[Cập nhật mới nhất 2023] Đánh giá BCTC cổ phiếu TCB (TechcomBank)

Tác giả: Chuyên gia PTCB – Phạm Quốc Đạt

Cập nhật và đánh giá báo cáo tài chính quý 4/2022 của TechcomBank

@bctc.doanhnghiep Trả lời @Hy đánh giá BCTC quý 4 ngân hàng TCB #bctc #tcb #techcombank ♬ Pieces (Solo Piano Version) – Danilo Stankovic

Về mặt kết quả kinh doanh

Theo các thông tin trên BCTC từ Techcombank, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong quý 4 và lũy kế cả năm 2022 có những điểm đáng chú ý như sau:

Nguồn: tổng hợp từ BCTC hợp nhất quý 4/2022 của TCB
  • Trong quý 4/2022, tổng thu nhập hoạt động của TCB đạt 9.427 tỷ đồng, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó hầu hết các mảng kinh doanh đã có sự sụt giảm như thu nhập lãi thuần từ hoạt động tín dụng giảm 8,4% (chủ yếu do chi phí lãi huy động tăng cao), hoạt động kinh doanh ngoại hối chịu lỗ 304 tỷ đồng và hoạt động đầu tư chứng khoán lỗ 106 tỷ. Duy nhất có hoạt động dịch vụ ghi nhận sự tăng trưởng về thu nhập thuần (+20,5%) so với cùng kỳ.
  • Về mặt chi phí, TechcomBank ghi nhận 3.990 tỷ đồng chi phí hoạt động trong quý 4/2022, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2021. Cùng với đó, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng mà TCB trích lập trong quý 4 cũng tăng 10,2% và ở mức 691 tỷ đồng. Sau khi tổng hợp các khoản thu nhập và chi phí, TCB ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý 4/2022 đạt 4.746 tỷ đồng, sụt giảm mạnh 22,7% so với quý 4/2021.
  • Tuy nhiên, do được bù đắp bởi các mức tăng tốt trong ba quý đầu năm nên kết quả kinh doanh lũy kế cả năm 2022 của TCB vẫn có sự tăng trưởng nhất định. Cụ thể, tổng thu nhập hoạt động năm 2022 đạt 40.902 tỷ đồng, tăng 10,3% so với năm 2021 (chủ yếu nhờ đóng góp của hoạt động tín dụng và mảng dịch vụ tài chính). Cộng với việc chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm 27,4% trong năm đã giúp lợi nhuận sau thuế của năm 2022 đạt 20.436 tỷ đồng, tăng 11% so với năm trước.

Tình hình tài sản và nguồn vốn

Nguồn: tổng hợp từ BCTC hợp nhất quý 4/2022 của TCB

Về mặt tài sản

  • Tại cuối quý 4/2022, tổng tài sản hợp nhất của TechcomBank được ghi nhận ở mức 669.033 tỷ đồng, tăng khá mạnh, gần 23% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, tổng dư nợ tín dụng hợp nhất (bao gồm cả trái phiếu doanh nghiệp) là 461.539 tỷ đồng, tương đương với mức tăng trưởng tín dụng 12,6% trong năm 2022. Giá trị trái phiếu doanh nghiệp mà TCB nắm giữ tại thời điểm cuối năm 2022 đã giảm hơn 34% so với mức đầu năm và đang chiếm 8,9% trong tổng dư nợ tín dụng hợp nhất của Ngân hàng.
  • Tổng nợ xấu hợp nhất của TechcomBank tại thời điểm cuối quý 4 ở mức 3.818 tỷ đồng, tăng mạnh 66,4% so với cuối năm 2021, từ đó kéo tỷ lệ nợ xấu tăng đáng kể lên mức 0,9% so với mức 0,7% hồi đầu năm. Tuy Ngân hàng có tăng cường trích lập dự phòng rủi ro tín dụng nhưng tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu của tại cuối năm 2022 đã giảm đáng kể xuống mức 125% so với 163% của đầu năm.

Về mặt nguồn vốn

  • Tính đến cuối quý 4/2022, tổng tiền gửi huy động từ khách hàng của TCB là 358.404 tỷ đồng, tăng 13,9% so với mức đầu năm. Trong đó, cơ cấu tiền gửi tại TCB thay đối khá mạnh khi số dư tiền gửi không kỳ hạn giảm mạnh, khách hàng có xu hướng gửi tiền tiết kiệm nhiều hơn do lãi suất tăng cao, kéo theo tỷ lệ CASA của Ngân hàng sụt giảm mạnh, chỉ còn 37% so với mức 50.4% của cuối năm 2021.
  • Tại thời điểm 31/12/2022, quy mô vốn chủ sở hữu của TCB đạt 113.425 tỷ đồng, tăng khá mạnh, gần 22% so với thời điểm đầu năm. Mức tăng này của vốn chủ sở hữu chủ yếu đến từ đóng góp của nguồn lợi nhuận chưa phân phối. Cũng theo báo cáo từ phía Ngân hàng, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) cuối năm 2022 đạt mức 15,7%, vượt xa mức yều cầu tối thiểu 8% của chuẩn Basel II.

Nhận xét

Trong quý 4/2022, kết quả kinh doanh đạt được của TechcomBank đã có sự suy giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2021. Tổng thu nhập hoạt động giảm hơn 7% khi hầu hết các mảng hoạt động đã có sự sụt giảm về thu nhập khi so với cùng kỳ, hoạt động kinh doanh ngoại hối và hoạt động đầu tư chứng khoán còn chịu các khoản lỗ khá lớn. Đồng thời, các chi phí kinh doanh như lãi huy động tăng cao (+139,7%), chi phí hoạt động và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng đáng kể đã khiến cho lợi nhuận sau thuế của TCB giảm 24% so với quý 4/2021.

