[Cập nhật mới nhất 2023] Đánh giá BCTC cổ phiếu HHV (CTCP Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả)
Tác giả: Chuyên gia PTCB – Phạm Quốc Đạt
Cập nhật và đánh giá báo cáo tài chính quý 2/2023 của HHV
Kết quả kinh doanh

- Tổng doanh thu kinh doanh hợp nhất của HHV trong quý 2/2023 tiếp tục duy trì được đà tăng khá tích cực (+23,8%) so với cùng kỳ và đạt mức 612 tỷ đồng. Kết quả này có được chủ yếu nhờ hai mảng hoạt động chính của HHV và thu phí BOT và hoạt động xây lắp đều có được sự tăng trưởng doanh thu tốt. Đồng thời, doanh thu từ hoạt động tài chính và phần lãi trong các công ty liên doanh, liên kết đều tăng mạnh và hỗ trợ thêm cho kết quả lợi nhuận trong kỳ.
- Về mặt chi phí, giá vốn kinh doanh trong quý này của HHV tăng khá mạnh 38,3% và cao hơn so với tốc độ tăng của doanh thu nên biên lợi nhuận gộp vẫn bị thu hẹp phần nào. Còn lại, chi phí tài chính tăng 12,9% và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm mạnh 35,1%. Tóm lại, sau khi trừ hết chi phí, HHV ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý 2/2023 đạt 109,2 tỷ đồng, tăng khá mạnh (+24,2%) so với cùng kỳ năm 2022.
- Tính lũy kế 6 tháng đầu năm 2023, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Công ty cũng có sự tăng trưởng khả quan trên 20%. So với kế hoạch kinh doanh của năm 2023, HHV đã hoàn thành 46% mục tiêu doanh thu và 57% mục tiêu lợi nhuận.
Tình hình tài chính

Về mặt tài sản
Tại cuối quý 2/2023, tổng giá trị tài sản hợp nhất của HHV chỉ biến động tăng nhẹ 1,2% so với đầu năm và đạt mức 36.079 tỷ đồng. Cơ cấu tài sản tiếp tục là một điểm rất đáng chú ý khi hầu hết tài sản của HHV là các khoản mục có tính chất dài hạn (chiếm đến 96,7%). Trong đó, chỉ riêng các loại tài sản cố định đang chiếm tỷ lệ gần 79% trong tổng giá trị tài sản của Công ty và tài sản cố định của HHV chủ yếu là giá trị của các công trình, hạ tầng giao thông hình thành từ các dự án BOT. Nhìn chung, cơ cấu tài sản này là phù hợp và lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty là đầu tư, xây dựng và kinh doanh, khai thác các dự án hạ tầng giao thông.
Về mặt nguồn vốn
- Kết thúc quý 2/2023, tổng các khoản nợ phải trả của HHV là 27.517 tỷ đồng, tăng nhẹ 0,9% so với thời điểm đầu năm và tiếp tục duy trì tỷ trọng khá cao với 76,3% trong tổng nguồn vốn của Công ty. Đa phần nợ phải trả của HHV là các khoản mục dài hạn, trong đó, nợ vay ngân hàng dài hạn đang chiếm đến 53,5% tổng nguồn vốn với số dư nợ cuối quý là 19.039 tỷ đồng. Các khoản phải trả ngắn hạn của Công ty chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ và chủ yếu là các khoản nợ mang tính chất thương mại như phải trả nhà cung cấp, chi phí phải trả ngắn hạn…
- Nhìn chung, HHV đang phụ thuộc khá nhiều vào nguồn vốn vay, nợ mà chủ yếu là các khoản vay ngân hàng dài hạn. Ngoài ra, các chỉ số về khả năng thanh khoản và khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Công ty chưa thực sự đảm bảo (tỷ lệ thanh toán hiện hành chỉ là 0,3 lần và tỷ lệ thanh toán nhanh là 0,25 lần) và các chỉ số này đang có xu hướng giảm so với quý trước.
Tình hình dòng tiền
- Tổng lưu chuyển tiền thuần của HHV trong hai quý đầu năm ở mức dương 9,6 tỷ đồng, giúp cho số dư tiền và tương đương tiền cuối kỳ của Công ty nhẹ 2,5% so với thời điểm đầu năm. Về mặt cơ cấu, hoạt động kinh doanh chính của HHV cũng duy trì ổn định và tiếp tục là nguồn tạo tiền chính với mức thu ròng 338,6 tỷ đồng.
