[Cập nhật mới nhất 2023] Đánh giá BCTC cổ phiếu IDC (Tổng Công ty IDICO)
Cập nhật và đánh giá BCTC cổ phiếu IDC Q4/2022
Về mặt kết quả kinh doanh
Dựa vào báo tài chính của IDC, có thể rút ra một số điểm nổi bật trong kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong quý 4 và lũy kế cả năm 2022 như sau:

- Trong quý 4/2022, hoạt đông kinh doanh của IDC thu về 1.208 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng nhẹ 8,4% so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời, giá vốn hàng bán trong kỳ của Idico đã ghi nhận giảm 23,4% đã góp phần giúp cho lợi nhuận gộp quý 4 tăng mạnh 165,4% so với cùng thời điểm năm 2021.
- Chi phí bán hàng và chi phí tài chính trong quý này đã tăng tương đối cao, lần lượt là +65,2% và +36,6% so với cùng kỳ. Nhưng bù lại, chi phí tài chính đã có mức giảm mạnh (-41,5%) khi so với quý 4/2021. Vì vậy, sau khi khấu trừ tất cả các khoản chi phí, IDC ghi nhận lãi sau thuế quý 4/2022 đạt 231 tỷ đồng, tăng gấp 6,5 lần so với cùng kỳ năm 2021.
- Ngoài ra, khi nhìn toàn bộ cả năm 2022, IDC cũng đã báo cáo một năm kinh doanh với nhiều con số tích cực. Doanh thu cả năm đạt 8.242 tỷ đồng, tăng 91,6%, cộng với việc giá vốn hàng bán và các chi hoạt động khác tăng không quá mạnh đã giúp cho lợi nhuận năm 2022 tăng khá đột biến, gấp gần 4,5 lần so với năm 2021.
Tình hình tài chính

Về mặt tài sản:
- Tổng tài sản hợp nhất của IDC tại cuối quý 4/2022 đạt 16.733 tỷ đồng, tăng nhẹ 4,1% so với thời điểm đầu năm. Tuy vậy, khi xem xét kỹ hơn hơn thì vẫn có thể thấy sự biến động khá mạnh trong các khoản mục tài sản cụ thể của Công ty. Trong đó, các khoản có mức tăng mạnh là tiền và tương đương tiền (+119%), các khoản phải thu dài hạn (+74,8%%) và phải thu ngắn hạn (+58%) và ở chiều ngược lại, các khoản mục có mức giảm đáng chú ý như đầu tư tài chính ngắn hạn (-52%) và tài sản dở dang dài hạn (-48,2%).
- Về mặt cơ cấu, tài sản của Idico phần lớn là các khoản có tính chất dài hạn khi chiếm đến gần 75% tổng tài sản. Trong đó tài sản cố định và tài sản dở dang dài hạn là hai khoản mục quan trọng và chiếm tỷ lệ cao trong tổng tài sản của Công ty với lần lượt 49,5% và 14,3%. Nhìn chung, cơ cấu tài sản này là phù hợp với ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực hạ tầng khu công nghiệp và năng lượng điện của IDC.
Về mặt nguồn vốn:
- Tại cuối năm 2022, tổng các khoản nợ phải trả của IDC ở mức 10.225 tỷ đồng, giảm 7,4% so với thời điểm đầu năm và chiếm tỷ trọng tương đối cao, với 61% trong tổng nguồn vốn. Trong số nợ phải trả của Idico, đáng chú ý có khoản doanh thu chưa thực hiện dài hạn có số dư 4.500 tỷ và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn với gần 27%. Đây là các khoản tiền mà Công ty đã nhận trước từ khách hàng về cho thuê khu công nghiệp và sẽ được phân bổ dần hàng kỳ vào doanh thu. Ngoài ra, các nợ vay ngân hàng của Công ty cũng đang có vị trí quan trọng với tổng số dư vay (ngắn hạn và dài hạn) cuối năm là 3.467,7 tỷ đồng, chiếm gần 21% tổng nguồn vốn.
Tình hình dòng tiền
- Trong năm 2022, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh chính của IDC đạt mức dương 4.239 tỷ đồng, tăng mạnh so với chỉ 715 tỷ đồng của năm 2021. Kết quả này là phù hợp với kết quả doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng cao trong năm của IDC.
