[Cập nhật mới nhất 2023] Đánh giá BCTC cổ phiếu STB (Sacombank)
Tác giả: Chuyên gia PTCB – Phạm Quốc Đạt
Cập nhật và đánh giá báo cáo tài chính quý 4/2022 cổ phiếu STB
Về mặt kết quả kinh doanh
Dựa vào các thông tin trên báo cáo BCTC, có thể rút ra một số điểm đáng chú ý về hoạt động kinh doanh trong quý 4 cũng nhưng lũy kế cả năm 2022 của Sacombank như sau:

- Trong quý 4/2022, thu nhập lãi thuần từ hoạt động tín dụng của STB tăng trưởng đột biến 142% so với cùng kỳ nhờ dư nợ cho vay tăng mạnh. Đây tiếp tục là mảng kinh doanh cốt lõi của SacomBank khi đóng góp tới hơn 77% trong tổng thu nhập hoạt động.
- Các mảng kinh doanh ngoài tín dụng của Ngân hàng trong quý 4 nhìn chung vẫn duy trì được sự tích cực. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng mạnh gần 43%, các hoạt động khác thu về 619 tỷ đồng thu nhập thuần, cải thiện mạnh so với mức lỗ 115 tỷ đồng trong quý 4/2021. Chỉ có thu nhập từ hoạt động dịch vụ tài chính là có sự suy giảm đáng kể hơn 55% so với cùng kỳ năm 2021.
- Về mặt chi phí, đáng chú ý nhất là chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trong quý 4/2022 của STB đã tăng đột biến 209% so với quý 4/2021. Ngoài ra, chi phí hoạt động trong kỳ của Ngân hàng chỉ ghi nhận mức tăng vừa phải 10,3% so với cùng kỳ. Tuy vậy, sau khi khấu trừ các loại chi phí, STB ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt được trong quý 4 là 1.751 tỷ đồng, tăng ấn tượng hơn 100% so với cùng thời kỳ năm 2021.
- Tính lũy kế cả năm 2022, hoạt động kinh doanh của STB tuy không quá đột biến như trong quý 4 nhưng vẫn có được sự tăng trưởng rất tích cực. Trong đó, tổng thu nhập hoạt động của Ngân hàng trong năm 2022 đã tăng 47,7% so với năm 2021 với đóng góp tích cực từ các hoạt động tín dụng và kinh doanh ngoại hối. Tổng kết lại, năm 2022, SacomBank báo cáo lợi nhuận sau thuế đạt 5.041 tỷ đồng, tăng mạnh 47,8% so với năm trước và đồng thời hoàn thành vượt 20% kế hoạch lợi nhuận của năm.
Tình hình tài sản và nguồn vốn

Về mặt tài sản
- Kết thúc năm 2022, Sacombank ghi nhận quy mô tổng tài sản đạt mức 591.994 tỷ đồng, tăng 13,6% so với thời điểm đầu năm. Tổng dư nợ cho vay khách hàng của Ngân hàng ở cuối quý 4 đạt mức 438.628 tỷ đồng, tăng 13,1% so với thời điểm đầu năm, mức tăng này thấp hơn một chút so với tăng trưởng tín dụng chung hơn 14% của toàn ngành ngân hàng trong năm 2022.
- Chất lượng tài sản và các khoản cho vay của STB đã được cải thiện nhanh chóng trong năm 2022. Cụ thể, giá trị các khoản nợ xấu cuối năm 2022 của Ngân hàng giảm mạnh gần 25% so với thời điểm đầu năm. Từ đó kéo tỷ lệ nợ xấu giảm đáng kể từ mức 1,5% hồi đầu năm về còn 1% tại cuối năm 2022.
Về mặt nguồn vốn
- Tổng tiền gửi huy động khách hàng của Sacombank tại thời điểm cuối quý 3/2022 đạt mức 454.740 tỷ đồng, tăng 6,4% kể từ đầu năm và tương đương với mức tăng trưởng tiền gửi chung của ngành ngân hàng trong năm 2022. Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) của STB giảm đáng kể về mức 19,2% so với mức 22,8% hồi đầu năm.
- Quy mô vốn chủ sở hữu của STB tại ngày 30/9/2022 đạt mức 38.627 tỷ đồng tăng hơn 12,7% so với thời điểm đầu năm, phần lớn nhờ khoản lợi nhuận chưa phân phối tăng mạnh.
