[Cập nhật mới nhất 2023] Đánh giá BCTC cổ phiếu HBC (Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình)
Tác giả: Chuyên gia PTCB – Phạm Quốc Đạt
Cập nhật và đánh giá báo cáo tài chính quý 3 của HBC
Về mặt kết quả kinh doanh
Một số điểm đáng chú ý trong kết quả kinh doanh quý 3 và 9 tháng đầu năm 2022 của HBC bao gồm:

- Trong quý 3/2022, ghi nhận doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh ở mức 3.777,9 tỷ đồng, tăng mạnh hơn 80% so với cùng kỳ (cũng cần lưu ý rằng mức nền doanh thu quý 3/2021 khá thấp do ảnh hưởng của dịch Covid). Giá vốn hàng bán trong quý 3 tăng chậm hơn so với doanh thu nên lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận gộp cũng được cải thiện tích cực. Tuy nhiên, các chi phí hoạt động như chi phí tài chính, chi phí bán hàng tăng cao và đặc biệt là chi phí quản lý tăng đột biến (+343%) so với cùng kỳ, cộng với chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp cao đã khiến cho lợi nhuận sau thuế của HBC chỉ đạt 5,4 tỷ đồng, tăng nhẹ 3,7% so với cùng kỳ năm 2021.
- Kết quả lũy kế 9 tháng đầu năm 2022 cũng có mô hình tương tự như của quý 3 khi doanh thu tăng tốt (+44,7%), nhưng các chi phí hoạt động tăng mạnh đã bào mòn biên lợi nhuận của HBC, khiến cho lãi sau thuế chỉ đạt 61,3 tỷ đồng, giảm 16,5% so với cùng kỳ. So với mục tiêu kinh doanh của năm 2022 thì Công ty chỉ mới hoàn thành 43% chỉ tiêu lợi nhuận và 17,4% chỉ tiêu lợi nhuận.
XEM THÊM:
Báo cáo tài chính là gì và các thành phần của báo cáo tài chính
Phân tích báo cáo tài chính của công ty như thế nào?
Buổi 5 – Cách chọn doanh nghiệp tốt để đầu tư
Tình hình tài chính

Về mặt tài sản
- Quy mô tổng tài sản của HBC tại cuối quý 3/2022 đạt mức 18.683 tỷ đồng và tăng 12,7% so với thời điểm đầu năm. Đáng chú ý, các loại tài sản ngắn hạn đang chiếm đa số trong tổng tài sản của HBC với tỷ trọng lên đến gần 91%. Cụ thể hơn, phải thu ngắn hạn (chủ yếu bao gồm phải thu của khách hàng và phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng) là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất, lên đến 71,5% tổng tài sản của HBC. Hàng tồn kho là khoản mục có tỷ trọng lớn tiếp theo, chiếm gần 15% tổng tài sản, và giá trị hàng tồng kho cuối kỳ đã tăng 16,8% so với mức đầu năm.
Về mặt nguồn vốn
- Tổng các khoản nợ phải trả của HBC tại thời điểm cuối quý 2 ở mức 14.913 tỷ đồng, tăng đáng kể (+19%) so với hồi đầu năm và tiếp tục chiếm tỷ trọng cao với gần 80% trong tổng nguồn vốn của Công ty. Nợ phải trả của HBC chủ yếu là các khoản ngắn hạn, trong đó vay ngân hàng ngắn hạn là khoản lớn nhất về giá trị lẫn tỷ trọng (dư nợ 5.496 tỷ đồng, chiếm 29,4% tổng nguồn vốn). Nợ phải trả dài hạn của HBC tuy có tỷ trọng nhỏ nhưng chủ yếu là các khoản vay ngân hàng và nợ trái phiếu, đáng chú ý là các khoản vay thông qua trái phiếu của HBC đã tăng mạnh gấp 3,4 lần kể từ đầu năm.
- Nhìn chung, cơ cấu vốn của HBC đang phụ thuộc nhiều vào các khoản nợ, vay. Đòn bẩy tài chính đã ở mức cao khi nợ phải trả đã gấp gần 4 lần vốn chủ sở hữu. Các chỉ số về thanh khoản và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn đang ở mức tương đối đảm bảo nhưng chưa phải là quá tốt (tỷ số thanh toán hiện hành = 1,21 lần, tỷ số thanh toán nhanh = 1,06 lần).
Tình hình dòng tiền
- Điểm đáng chú ý nhất trong tình hình dòng tiền của HBC là việc dòng tiền từ hoạt động kinh doanh 9 tháng đầu năm âm 1.331 tỷ đồng, sụt giảm rất mạnh so với mức thu ròng 896 tỷ đồng trong cùng kỳ năm 2021. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu đến từ việc Công ty quản lý công nợ phải thu chưa tốt, khoản phải thu tăng mạnh khiến cho nguồn tiền của Công ty đang bị đối tác chiếm dụng. Do dòng tiền từ hoạt động kinh doanh thâm hụt nên HBC đã phải đẩy mạnh huy động thông qua đi vay từ hoạt động tài chính để bù đắp.
Nhận xét
Kết quả kinh doanh của HBC trong quý 3 cũng như 9 tháng đầu năm 2022 nhìn chung là kém tích cực. Mặc dù doanh thu tăng tốt nhưng do các khoản chi phí hoạt động đồng loạt tăng mạnh khiến cho lợi nhuận đạt được ở mức rất mỏng. Lũy kế 9 tháng, Công ty ghi nhận lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 61,3 tỷ đồng, giảm 16,5% so với cùng kỳ cũng như mới hoàn thành hơn 17% kế hoạch lợi nhuận của năm 2022.
Ngoài ra, tình hình tài chính của HBC chưa thực sự an toàn và tiềm ẩn rủi ro. Công ty đang duy trì tỷ lệ đòn bẩy tài chính ở mức cao khi nợ phải trả đã gấp 4 lần vốn chủ sở hữu. Công nợ phải thu chưa được quản lý tốt khiến cho dòng tiền từ hoạt động kinh doanh thâm hụt mạnh. Công ty phải tiếp tục gia tăng vay nợ ngân hàng, trái phiếu trong bối cảnh lãi suất tăng để duy trì hoạt động và phần nào sử dụng cho đầu tư.
Mở tài khoản chứng khoán VPS để đồng hành cùng Đầu Tư Từ Đâu và luôn được cập nhật các mã cổ phiếu khỏe nhất thị trường
Xem chi tiết Quyền lợi khi mở tài khoản chứng khoán VPS với Đầu Tư Từ Đâu
Đăng ký mở tài khoản chứng khoán
Khóa học đầu tư thực chiến online miễn phí
Tham gia nhóm Zalo tư vấn đầu tư với chuyên gia