- Dòng tiền mạnh từ hoạt động kinh doanh là cơ sở để Công ty tiếp tục hoạt động đầu tư, mở rộng tài sản cố định với mức chi ròng gần 857 tỷ trong năm 2022, đồng thời, IDC cũng chi ròng 1.144 tỷ đồng trong hoạt động tài chính mà chủ yếu là dùng để trả cổ tức bằng tiền cho cổ đông và một phần để trả nợ gốc vay.
Nhận xét
Trong quý 4/2022, hoạt động kinh doanh của IDC đã thu được những kết quả khá tích cực. Tuy doanh thu chỉ tăng nhẹ 8,4% nhưng do giá vốn kinh doanh và chi phí tài chính đã giảm khá mạnh nên con số lãi sau thuế quý 4/2022 đã tăng gấp 6,5 lần so với cùng kỳ năm 2021.
Tính chung cả năm 2022, kết quả hoạt động của Idico cũng có được sự tăng trưởng cao. Trong đó, doanh thu từ hoạt động cho thuê khu công nghiệp tăng đột biến, gấp hơn 6 lần so với năm trước, cộng với thu từ kinh doanh điện tăng ổn định đã giúp doanh thu cả năm 2022 của IDC tăng 91,6% so với năm 2021. Lợi nhuận sau thuế năm 2022 cũng tăng rất mạnh, gấp 4,5 lần nhờ công ty giữ được các khoản chi phí hoạt động tăng vừa phải, chậm hơn so với tốc độ tăng của doanh thu. Tuy vậy, cũng cần chú ý rằng, mức tăng đột biến của doanh thu năm 2022 của IDC đã được hỗ trợ rất nhiều bởi việc Công ty đã chuyển sang ghi nhận một lần ngày doanh thu cho thuê nhận trước ở một số khu công nghiệp, thay vì phân bổ trong dần trong nhiều năm.
Tình hình tài chính của IDC nhìn chung vẫn duy trì được sự ổn định. Cơ cấu tài sản phù hợp với ngành nghề kinh doanh khi tài sản cố định đang chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản, đồng thời, công ty cũng đang tiếp tục, đầu tư, mở rộng các dự án khu công nghiệp của mình. Ngoài ra, hoạt động kinh doanh của Idico cũng thu được dòng tiền khá mạnh, giúp cho Công ty không phải thụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay ngân hàng để thực hiện dự án.
Cập nhật BCTC cổ phiếu IDC Q3/2022
Kết quả kinh doanh
Dựa theo báo cáo tài chính quý 3 năm 2022 của IDC, kết quả kinh doanh của công ty có những điểm đáng chú ý như sau:

- Quý 3 năm 2022, IDC đạt 2,052 tỷ đồng doanh thu, tăng gấp 1.28 lần so với cùng kỳ. Mặt khác, chi phí giá vốn của IDC ghi nhận trong kỳ tăng 73.97% so với cùng kỳ. Nhờ vậy lợi nhuận gộp của IDC trong quý 3 đã tăng gấp 3.38 lần so với cùng kỳ 2021. Doanh thu tài chính của IDC trong kỳ lại ghi nhận giảm 53.23%, đồng thời chi phí tài chính của công ty cũng giảm 19.89%.
- Về chi phí vận hành, trong quý 3 chi phí bán hàng của IDC ghi nhận 23.7 tỷ đồng, tăng gần 60% so với cùng kỳ. Chi phí quản lý doanh nghiệp của IDC cũng tăng lên 66 tỷ đồng, tăng 112% so với cùng kỳ. Chi phí tăng lên đã phần nào khiến lợi nhuận sau thuế của IDC chỉ ghi nhận đạt 614 tỷ đồng, nhưng vẫn tăng gấp 2.09 lần so với cùng kỳ.