- Ngoài ra, Công ty đã chi ròng gần 54 tỷ từ hoạt động đầu tư với chủ yếu là tiền chi cho mua sắm, xây dựng tài sản cố định. Nhờ dòng tiền khá mạnh từ hoạt động kinh doanh nên HHV cũng có nguồn để thực hiện thanh toán các khoản nợ vay với số chi ròng 275 tỷ cho hoạt động tài chính.
Tổng kết
Kết quả kinh doanh của HHV trong quý 2/223 tiếp tục duy trì được sự khả quan bắt đầu từ quý 1. Trong đó, doanh thu từ các mảng kinh doanh chính là thu phí BOT và hoạt động xây lắp tăng tích cực giúp cho tổng doanh thu hợp nhất quý 2/2023 tăng 23,8% so với cùng kỳ. Mặc dù vẫn bị ảnh hưởng bởi chi phí đầu vào khiến cho giá vốn tăng nhưng nhờ sự hỗ trợ từ doanh thu hoạt động tài chính và lãi tại các công ty liên doanh, liên kết nên lợi nhuận sau thuế quý này của HHV đã có sự tăng trưởng tốt (+24,2%) so với cùng thời điểm năm 2022.
Về mặt tài chính, điểm đáng chú ý nhất vẫn là việc Công ty đang sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức cao với nợ phải trả đang chiếm trên 76,5% trong tổng nguồn vốn. Từ đó, các chỉ số về khả năng thanh toán của Công ty cũng chưa đạt được mức đảm bảo, nợ phải trả ngắn hạn đang cao hơn khá nhiều so với tài sản ngắn hạn. Ngoài ra, tình hình dòng tiền đang lại là điểm sáng của HHV khi dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong kỳ tiếp tục duy trì ổn định và khá dồi dào, phần nào là điểm tựa để Công ty có thể thanh toán khoản nợ vay của mình.
Cập nhật và đánh giá báo cáo tài chính quý 1/2023 của HHV
Về mặt kết quả kinh doanh

- Tổng doanh thu kinh doanh hợp nhất của HHV trong quý 1/2023 đạt mức 539,4 tỷ đồng và tăng khá tích cực (+25,2%) so với cùng kỳ năm 2022. Kết quả này có được chủ yếu nhờ hai mảng hoạt động chính của HHV và thu phí BOT và hoạt động xây lắp đều có được sự tăng trưởng doanh thu tốt. Ngoài ra, doanh thu từ hoạt động tài chính và phần lãi trong các công ty liên doanh, liên kết đều tăng mạnh và hỗ trợ thêm cho kết quả lợi nhuận trong kỳ
- Về mặt chi phí, giá vốn kinh doanh trong quý này của HHV tăng mạnh 59,6%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của doanh thu nên biên lợi nhuận gộp bị thu hẹp đáng kể. Còn lại, chi phí tài chính tăng nhẹ 2,5% và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 16,7%. Như vậy, sau khi trừ hết chi phí, HHV ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý 1/2023 đạt 82,9 tỷ đồng, tăng nhẹ 4,4% so với cùng kỳ năm 2022.
Tình hình tài chính

Về mặt tài sản:
- Trong quý đầu năm 2023, tổng giá trị tài sản hợp nhất của HHV chỉ biến động tăng nhẹ 3,2% so với đầu năm và đạt 36.041 tỷ đồng tại cuối quý. Cơ cấu tài sản tiếp tục là một điểm rất đáng chú ý khi hầu hết tài sản của HHV là các khoản mục có tính chất dài hạn (chiếm đến 96,6%). Trong đó, chỉ riêng các loại tài sản cố định đang chiếm tỷ lệ 79% trong tổng giá trị tài sản của Công ty và tài sản cố định của HHV chủ yếu là giá trị của các công trình, hạ tầng giao thông hình thành từ các dự án BOT. Nhìn chung, cơ cấu tài sản này là phù hợp và lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty là đầu tư, xây dựng và kinh doanh các dự án hạ tầng giao thông.
