[Cập nhật mới nhất 2023] Đánh giá BCTC cổ phiếu HDG (Tập đoàn Hà Đô)
Tác giả: Chuyên gia PTCB – Phạm Quốc Đạt
Cập nhật và đánh giá báo cáo tài chính quý 1/2023 của HDG
Về mặt kết quả kinh doanh

- Bước sang quý 2/2023, doanh thu bán hàng của Hà Đô đã quay đầu giảm mạnh gần 42% so với cùng kỳ và đạt mức 564 tỷ đồng. Mặc dù được hỗ trợ bởi quý đầu năm tăng tốt nhưng doanh thu lũy kế 6 tháng của Công ty vẫn còn sụt giảm 8,2% so với cùng thời điểm năm 2022. Một điểm đáng chú ký khác là doanh thu từ hoạt động tài chính quý này đã giảm mạnh 82%.
- Về phần chi phí, giá vốn hàng bán trong quý 2 đã giảm 8,6% nhưng mức giảm này còn chậm hơn nhiều so với tốc giảm của doanh thu và khiến cho lợi nhuận gộp bị thu hẹp mạnh (-57,6%) so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời, các chi phí hoạt động khác trong kỳ cũng tăng đáng kể như chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 40,4%, chi phí tài chính tăng gần 6%.
- Tổng hợp các yếu tố kể trên đã khiến cho lợi nhuận sau thuế của Hà Đô sụt giảm mạnh 81,4% khi so với quý 2/2022. Ngoài ra, lợi nhuận sau thuế lũy ké 6 tháng đầu năm của Công ty ở mức gần 1.520 tỷ đồng và giảm 40% so với cùng kỳ. Nhưng do Hà Đô đặt kế hoạch kinh doanh năm 2023 khá thận trọng nên Công ty đã hòa thành 52% mục tiêu doanh thu và 54% mục tiêu lợi nhuận.
Tình hình tài chính

Về mặt tài sản
Tổng giá trị tài sản hợp nhất của HDG tại thời điểm cuối quý 2/2023 ở mức gần 14.377 tỷ đồng, sụt giảm 4,8% so với hồi đầu năm. Mức giảm này của tổng tài sản chủ yếu do ảnh hưởng bởi các khoản mục như tiền mặt (giảm 69,9%), hàng tồn kho (giảm 23,2%), trong khi đó, đầu tư tài chính ngắn hạn và tài sản dở dang dài hạn là các khoản có mức tăng đáng chú ý.
Cơ cấu tài sản của HDG tiếp tục nghiêng nhiều về phần các khoản mục dài hạn với tỷ trọng lên đến 77,3% trong tổng tài sản. Trong đó, tài sản cố định là khoản mục quan trọng nhất khi chiếm đến gần 65% tổng tài sản. Nhìn chung, cơ cấu tài sản này tập trung vào các tài sản cơ bản, là nền tảng cho hoạt động kinh doanh và phù hợp với ngành nghề hoạt động của Công ty.
Về mặt nguồn vốn
- Tổng nợ phải trả của Hà Đô tại cuối quý 2/2023 là 7.450 tỷ đồng, giảm mạnh 12,9% so với mức đầu năm và khiến cho tỷ trọng nợ phải trả trên tổng nguồn vốn giảm đáng kể về còn 51,8%. Trong đó, các khoản vay tài chính (ngân hàng, trái phiếu) đang chiếm phần lớn với tỷ trọng 39,4% trong tổng nguồn vốn của Công ty, tuy vậy số dư các khoản vay này đang có xu hướng giảm kể từ đầu năm, đặc biệt là vay ngắn hạn đã giảm 36,8%.
- Nhìn chung, cơ cấu tài chính của HDG nói chung vẫn còn khá cân bằng, đòn bẩy chưa phải là quá cao khi vốn chủ sở hữu vẫn còn chiếm 48,2% tổng nguồn vốn và đang có xu hướng tăng lên so với đầu năm. Các chỉ số về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cũng đang ở mức đảm bảo (tỷ số thanh toán hiện hành = 1,4 lần, tỷ số thanh toán nhanh = 0,97 lần).
Tình hình dòng tiền
- Lũy kế 6 tháng đầu nằm 2023, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh chính của Hà Đô ở mức âm 83,3 tỷ đồng, sụt giảm rất mạnh so với mức dương 837,3 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, HDG đã chi ròng 84,3 tỷ đồng trong quý này cho hoạt động đầu tư, chủ yếu để mua sắm tài sản cố định và đầu tư tài chính ngắn hạn dưới dạng tiền gửi ngân hàng.
- Đồng thời, Công ty cũng chi ròng mạnh hơn 318 tỷ cho hoạt động tài chính mà chủ yếu là trả nợ gốc vay. Tổng hợp lại, tổng lưu chuyển tiền thuần trong 6 tháng của HDG âm khá mạnh hơn 485 tỷ đồng, kéo theo số dư tiền mặt cuối quý giảm 69,9% so với đầu năm.