- Lũy kế 9 tháng năm 2022, IDC đã thu về 7,034 tỷ đồng doanh thu, tăng 119% so với cùng kỳ. Chi phí bán hàng lũy kế của công ty chỉ tăng nhẹ 48.54%. Điều này giúp cho lợi nhuận gộp của IDC trong 9 tháng đầu năm đã ghi nhận tăng trưởng ấn tượng, cao gấp 4.6 lần so với năm 2021. Về lợi nhuận sau thuế, IDC đạt được trong quý 3/2022 là 2,365 tỷ đồng, tăng 3.37 lần so với năm 2021.
Tình hình tài chính

Về tài sản:
- Có một điểm lưu ý, tổng tài sản của IDC tính đến quý 3/2022 chỉ tăng 0.71%. Trong đó, tài sản ngắn hạn của IDC trong quý 3 năm 2022 tăng nhẹ 9.46%. Khác với nhiều doanh nghiệp cùng ngành, tài khoản tiền mặt của IDC giảm 41.44% so với cùng kỳ năm 2021. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của IDC cũng ghi nhận giảm 7.89%. Ngược lại, khoản phải thu của doanh nghiệp tăng mạnh 114% so với cùng kỳ.
- Về tài sản dài hạn, IDC ghi nhận mức giảm 2.35% so với cùng kỳ. Trong đó, tài khoản tài sản cố định của công ty ghi nhận mức giảm mạnh nhất, giảm 14.72% so với cùng kỳ. Ngược lại, tài sản dở dang dài hạn của doanh nghiệp lại tăng 19.11% so với 2021, ghi nhận giá trị 5,335 tỷ đồng.
- Về cơ cấu tài sản ngắn hạn, IDC đã giảm tỷ trọng tiền mặt của công ty về 2.84%. Trong khi đó tỷ trọng khoản phải thu của công ty đã chiếm 10.1% trên tổng tài sản. Đối với tài sản dài hạn, công ty vẫn duy trì tỷ trọng như với năm 2021. Tuy nhiên tỷ trọng tài sản cố định của IDC đã giảm xuống còn 31.26% trên tổng tài sản. Tài sản dở dang dài hạn của IDC tại quý 3 lại tăng tỷ trọng lên 32.9%.
Về nguồn vốn:
- Nghĩa vụ nợ của IDC trong quý 3 ghi nhận giảm 12.2%. Về nợ ngắn hạn, IDC ghi nhận mức tăng 26.76%. Trong đó, tài khoản phải trả người bán và nợ vay tài chính ngắn hạn của IDC chỉ tăng lần lượt 5.98 và 9.65% so với cùng kỳ. Tài khoản tăng mạnh nhất so với năm 2021 trong danh mục nợ ngắn hạn của IDC là người mua trả tiền trước, ghi nhận mức tăng gấp 6.6 lần.
- Về nghĩa vụ nợ dài hạn, tổng nợ dài hạn của IDC đã giảm 20% so với cùng kỳ. Trong đó tài khoản doanh thu chưa thực hiện của IDC đã ghi nhận giảm 40.85%. Tuy nhiên vay và nợ thuê tài chính dài hạn của IDC đã tăng 30.39% so với cùng kỳ.
- Tổng vốn chủ sở hữu của IDC đã tăng 30.5%. Về phần vốn góp chủ sở hữu, IDC ghi nhận mức tăng 10%. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của IDC có mức tăng 88.8% so với cùng kỳ.
Về tỷ trọng của nguồn vốn:
- Công ty IDC có tỷ lệ sử dụng nợ vay tương đối cao. Tuy nhiên công ty đã giảm tỷ trọng nghĩa vụ nợ từ 69.77% xuống còn 60.83% trong quý 3/2022. Trong đó, tỷ trọng nợ ngắn hạn của IDC đã tăng nhẹ lên 15.02%. Nguyên nhân chủ yếu đến từ nghĩa vụ nộp thuế thu nhập của IDC trong năm 2022 tăng mạnh, khiến tỷ trọng tài khoản nợ thuế tăng. Ngoài ra, tỷ trọng nợ vay tài chính ngắn hạn của IDC cũng tăng nhẹ lên mức 4.92%.
- Về nợ dài hạn, việc giảm giá trị tài khoản doanh thu chưa thực hiện đã khiến tỷ trọng tài khoản này hạ xuống chỉ chiếm 24.44% tổng giá trị tài sản của IDC. Bên cạnh đó, các khoản nợ thuê tài chính dài hạn trong quý 3/2022 đã chiếm 17.94% tổng giá trị tài sản của IDC.