Về mặt nguồn vốn:
- Tổng các khoản nợ phải trả của HHV tại cuối quý 1/2023 là 27.583 tỷ đồng, tăng nhẹ 1,1% kể từ đầu năm và tiếp tục duy trì tỷ trọng khá cao với 76,5% trong tổng nguồn vốn của Công ty. Đa phần nợ phải trả của HHV là các khoản mục dài hạn, trong đó, nợ vay ngân hàng dài hạn đang chiếm đến 54,4% tổng nguồn vốn với số dư nợ cuối quý là 19.615 tỷ đồng. Các khoản phải trả ngắn hạn của Công ty chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ và chủ yếu là các khoản nợ mang tính chất thương mại như phải trả nhà cung cấp, chi phí phải trả ngắn hạn…
- Nhìn chung, HHV đang phụ thuộc khá nhiều vào nguồn vốn vay, nợ mà chủ yếu là các khoản vay ngân hàng dài hạn. Ngoài ra, các chỉ số về khả năng thanh khoản và khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Công ty chưa thực sự đảm bảo (tỷ lệ thanh toán hiện hành chỉ là 0,3 lần và tỷ lệ thanh toán nhanh là 0,25 lần) và các chỉ số này đang có xu hướng giảm so với quý trước.
Tình hình dòng tiền
- Tổng lưu chuyển tiền thuần của HHV trong quý 1/2023 ở mức dương 59,5 tỷ đồng, giúp cho số dư tiền và tương đương tiền cuối kỳ của Công ty tăng 15,6% so với thời điểm đầu năm.
- Đồng thời, cơ cấu dòng tiền của HHV tiếp tục có sự khả quan khi tiền thu ròng từ hoạt động kinh doanh chính trong quý đạt 199,2 tỷ đồng, tăng khá mạnh so với mức thu 131,2 tỷ của cùng kỳ năm 2022. Ngoài ra, HHV đã chi ròng 38,5 tỷ đồng trong quý cho hoạt động đầu tư (chủ yếu dùng cho mua sắm, xây dựng tài sản cố định). Hoạt động tài chính cũng đáng chú ý khi Công ty chi ròng hơn 101 tỷ đồng để trả nợ gốc vay.
Tổng kết
Bước sang năm 2023, kết quả kinh doanh của HHV đã có sự chuyển biến tương đối khả quan sau khi sụt giảm trong quý 4/2022. Trong đó, doanh thu từ các mảng kinh doanh chính là thu phí BOT và hoạt động xây lắp tăng tích cực giúp cho tổng doanh thu hợp nhất quý 1/2023 tăng 25,2% so với cùng kỳ. Mặc dù vẫn bị ảnh hưởng bởi chi phí đầu vào khiến cho giá vốn tăng mạnh nhưng do sự hỗ trợ từ doanh thu hoạt động tài chính và lãi tại các công ty liên doanh, liên kết nên lợi nhuận sau thuế quý này của HHV vẫn có sự tăng trưởng nhẹ (+4,4%) so với cùng thời điểm năm 2022.
Vê mặt tài chính, điểm đáng chú ý nhất vẫn là việc Công ty đang sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức cao với nợ phải trả đang chiếm đến 76,5% tổng nguồn vốn. Ngoài ra, các chỉ số về khả năng thanh toán của Công ty cũng chưa đạt được mức đảm bảo, nợ phải trả ngắn hạn đang cao hơn khá nhiều so với tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên, tình hình dòng tiền đang lại là điểm sáng của HHV khi dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong kỳ được cải thiện mạnh, phần nào là điểm tựa để Công ty có thể thanh toán các khoản nợ vay của mình.
Cập nhật và đánh giá báo cáo tài chính quý 4/2022 của HHV
Về mặt kết quả kinh doanh
Dựa trên BCTC, có thể rút ra một số điểm đáng chú ý trong kết quả kinh doanh quý 4 và lũy kế cả năm 2022 của HHV như sau:

- Trong quý 4/2022, doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh của không giữ được đà tăng tốt như ba quý đầu năm mà chỉ tăng nhẹ 0,4% so với cùng kỳ năm 2021. Ở chiều ngược lại, phần lãi trong các công ty liên kết đã tăng khá đột biến trong quý và phần nào hỗ trợ cho kết quả lợi nhuận chung.
- Về mặt chi phí, một số chi phí kinh doanh trong kỳ đã được tiết giảm khá tốt như giá vốn hàng bán (-0,5%) và chi phí quản lý doanh nghiệp (-29,2%). Nhưng ở chiều ngược lại, khoản chi phí chiếm tỷ trọng cao là chi phí tài chính đã tăng khá mạnh (+17,6%) so với cùng kỳ. Vì vậy, sau khi khấu trừ tất cả các khoản chi phí, HHV ghi nhân lợi nhuận sau thuế quý 4 đạt 75,2 tỷ đồng, giảm nhẹ 2,6% so với quý 4/2021.