Nhận xét
Tiếp nối đà tích cực từ quý trước, hoạt động kinh doanh của STB trong quý 4/2022 đã có sự tăng trưởng ấn tượng. Đặc biệt là thu nhập từ hoạt động tín dụng tăng đột biến 142% so với cùng kỳ năm 2021, kết hợp với tăng trưởng tốt từ kinh doanh ngoại hối đã giúp cho tổng thu nhập hoạt động của STB tăng mạnh gần 70% so với quý 4/2021. Tuy có bị ảnh hưởng bởi chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng cao nhưng con số lợi nhuận trong quý 4 của STB vẫn có mức tăng trưởng mạnh 104% so với cùng kỳ.
Chất lượng các khoản cho vay được cải thiện mạnh cũng là một điểm sáng trong năm 2022 của SacomBank. Tổng giá trị nợ xấu cuối năm 2022 đã giảm mạnh gần 25% so với thời điểm đầu năm, trong khi chỉ tiêu này của nhiều ngân hàng đã tăng khá cao trong năm nay. Tỷ lệ nợ xấu cũng được kéo về còn 1% so với mức 1,5% hồi đầu năm. Đồng thời Ngân hàng cũng khá thận trọng trong việc trích lập dự phòng rủi ro và đưa tỷ lệ dự phòng bao phủ nợ xấu cuối năm lên mức tương đối an toàn là 130%.
Cập nhật và đánh giá báo cáo tài chính quý 3/2022 cổ phiếu STB
Về mặt kết quả kinh doanh
Theo các thông tin trên báo cáo KQKD, hoạt động kinh doanh trong quý 3 cũng nhưng 9 tháng đầu năm 2022 của Sacombank có những điểm đáng chú ý như sau:

- Sau khi xử lý xong các khoản lãi dự thu tồn đọng trong quý 2 thì kết quả từ hoạt động tín dụng của STB bắt đầu có sự tăng đáng kể. Thu nhập lãi thuần trong quý 3/2022 đạt 5.762 tỷ đồng, tăng gấp 2,2 lần so với quý trước và tăng 73,9% so với cùng kỳ năm 2021. Lợi suất cho vay tăng nhanh hơn so với chi phí huy động đã giúp biên thu nhập lãi thuần NIM quý 3 của STB được cải thiện mạnh lên 4,42% so với mức 2,02% của quý 2.
- Các mảng kinh doanh ngoài tín dụng của STB trong quý 3 nhìn chung vẫn duy trì được sự tích cực. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 1.031 tỷ đồng, tăng 74,7% so với cùng kỳ năm trước; hoạt động kinh doanh ngoại hối mang lại 220 tỷ đồng thu nhập thuần, tăng 46,7% so với quý 3 năm trước.
- Về mặt chi phí, trong quý 3/2022, STB phát sinh 3.097 tỷ đồng chi phí hoạt động, tăng 27,8% so với cùng kỳ. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng Ngân hàng trích lập trong quý 3 ở mức 2.425 tỷ đồng, tăng mạnh 155,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó dự phòng cho trái phiếu VAMC chiếm phần lớn.
- Sau khi tổng hợp các khoản thu nhập và chi phí, Sacombank ghi nhận tổng lợi nhuận trước thuế quý 3/2022 ở mức 1.532 tỷ đồng, tăng mạnh 85,7% so với cùng kỳ năm 2021. Quý 3 tích cực bù đắp cho hai quý trước, giúp lợi nhuận lũy kế 9 tháng đầu năm của STB đạt 4.440 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 36,7% so với cùng kỳ năm trước. So với kế hoạch kinh doanh đề ra từ đầu năm, Ngân hàng đã hoàn thành 84% chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế của năm 2022.
Tình hình tài sản và nguồn vốn
Về mặt tài sản
- Trong 9 tháng đầu năm 2022, Sacombank ghi nhận quy mô tổng tài sản tăng 8,3% và đạt mức 564.193 tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay khách hàng của Ngân hàng ở cuối quý 3 đạt mức 420.748 tỷ đồng, tăng gần 8,5% so với thời điểm đầu năm, mức tăng này thấp hơn khá nhiều so với tăng trưởng tín dụng chung gần 11% của toàn ngành ngân hàng trong 9 tháng đầu năm. Hiện tại Ngân hàng không có khoản đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, số dư trái phiếu VAMC chưa được xử lý hoặc dự phòng là 11.170 tỷ đồng.