- Về vốn chủ, trong năm 2022 công ty đã gia tăng tỷ trọng vốn chủ. Hiện tại vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng 39.17% trên tổng tài sản. Trong đó, vốn góp chủ sở hữu chiếm 20.35%, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của doanh nghiệp cũng chiếm 9.77%.
Tình hình dòng tiền
- Năm 2022, dòng tiền thu về từ hoạt động kinh doanh của IDC ghi nhận đạt 1,346 tỷ đồng. Động lực chính đến từ hoạt động kinh doanh tăng trưởng tích cực trong 9 tháng đầu năm 2022.
- Đối với hoạt động đầu tư, Lũy kế từ đầu năm 2022, IDC đã chi ròng 716.5 tỷ. Số tiền này chủ yếu được IDC chi cho việc mua sắm thiết bị và tài sản cố định. Về tài chính, tính đến tháng 9 năm 2022 IDC chi ròng 665.3 tỷ đồng cho việc trả nợ và trả cổ tức. Đến hiện tại, dòng tiền lưu chuyển thuần trong năm 2022 đang là âm 35 tỷ, và tiền mặt cuối kỳ của IDC đang ghi nhận 460 tỷ đồng.
Nhận xét
Về kinh doanh, tính đến quý 3 năm 2022 tình hình kinh doanh của IDC đã gặt hái được nhiều kết quả tích cực. Cả doanh thu lẫn lợi nhuận gộp của doanh nghiệp đều ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng. Điều này giúp cho biên lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận sau thuế của IDC có sự cải thiện mạnh mẽ so với cùng kỳ.
Về mặt tài sản, tài sản dài hạn của IDC chưa có sự gia tăng đáng kể. Theo đó công ty đang trong giai đoạn xây dựng các dự án mới, thể hiện qua việc giá trị các tài sản dở dang dài hạn tăng. Dự kiến quá trình xây dựng của công ty trong giai đoạn tới sẽ kéo dài hơn dự kiến do công ty đang chủ động hạ bớt tỷ trọng vốn nợ. Điều này là hợp lý trước tình hình kinh tế vĩ mô hiện tại vẫn còn nhiều áp lực. Trong dài hạn, khi mà vĩ mô trở lại bình thường, những tài sản hiện tại sẽ giúp đem lại nguồn thu mới cho IDC.
THAM GIA NHÃM TƯ VẤN trong phiên giao dá»ch
Tham gia nhóm Tư vấn cá»§a Äầu Tư Từ Äâu (E-Broker) Äá» ÄÆ°á»£c admin tư vấn Äiá»m mua/Äiá»m bán có lợi nhất. Bấm tham gia nhóm TẠI ÄÃY.
Hoặc má» app Zalo, quét mã QR Äá» tham gia nhóm Tư vấn Äầu tư miá»
n phÃ.
Kết bạn vá»i admin qua Zalo 0981 084 636
XEM THÊM:
- [Cập nhật mới nhất 2023] Đánh giá tình hình kinh doanh của Đạm Cà Mau – cổ phiếu DCM
- Tin nhanh chứng khoán 07.12.2023
- [Cập nhật mới nhất 2023] Đánh giá tình hình kinh doanh của Masan – cổ phiếu MSN
- [Cập nhật mới nhất 2023] Đánh giá tình hình kinh doanh của FPT – cổ phiếu FPT
- [Cập nhật mới nhất 2023] Đánh giá tình hình kinh doanh của Dabaco – cổ phiếu DBC
- Tin nhanh chứng khoán 05.12.2023
Chào các bạn, tôi là Đỗ Hoàng Quân. Tôi tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2007. Trải qua nhiều chu kỳ, tôi am hiểu quy luật vận động của thị trường và xây dựng cho mình những nguyên tắc quan trọng để có thể kiếm tiền bền vững trên thị trường chứng khoán. Tìm hiểu thêm về tôi tại đây.

Đăng ký mở tài khoản chứng khoán
Tham gia nhóm Zalo tư vấn đầu tư Miễn phí