- Khi nhìn rộng cả năm 2022, hoạt động kinh doanh của HHV vẫn có được sự tăng trưởng nhất định nhưng chưa phải là quá tích cực. Cụ thể, doanh thu cả năm 2022 đạt 2.094 tỷ đồng, tăng 12,5% so với cùng kỳ nhờ đóng góp tích cực từ doanh thu phí từ các trạm BOT. Nhưng do phần nào bị ảnh hưởng bới chi phí tài chính tăng nên kết thúc năm 2022, lợi nhuận hợp nhất sau thuế của HHV chỉ có mức tăng 8,4% so với năm 2021. Đồng thời, Công ty chỉ thực hiện được 70% kế hoạch lợi nhuận của năm 2022
Tình hình tài chính

Về mặt tài sản:
- Tại thời điểm cuối năm 2022, tổng giá trị tài sản hợp nhất của HHV đạt 35.643 tỷ đồng, tăng 4,9% so với hồi đầu năm. Một điểm rất đáng chú ý khi hầu hết tài sản của HHV là các khoản mục có tính chất dài hạn (chiếm đến 96,% tổng tài sản). Trong đó, chỉ riêng các loại tài sản cố định đang chiếm tỷ lệ 80,1% trong tổng giá trị tài sản của Công ty, tài sản cố định của HHV chủ yếu là giá trị của các công trình, hạ tầng giao thông hình thành từ các dự án BOT. Cơ cấu tài sản này là phù hợp và lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty là đầu tư, xây dựng và kinh doanh các dự án hạ tầng giao thông.
Về mặt nguồn vốn:
- Tổng các khoản nợ phải trả của HHV tại thời điểm cuối quý 4/2022 là 27.250 tỷ đồng, tăng 6,6% kể từ đầu năm và đang chiếm tỷ trọng khá cao với 76,5% trong tổng nguồn vốn của Công ty. Ngoài ra, đa phần nợ phải trả của HHV là các khoản mục dài hạn, trong đó, nợ vay tài chính dài hạn đang chiếm đến 57,2% tổng nguồn vốn với số dư nợ cuối quý 4 là 20.397 tỷ đồng. Các khoản phải trả ngắn hạn của Công ty chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ và chủ yếu là các khoản nợ mang tính chất thương mại như phải trả nhà cung cấp, chi phí phải trả ngắn hạn…
- Nhìn chung, HHV đang phụ thuộc khá nhiều vào nguồn vốn vay, nợ mà chủ yếu là các khoản vay ngân hàng dài hạn. Các chỉ số về khả năng thanh khoản và khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Công ty chưa thực sự đảm bảo khi tỷ lệ thanh toán hiện hành chỉ là 0,44 lần và tỷ lệ thanh toán nhanh là 0,38 lần.
Tình hình dòng tiền
- Trong năm 2022, tổng lưu chuyển tiền thuần của HHV ở mức dương 119,9 tỷ đồng, giúp cho số dư tiền và tương đương tiền cuối năm của Công ty tăng đáng kể lên mức 382 tỷ đồng so với chỉ 262,4 tỷ đồng hồi đầu năm.
- Cơ cấu dòng tiền của HHV đã có sự khởi sắc khi tiền thu ròng từ hoạt động kinh doanh chính trong năm 2022 đạt 364,8 tỷ đồng, cải thiện mạnh so với mức thu 162,2 tỷ trong năm 2021. Nguyên nhân chủ yếu do Công ty đang quản lý khá tốt các khoản công nợ phải thu, ít bị đối tác chiếm dụng vốn. Ngoài ra, HHV đã chi ròng 193,8 tỷ đồng trong năm 2022 cho hoạt động đầu tư (phần lớn dùng cho mua sắm, xây dựng tài sản cố định). Hoạt động tài chính cũng đáng chú ý khi Công ty chi ròng hơn 550 tỷ đồng để trả nợ gốc vay nhưng bù lại dã huy động được 403.8 tỷ đồng từ phát hành cổ phiếu.