Tổng kết
Sau quý 1 tương đối tích cực thì trong quý 2/2023, kết quả kinh doanh của HDG lại quay đầu sụt giảm khá mạnh. Cụ thể, tổng doanh thu kinh doanh quý này giảm gần 42% so với cùng kỳ, chủ yếu do mảng kinh doanh bất động sản kém khả quan, trong khi doanh thu từ mảng năng lượng điện chỉ duy trì ổn định. Đồng thời doanh thu từ hoạt động tài chính không giữ được mức cao như năm trước, cộng với việc nhiều loại chi phí kinh doanh tăng đáng kể đã góp phần khiến cho lợi nhuận sau thuế quý 2/2023 của HDG giảm đến 81,4% so với quý 2/2023.
Mặt khác, tình hình tài chính của HDG vẫn phần nào có được sự ổn đình với một cơ cấu nguồn vốn duy trì được sự cân bằng nhất định. Mặc dù, số dư nợ vay tài chính còn cao nhưng tỷ lệ đòn bẩy tài chính của Công ty chưa phải là đáng ngại và đang có xu hướng an toàn hơn khi tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu đã giảm về còn 1,14 lần. Đồng thời, cơ cấu tài sản của Công ty cũng tương đối vững chắc và phù hợp với ngành nghề kinh doanh khi tài sản cố định đang chiếm phần lớn trong tổng tài sản.
Cập nhật và đánh giá báo cáo tài chính quý 1/2023 của HDG
Về mặt kết quả kinh doanh

- Trong quý đầu năm 2023, tổng doanh thu bán hàng hợp nhất của HDG đã có sự chuyển biến tích cực khi tăng trưởng khá mạnh (+39,7%) so với cùng kỳ và đạt mức 955,9 tỷ đồng. Trong đó, hai mảng kinh doanh chính là bất động sản và năng lượng điện đều có sự tăng trưởng doanh thu cao với lần lượt 146% và 13,6% so với quý 1 năm trước. Tuy nhiên, doanh thu từ hoạt động tài chính lại sụt giảm khá mạnh (-75%) đã phần nào ảnh hưởng đến kết quả lợi nhuận chung.
- Về mặt chi phí, giá vốn hàng bán trong quý đã tăng mạnh (73,3%) và nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu, khiến biên lợi nhuận gộp phần nào bị thu hẹp. Ngoài ra, Công ty đã tiết giảm khá tốt các khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý, nhưng ngược lại, chi phí tài chính lại tăng khá mạnh (+21,5%) do lãi vay phải trả tăng nhiều. Tổng kết lại, trong quý 1/2023, lợi nhuận sau thuế hợp nhất của Hà Đô ghi nhận ở mức 357,3 tỷ đồng và có sự tăng trưởng khả quan (+20,8%) so với cùng kỳ năm 2022.
Tình hình tài chính

Về mặt tài sản
- Tổng giá trị tài sản hợp nhất của HDG tại thời điểm cuối quý 1/2023 ở mức 14.748,7 tỷ đồng, giảm nhẹ 2,4% so với hồi đầu năm. Mức giảm này của tổng tài sản chủ yếu do ảnh hưởng bởi các khoản mục như tiền mặt (giảm 37,2%), hàng tồn kho (giảm 18,9%), trong khi đó, các khoản phải thu ngắn hạn với chủ yếu là phải thu khách hàng đã tăng 13,8%.
- Cơ cấu tài sản của HDG hiện tại đang nghiêng nhiều về phía các khoản mục dài hạn với tỷ trọng lên đến 76% trong tổng tài sản. Trong đó, tài sản cố định là khoản mục quan trọng nhất khi chiếm đến 63,9% tổng tài sản. Nhìn chung, cơ cấu tài sản này tập trung vào các tài sản cơ bản, là nền tảng cho hoạt động kinh doanh và phù hợp với ngành nghề hoạt động của Công ty.
Về mặt nguồn vốn
- Tổng nợ phải trả của Hà Đô tại cuối quý 1/202 ở mức 6.905 tỷ đồng, giảm 8,% so với mức đầu năm và khiến cho tỷ trọng nợ phải trả trên tổng nguồn vốn giảm về còn 53,2%. Trong đó, các khoản vay tài chính (ngân hàng, trái phiếu) đang chiếm phần lớn với tỷ trọng 75% trong tổng nợ phải trả của Công ty, tuy nhiên số dư các khoản vay này đang có xu hướng giảm kể từ đầu năm.
