện tốt so với cùng kỳ và đưa số dư tiền và tương đường tiền cuối kỳ của Công ty tăng hơn 70% so với mức đầu năm.
  • Tuy nhiên, hoạt động tài chính lại đang đóng góp khá lớn vào kết quả dòng tiền của của HAX khi Công ty tăng cường vay ngân hàng, trái phiếu. Mặc dù kết quả lợi nhuận 9 tháng của HAX tăng mạnh nhưng dòng tiền thực thu về lại chưa ấn tượng, chỉ thu ròng 20,7 tỷ đồng và suy giảm mạnh so với mức 76,8% của cùng kỳ năm 2021 (nguyên nhân chủ yếu do các khoản phải thu tăng mạnh).

THAM GIA NHÓM TƯ VẤN trong phiên giao dịch

Tham gia nhóm Tư vấn của Đầu Tư Từ Đâu (E-Broker) để được admin tư vấn điểm mua/điểm bán có lợi nhất. Bấm tham gia nhóm TẠI ĐÂY.


Hoặc mở app Zalo, quét mã QR để tham gia nhóm Tư vấn đầu tư miễn phí.

Kết bạn với admin qua Zalo 0981 084 636

Nhận xét

Trên phương diện kết quả kinh doanh, HAX đang duy trì được tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận khá ấn tượng trong quý 3 cũng như 9 tháng đầu năm 2022. Theo giải trình từ phía Công ty, nhu cầu mua xe phục hồi sau dịch Covid cộng với lượng xe bàn giao cho khách trong quý 3 được cải thiện giúp công ty ghi nhận doanh thu tăng mạnh. Đồng thời các chi phí hoạt động của Công ty cũng được kiểm soát ổn định, từ đó giúp lợi nhuận lũy kế 9 tháng tăng đột biến và đã hoàn thành mục tiêu lợi nhuận cả năm.

Tình hình tài chính của HAX nhìn chung vẫn có được sự ổn định. Mặc dù nợ vay tài chính tăng mạnh nhưng cơ cấu vốn của Công ty vẫn còn khá cân bằng, đòn bẩy tài chính chưa quá cao. Các chỉ số về thanh khoản và khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn vẫn ở mức tương đối đảm bảo nhưng qua phải là quá tốt. Tuy nhiên, kết quả về dòng tiền của Công ty vẫn chưa tương xứng với mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận, chủ yếu do các khoản nợ phải thu khách hàng còn cao.

Mở tài khoản chứng khoán VPS và đồng hành cùng Đầu Tư Từ Đâu