Nhận xét
Hoạt động kinh doanh của HHV trong quý 4/2022 chứng kiến sự suy giảm nhẹ khi doanh thu chỉ tăng 0.4% nhưng do chi phí tài chính tăng đáng kể (+17,6%) nên lợ nhuận sau thuế quý 4 đã giảm 2,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Tuy vậy, nhờ các kết quả khả quan hơn trong ba quý đầu năm mà hoạt động của Công ty vẫn phần nào có được sự tăng trưởng. Hoạt động đầu tư và thu phí từ các dự án giao thông BOT tiếp tục là mảng kinh doanh cốt lõi và đóng góp chủ yếu vào mức tăng trưởng doanh thu 12,5% của HHV trong năm 2022. Tuy bị ảnh hưởng bởi chi phí tài chính tăng nhưng được hỗ trợ từ lãi tại các doanh nghiệp liên doanh, liên kết nên lợi nhuận sau thuế năm 2022 của HHV vẫn tăng 8,4% so với năm trước.
Điểm đáng chú ý nhất trong tình hình tài chính của HHV là việc Công ty đang sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức cao với nợ phải trả đang chiếm đến 77,4% tổng nguồn vốn. Ngoài ra, các chỉ số về khả năng thanh toán của Công ty cũng chưa đạt được mức đảm bảo, nợ phải trả ngắn hạn đang cao hơn khá nhiều so với tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên, tình hình dòng tiền đang là điểm sáng của HHV khi dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong năm 2002 được cải thiện mạnh, phần nào là điểm tựa để Công ty có thể thanh toán các khoản nợ vay của mình.
Cập nhật và đánh giá báo cáo tài chính quý 3/2022 của HHV
Về mặt kết quả kinh doanh
Dựa trên BCTC, có thể rút ra một số điểm đáng chú ý trong kết quả kinh doanh quý 3 và 9 tháng đầu năm 2022 của HHV như sau:

- Trong quý 3/2022, doanh thu thuần hợp nhất của HHV ghi nhận mức tăng trưởng khá tốt (+24,6%) so với cùng kỳ. Hoạt động của các công ty liên doanh, liên kết mang lại cho HHV phần lãi được chia hơn 13,4 tỷ đồng, cải thiện mạnh so với lỗ 20 tỷ đồng trong quý 3/2021. Tuy vậy, các chi phí kinh doanh như giá vốn hàng bán tăng khá mạnh (+26,8%), đặc biệt là chi phí tài chính tăng đến 88% so với cùng kỳ (chủ yếu do chi phí lãi vay tăng mạnh). Vì vậy, sau khi khấu trừ tất cả các khoản chi phí, HHV chỉ thu về 80,8 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế hợp nhất, giảm nhẹ 0,8% so với cùng kỳ năm 2021.
- Tuy vậy, do được bù đắp bởi kết quả kinh doanh tích cực hơn trong hai quý đầu năm nên lợi nhuận lũy kế 9 tháng của HHV vẫn có sự tăng trưởng nhất định. Cụ thể, doanh thu thuần trong 9 tháng đầu năm đạt 1.478 tỷ đồng, tăng gần 19% , lợi nhuận sau thuế cũng có mức tăng trưởng 9,7% so với cùng kỳ và đạt mức 239,8 tỷ đồng. Nếu so với kế hoạch kinh doanh đề ra từ đầu năm thì công ty đã hoàn thành 58,7% mục tiêu doanh thu và 60% mục tiêu lợi nhuận của năm 2022.
XEM THÊM:
Báo cáo tài chính là gì và các thành phần của báo cáo tài chính
Phân tích báo cáo tài chính của công ty như thế nào?
Buổi 5 – Cách chọn doanh nghiệp tốt để đầu tư
Cổ Phiếu Cần Quan Tâm Hôm Nay – Cập Nhật Mới Hàng Ngày
Cổ phiếu HDG – Điểm giao thoa của năng lượng và bất động sản – 01.07.2022
Tình hình tài chính

Về mặt tài sản
- Tại cuối quý 3/2022, tổng giá trị tài sản hợp nhất của HHV đạt 35.020 tỷ đồng, tăng nhẹ 0,9% so với thời điểm đầu năm. Đáng chú ý, đa phần tài sản của HHV là các khoản mục có tính chất dài hạn (chiếm đến 96,6% tổng tài sản). Trong đó, chỉ riêng các loại tài sản cố định đang chiếm tỷ lệ 81,6% trong tổng giá trị tài sản của Công ty, tài sản cố định của HHV chủ yếu là giá trị của các công trình, hạ tầng giao thông hình thành từ các dự án BOT. Nhìn chung, cơ cấu tài sản này là phù hợp và lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty là đầu tư, xây dựng và kinh doanh các dự án hạ tầng giao thông.