- Về mặt chất lượng các khoản cho vay, tổng giá trị nợ xấu của Sacombank tại thời điểm cuối quý 3/2022 ở mức 3.791 tỷ đồng, giảm mạnh gần 34% so với đầu năm cũng như giảm hơn 28% so với cuối quý 2. Tỷ lệ nợ xấu vì thế mà được kéo giảm xuống mức 0,9% so với 1,27% của cuối quý 2 và 1,47% hồi đầu năm.
Về mặt nguồn vốn
- Tổng tiền gửi huy động khách hàng của Sacombank tại thời điểm cuối quý 3/2022 đạt mức 457.890 tỷ đồng, tăng 7,1% kể từ đầu năm. Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) giảm nhẹ về mức 21,4% so với mức 22,8% hồi đầu năm. Huy động thông qua phát hành giấy tờ có giá đạt 26.674 tỷ đồng, tăng 26,4% so với thời điểm đầu năm.
- Quy mô vốn chủ sở hữu của STB tại ngày 30/9/2022 đạt mức 36.940 tỷ đồng tăng hơn 7,8% so với thời điểm đầu năm.
Đánh giá
Kết quả kinh doanh của Sacombank trong quý 3/2022 đã tích cực và có nhiều điểm sáng hơn so với hai quý đầu năm. Do không còn phải ghi nhận chi phí xử lý các khoản lãi dự thu tồn đọng nên ngân hàng ghi nhận thu nhập lãi thuần quý 3 tăng gần 74% so với cùng kỳ năm trước trong khi quý 2 chỉ tiêu này có mức tăng trưởng âm. Biên NIM cũng được kéo tăng mạnh lên 4,4% đồng thời là mức cao nhất kể từ năm 2015. Ngoài ra, các hoạt động ngoài tín dụng như dịch vụ tài chính và kinh doanh ngoại hối tiếp tục duy trì được các mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù chi phí dự phòng rủi ro ngân hàng trích lập trong quý 3 tăng mạnh hơn 155% so với cùng kỳ, nhưng với các kết quả tốt từ các hoạt động nêu trên đã giúp cho lợi nhuận trước thuế quý 3 của STB tăng 85,7% so với cùng kỳ.
Chất lượng tài sản của STB tiếp tục được cải thiện trong quý 3/2022, giá trị nợ xấu giảm mạnh đã giúp Ngân hàng đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới mức 1%. Việc Ngân hàng tiếp tục tích cự lập dự phòng rủi ro tín dụng trong kỳ đã nâng tỷ lệ dự phòng bao phủ nợ xấu cuối quý 3 lên mức 154% so với mức 138% của quý trước.
Mở tài khoản chứng khoán VPS – Tham gia cùng Đầu Tư Từ Đâu để luôn được cập nhật các cổ phiếu khỏe nhất thị trường
Xem chi tiết Quyền lợi khi mở tài khoản chứng khoán VPS với Đầu Tư Từ Đâu
cập nhật và đánh giá báo cáo tài chính quý 2/2022 cổ phiếu STB
Kết quả kinh doanh STB quý 2/2022
Theo các thông tin trên báo cáo KQKD, hoạt động kinh doanh trong quý 2 cũng nhưng 6 tháng đầu năm 2022 của Sacombank có những điểm đáng chú ý như sau:

- Trong quý 2/2022, thu nhập lãi thuần từ hoạt động tín dụng của STB, đạt 2.602 tỷ đồng, giảm 17,3% so với cùng kỳ năm trước.
- Các nguồn thu nhập ngoài lãi của Sacombank trong quý 2 nhìn chung có sự tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 86%, đạt 1.741 tỷ đồng, thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt 242 tỷ đồng, tăng 44% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, thu nhập thuần từ các hoạt động khác cũng tăng đột biến 224%, đạt 1.540 tỷ đồng, chủ yếu do ngân hàng đẩy mạnh thanh lý tài sản và xử lý nợ xấu tồn đọng trước đây.