- Cơ cấu tài chính của HDG nói chung vẫn còn khá an toàn, đòn bẩy tài chính cũng ở mức vừa phải khi vốn chủ sở hữu vẫn còn chiếm 46,8% tổng nguồn vốn và đang có xu hướng tăng lên so với đầu năm. Các chỉ số về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cũng đang ở mức đảm bảo (tỷ số thanh toán hiện hành = 1,4 lần, tỷ số thanh toán nhanh = 0,96 lần).
Tình hình dòng tiền
- Trong quý 1/2023, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh chính của Hà Đô ở mức âm 124,5 tỷ đồng, sụt giảm mạnh so với mức dương 102,3 tỷ đồng. Kết quả dòng tiền này là chưa tương xứng với kết quả doanh thu và lợi nhuận mà Công ty ghi nhận trong quý.
- Ngoài ra, HDG đã chi ròng 79,9 tỷ đồng trong quý này cho hoạt động đầu tư, chủ yếu để mua sắm tài sản cố định và đầu tư tài chính ngắn hạn. Đồng thời, Công ty cũng chi ròng gần 54 tỷ cho hoạt động tài chính mà cụ thể là trả nợ gốc vay. Tổng hợp lại, tổng lưu chuyển tiền thuần trong quý 1/2023 của HDG âm khá mạnh hơn 258 tỷ đồng, kéo theo số dư tiền mặt cuối quý giảm 37% so với đầu năm.
Tổng kết
Kết quả kinh doanh của Hà Đô đã có sự cải thiện tích cực, quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng sau khi sụt giảm trong quý 4/2022. Cụ thể, tổng doanh thu kinh doanh tăng khá mạnh (+39,7%) so với cùng kỳ nhờ đóng góp mạnh từ hoạt động kinh doanh bất động sản cũng như mảng năng lượng điện tăng trưởng tốt. Mặc dù nhiều loại chi phí kinh doanh tăng mạnh như giá vốn hàng bán, chi phí tài chính nhưng tổng kết lại Công ty vẫn ghi nhận lợi nhuận sau thuế tăng tốt (+20,8%) so với cùng kỳ năm 2022.
Ngoài ra, cơ cấu tài chính của HDG vẫn duy trì được sự cân bằng nhất định. Mặc dù, số dư nợ vay tài chính còn cao nhưng tỷ lệ đòn bẩy tài chính của Công ty chưa phải là đáng ngại và đang có xu hướng an hơn khi tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu đã giảm về còn 1,14 lần. Đồng thời, cơ cấu tài sản của Công ty cũng tương đối vững chắc và phù hợp với ngành nghề kinh doanh khi tài sản cố định đang chiếm phần lớn trong tổng tài sản.
Cập nhật và đánh giá báo cáo tài chính quý 3/2022 của HDG
Về mặt kết quả kinh doanh
Dựa trên BCTC, có thể rút ra những điểm đáng chú ý trong kết quả kinh doanh quý 3 và 9 tháng đầu năm 2022 của Hà Đô như sau:

- Trong quý 3/2022, doanh thu thuần của HDG ghi nhận mức tăng trưởng tích cực (+32,3%) so với cùng kỳ và đạt mức 837,5 tỷ đồng. Nhưng do doanh thu quý 1/2022 sụt giảm mạnh nên tính khi lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu của Công ty chỉ có mức tăng nhẹ 1,6% so với cùng thời điểm năm 2021. Cơ cấu doanh thu của HDG đã có sự chuyển dịch rõ rệt khi đóng góp của mảng năng lượng đã tăng lên mức 58%, so với chỉ 28% trong cùng kỳ năm trước, tỷ trọng của mảng kinh doanh bất động sản trong tổng doanh thu giảm còn 31,5%.
- Do tỷ trọng của mảng bất động sản trong doanh thu giảm nên giá vốn hàng bán trong 9 tháng của HDG cũng có mức giảm đáng chú ý (-23%) so với cùng kỳ. Ngoài ra, một số chi phí hoạt động như chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng được tiết giảm khá mạnh.
- Sau khi tổng hợp tất cả các khoản doanh thu và chi phí, HDG ghi nhận lợi nhuận sau thuế lũy kế 9 tháng đạt gần 1.040 tỷ đồng, tăng tích cực gần 43% so với cùng thời điểm năm 2021. Khả năng sinh lời cũng được cải thiện khi biên lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận ròng đều được mở rộng. So với kế hoạch kinh doanh của năm 2002, Công ty đã hoàn thành 67% chỉ tiêu lợi nhuận và 77% chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế.
XEM THÊM:
Báo cáo tài chính là gì và các thành phần của báo cáo tài chính
Phân tích báo cáo tài chính của công ty như thế nào?