Về mặt nguồn vốn
- Tổng các khoản nợ phải trả của HHV tại thời điểm cuối quý 3/2022 là 27.105 tỷ đồng, tăng nhẹ 0,9% và đang chiếm tỷ trọng 77,4% trong tổng nguồn vốn của Công ty. Đa phần nợ phải trả của HHV là các khoản mục dài hạn, trong đó, nợ vay ngân hàng dài hạn đang chiếm đến 58,6% tổng nguồn vốn với số dư nợ cuối quý 3 là 20.529 tỷ đồng. Các khoản phải trả ngắn hạn của Công ty chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ và chủ yếu là các khoản nợ mang tính chất thương mại như phải trả nhà cung cấp, chi phí phải trả ngắn hạn…
- Nhìn chung, cơ cấu vốn của của HHV hiện tại đang nghiêng nhiều về phía nợ phải trả mà chủ yếu là các khoản vay ngân hàng dài hạn. Các chỉ số về khả năng thanh khoản và khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Công ty chưa thực sự đảm bảo khi tỷ lệ thanh toán hiện hành chỉ là 0,36 lần và tỷ lệ thanh toán nhanh là 0,31 lần.
Tình hình dòng tiền
- Trong 9 tháng đầu năm 2022, tổng lưu chuyển tiền thuần của HHV ở mức dương 163,3 tỷ đồng, giúp cho số dư tiền và tương đương tiền cuối quý 3 của Công ty tăng mạnh lên mức 425,7 tỷ đồng so với chỉ 262,4 tỷ đồng hồi đầu năm.
- Cơ cấu dòng tiền của HHV đã có sự khởi sắc khi tiền thu từ hoạt động kinh doanh trong 9 tháng đầu năm đạt 514, 9 tỷ đồng, cải thiện mạnh so với mức thu chỉ 58,8 tỷ trong cùng kỳ năm 2021. Nguyên nhân khiến dòng tiền kinh doanh tăng mạnh chủ yếu đến từ việc Công ty đã quản lý tốt hơn các khoản công nợ, tích cực thu hồi các khoản nợ của khách hàng. Ngoài ra, HHV đã chi ròng 79 tỷ đồng cho hoạt động đầu tư (chủ yếu dùng cho mua sắm, xây dựng tài sản cố định) và chi ròng 272 tỷ đồng cho hoạt động tài chính (tăng cường trả tiền nợ gốc vay).
Nhận xét
Kết quả kinh doanh của HHV trong 9 tháng đầu năm 2022 nhìn chung vẫn có sự tăng trưởng nhất định. Mặc dù lợi nhuận sau thuế quý 3 có sụt giảm nhẹ nhưng do được bù đắp bởi tăng trưởng khá tốt trong 2 quý đầu năm nên lợi nhuận lũy kế 9 tháng của Công vẫn tăng 9,7% so với cùng kỳ. Tuy vậy, HHV mới chỉ hoàn thành 60% mục tiêu lợi nhuận của năm 2022. nên trong quý 4/2022 Công ty sẽ phải nỗ lực hơn nữa thì mới có kể hoàn thành được mục tiêu kinh doanh của năm nay.
Tình hình tài chính của HHV chưa thực sự an toàn, Công ty đang sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức cao với nợ phải trả đang chiếm đến 77,4% tổng nguồn vốn. Các chỉ số về khả năng thanh toán của Công ty cũng chưa đạt được mức đảm bảo, nợ phải trả ngắn hạn đang cao hơn khá nhiều so với tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên, tình hình dòng tiền đang là điểm sáng của HHV khi dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong 9 tháng đầu năm cải thiện mạnh, phần nào là điểm tựa để Công ty có thể thanh toán các khoản nợ vay của mình.
Mở tài khoản chứng khoán VPS để đồng hành cùng Đầu Tư Từ Đâu và luôn được cập nhật các mã cổ phiếu khỏe nhất thị trường
Xem chi tiết Quyền lợi khi mở tài khoản chứng khoán VPS với Đầu Tư Từ Đâu
Chào các bạn, tôi là Đỗ Hoàng Quân. Tôi tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2007. Trải qua nhiều chu kỳ, tôi am hiểu quy luật vận động của thị trường và xây dựng cho mình những nguyên tắc quan trọng để có thể kiếm tiền bền vững trên thị trường chứng khoán. Tìm hiểu thêm về tôi tại đây.

Đăng ký mở tài khoản chứng khoán
Tham gia nhóm Zalo tư vấn đầu tư Miễn phí