- Chi phí hoạt động của STB trong quý 2 ở mức 2.606 tỷ đồng, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước. Ngân hàng cũng tăng cường trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong quý 2 và ghi nhận khoản chi phí dự phòng 2.204 tỷ đồng, tăng 123,5% so với quý 2/2021.
- Tổng hợp lại, trong quý 2/2022, Sacombank ghi nhận tổng lợi nhuận trước thuế ở mức 1.319 tỷ đồng, giảm 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Do kết quả kinh doanh trong quý 1 khả quan hơn nên lũy kế 6 tháng đầu năm, STB vẫn ghi nhận lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 20% và đạt 2.908 tỷ đồng.
Tình hình tài chính
Về mặt tài sản
- Trong 6 tháng đầu năm 2022, Sacombank ghi nhận quy mô tổng tài sản tăng 5,8% và đạt mức 551.422 tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay khách hàng của STB tại cuối quý 2 đạt mức 414.562 tỷ đồng, tăng 6,8% so với thời điểm đầu năm, mức tăng này thấp hơn khá nhiều so với trưởng tín dụng chung 9,35% của toàn ngành ngân hàng trong 6 tháng đầu năm.
- Trong 6 tháng đầu năm, chất lượng tài sản của STB có sự cải thiện đáng kể. Tổng nợ xấu tại thời điểm 30/6/2022 ở mức 5.283 tỷ đồng, giảm 9,35% so với đầu năm, tỷ lệ nợ xấu được kéo giảm xuống còn 1,27% so với 1,47% hồi đầu năm.
Về mặt nguồn vốn
- Tổng tiền gửi huy động khách hàng của Sacombank tại thời điểm cuối quý 2/2022 đạt mức 456.418 tỷ đồng, tăng 6,8% so với đầu năm. Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) duy ổn định ở mức 22,6%.
- Tổng vốn chủ sở hữu của STB tại ngày 30/6/2022 đạt mức 35.798 tỷ đồng tăng hơn 4,5% so với thời điểm đầu năm. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) hợp nhất của Ngân hàng tại thời điểm cuối quý 2 ghi nhận ở mức 9,87%, không quá cao khi so với mức tối thiểu 8% của chuẩn Basel II.
Nhận xét
Trên phượng diện kết quả kinh doanh, con số lợi nhuận trước thuế mà Sacombank đạt được trong quý 2 cũng như 6 tháng đầu năm 2022 nhìn chung không quá ấn tượng. Lợi nhuận trước thuế quý 2 giảm 7,4% trong khi con số lũy kế bán niên tăng 20% so với cùng kỳ năm trước.
Thu nhập thuần từ mảng kinh doanh cốt lõi của Sacombank là hoạt động tín dụng giảm hơn 13% trong 6 tháng đầu năm. Theo giải trình từ phía Ngân hàng, nguyên nhân của tình trạng này đến từ việc lãi suất cho vay giảm và quan trọng hơn là do STB đã xóa hơn 4.000 tỷ đồng lãi dự thu tồn đọng vào thu nhập lãi. Tuy nhiên trong quý 2, Sacombank đã hoàn thành việc thoái các khoản lãi dự thu tồn đọng, nên trong các quý sau thu nhập từ hoạt động tín dụng của Ngân hàng có thể sẽ được cải thiện nhiều.
Chất lượng tài sản được cải thiện đáng kể chính là một điểm sáng trong hoạt động của STB trong 6 tháng đầu năm 2022. Tỷ lệ nợ xấu được kéo giảm từ mức 1,47% hồi đầu năm xuống còn 1,27%. Ngân hàng cũng tăng cường trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, đưa tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên mức 138%.
THAM GIA NHÓM TƯ VẤN trong phiên giao dịch
Tham gia nhóm Tư vấn của Đầu Tư Từ Đâu (E-Broker) để được admin tư vấn điểm mua/điểm bán có lợi nhất. Bấm tham gia nhóm TẠI ĐÂY.
Hoặc mở app Zalo, quét mã QR để tham gia nhóm Tư vấn đầu tư miễn phí.
Kết bạn với admin qua Zalo 0981 084 636
XEM THÊM:
Folllow chuyên gia của chúng tôi
Đăng ký mở tài khoản chứng khoán
Khóa học đầu tư thực chiến online miễn phí
Tham gia nhóm Zalo tư vấn đầu tư với chuyên gia