Buổi 5 – Cách chọn doanh nghiệp tốt để đầu tư
Cổ Phiếu Cần Quan Tâm Hôm Nay – Cập Nhật Mới Hàng Ngày
Cổ phiếu HDG – Điểm giao thoa của năng lượng và bất động sản – 01.07.2022
Tình hình tài chính

Về mặt tài sản
- Tổng giá trị tài sản của HDG tại thời điểm cuối quý 3/2022 đạt mức 15.870 tỷ đồng và hầu như không thay đổi so với thời điểm đầu năm. Tuy vậy, vẫn có một số khoản mục có mức biến động mạnh như tiền và tương đương tiền (giảm gần 20%), đầu tư tài chính ngắn hạn (tăng 26%, chủ yếu gồm trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn) và hàng tồn kho (tăng 12%, phần lớn là bất động sản và các công trình đang xây dựng dở dang).
- Cơ cấu tài sản của HDG hiện tại đang nghiêng về phía tài sản dài hạn với tỷ trọng lên đến 72,6% tổng tài sản. Trong đó, tài sản cố định là khoản mục quan trọng nhất khi chiếm đến 61,3% tổng tài sản, cơ cấu tài sản này là khá phù hợp với ngành nghề kinh doanh của Công ty.
Về mặt nguồn vốn
- Tổng nợ phải trả của Hà Đô tại cuối quý 3/2022 ở mức 9.405 tỷ đồng, giảm 10,4% so với mức đầu năm và các khoản nợ phải trả đang đóng góp 59,3% trong tổng nguồn vốn của Công ty. Trong đó, các khoản vay tài chính (ngân hàng, trái phiếu) đang chiếm phần lớn với 70% tổng khác khoản nợ phải trả của Công ty, tuy nhiên số dư các khoản vay này đang có xu hướng giảm kể từ đầu năm.
- Cơ cấu vốn của HDG nói chung vẫn còn khá cân bằng, đòn bẩy tài chính chưa phải là quá cao khi vốn chủ sở hữu vẫn còn chiếm 40,7% tổng nguồn vốn. Các chỉ số về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn đang ở mức tương đối đảm bảo nhưng chưa phải là quá tốt (tỷ số thanh toán hiện hành = 1,2 lần, tỷ số thanh toán nhanh = 0,77 lần).
Tình hình dòng tiền
- Trong 9 tháng đầu năm 2022, hoạt động kinh doanh của HDG thu ròng về 848,4 tỷ đồng, sụt giảm tương đối nhiều so với mức 1.304,8 tỷ đồng của cùng kỳ năm 2021 (nguyên nhân chủ yếu do công ty tăng lượng hàng tồn kho nắm giữ và tăng cường thanh toán các khoản nợ).
- Do dòng tiền thu được từ hoạt động kinh doanh tương đối dồi dào nên HDG đã đẩy mạnh thanh toán các khoản nợ vay tài chính cũng như trả cổ tức cho cổ đông (chi ròng 726,9 tỷ cho hoạt động tài chính). Hoạt động đầu tư cũng chi ròng 166,5 tỷ đồng cho mua sắm, xây dựng tài sản cố định và một phần dùng cho đầu tư tài chính ngắn hạn.
Nhận xét
Cơ cấu doanh thu 9 tháng đầu năm 2022 của HDG chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng đóng góp của mảng năng lượng và giảm dần tỷ trọng của mảng kinh doanh bất động sản. Từ đó, cơ cấu chi phí cũng có sự thay đổi, mặc dù doanh thu trong 9 tháng tăng nhẹ nhưng tổng giá vốn hàng bán giảm đáng kể (-23%), các chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp cũng được tiết giảm mạnh. Những điều kể trên đã giúp lợi nhuận sau thuế lũy kế 3 quý đầu năm của HDG tăng đến 42,7% so với cùng kỳ năm trước, biên lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận ròng cũng được cải thiện tích cực.
Mặt khác, cơ cấu tài chính của Hà Đô vẫn duy trì được sự cân bằng nhất định. Mặc dù, số dư nợ vay tài chính còn cao nhưng tỷ lệ đòn bẩy tài chính của Công ty chưa phải là quá đáng ngại khi tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu đang ở mức 1.5 lần. Ngoài ra, dòng tiền thu được từ hoạt động kinh doanh của HDG vẫn khá dồi dào, đây chính là cơ sở để Công ty đẩy mạnh hoạt động trả nợ ở trong kỳ vừa qua.
Mở tài khoản chứng khoán VPS để đồng hành cùng Đầu Tư Từ Đâu và luôn được cập nhật các mã cổ phiếu khỏe nhất thị trường
Xem chi tiết Quyền lợi khi mở tài khoản chứng khoán VPS với Đầu Tư Từ Đâu
Folllow chuyên gia của chúng tôi
Đăng ký mở tài khoản chứng khoán
Khóa học đầu tư thực chiến online miễn phí
Tham gia nhóm Zalo tư vấn đầu tư với chuyên gia