Do hoạt động kinh doanh trong 3 quý đầu năm có phần tích cực hơn nên khi tính lũy kế cả năm 2022, kết quả hoạt động của TCB vẫn có được sự tăng trưởng nhất định. Cụ thể, tổng thu nhập hoạt động tăng 10,3% nhờ đóng góp của hoạt động tín dụng và hoạt động dịch vụ, lợi nhuận sau thuế đạt 20.436 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2021. Mặc dù vậy, Ngân hàng vẫn chưa hoàn thành được kế hoạch lợi nhuận của năm 2022 khi mới đạt 95%.   

Chất lượng các khoản cho vay tại cuối quý 4/2022 của TCB đã có phần suy giảm khi tổng giá trị các khoản nợ xấu tăng 43% so với cuối quý 3 và tăng hơn 66% so với đầu năm 2022, tỷ lệ nợ xấu vì thế đã tăng lên mức 0,9% so với mức 0,7 hồi đầu năm. Ngoài ra, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn của TCB cũng đã giảm mạnh, chỉ còn 37% so với mức 50% hồi đầu năm khiến cho Ngân hàng đánh mất vị thế dẫn đầu ngành về tỷ lệ CASA.


Cập nhật báo cáo tài chính quý 3/2022 của TechcomBank

Tình hình kết quả kinh doanh quý 3 của TCB

Theo báo cáo KQKD từ Techcombank, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong quý 3 và 9 tháng đầu năm 2022 có những điểm đáng chú ý như sau:

kết quả kinh doanh quý 3.2022 TCB
  • Trong quý 3, thu nhập lãi thuần từ hoạt động tín dụng của Techcombank đạt 7.565 tỷ đồng và nghi nhận mức tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Biên thu nhập lãi thuần (NIM) đạt mức 5,4%, giảm 0,2 điểm phần trăm so với quý trước, chủ yếu do chi phí vốn tăng.
  • Các mảng hoạt động ngoài tín dụng của TCB đang cho các kết quả trái chiều trong quý 3. Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ tăng khá mạnh (+41,8%) so với quý 3/2021 với đóng góp chủ yếu từ dịch vụ thanh toán và hoạt động bancassurance. Ở chiều ngược, lãi thuần từ các hoạt động kinh doanh ngoại hối và chứng khoán đầu tư giảm khá mạnh với lần lượt (-69,9%) và (-48,7%) so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên do quy mô không quá lớn nên các hoạt động này không ảnh hưởng nhiều đến kết quả lợi nhuận chung của Ngân hàng.
  • Về mặt chi phí, TechcomBank ghi nhận 3.014 tỷ đồng chi phí hoạt động trong quý 3/2022, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm trước. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng mà TCB trích lập trong quý 3 là 609 tỷ đồng, tăng nhẹ 3,4% so với cùng kỳ, tuy nhiên, nếu tính lũy kế 9 tháng thì loại chi phí này của TCB lại ghi nhận mức giảm khá mạnh (-38,9%).
  • Sau khi tổng hợp các khoản thu nhập và chi phí, lợi nhuận trước thuế Techcombank ghi nhận trong quý 3/2022 là 6.715 tỷ đồng, tăng 20,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính lũy kế 9 tháng đầu năm thì con số lợi nhuận trước thuế đạt được của TCB là 17.098, tiếp tục duy trì tăng trưởng ở mức trên 20%.

Tình hình tài sản và nguồn vốn

Về mặt tài sản

  • Tại cuối quý 3/2022, quy mô tổng tài sản hợp nhất của TechcomBank được ghi nhận ở mức 671.354 tỷ đồng, tăng hơn 18% so với thời điểm đầu năm. Tổng dư nợ tín dụng hợp nhất đạt 454.047 tỷ đồng, trong đó bao gồm tỷ đồng, tăng gần 11% kể từ đầu năm. Trong cơ cấu tín dụng thì cho vay khách hàng chiếm 410.546 và đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp là 43.501 tỷ đồng. Quy mô các khoản đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp của TCB đã giảm hơn 30% so với thời điểm đầu năm.
  • Tổng nợ xấu hợp nhất của TechcomBank tại thời điểm cuối quý 3 ở mức 2.655 tỷ đồng, tăng 16% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu được duy trì quanh mức 0,6%, tương đương với thời điểm cuối quý 2 và tỷ lệ dự phòng bao phủ nợ xấu đạt 165%, giảm nhẹ so với quý trước.

Về mặt nguồn vốn

  • Tính đến cuối quý 3, tổng tiền gửi huy động được (tính cả phát hành giấy tờ có giá) của TechcomBank đạt mức 361.777 tỷ đồng tăng 3,8% so với thời điểm đầu năm. Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) cuối quý 3 của TCB đạt 46,5%, giảm nhẹ so với mức 47,5% cuối quý 2, tuy nhiên TechcomBank vẫn nằm trong top đầu của ngành về tỷ lệ CASA.
  • Tại thời điểm 30/6/2022, quy mô vốn chủ sở hữu của TCB đạt 109.899 tỷ đồng, tăng 18,1% kể từ đầu năm. Mức tăng này của vốn chủ sở hữu chủ yếu đến từ đóng góp của nguồn lợi nhuận chưa phân phối khi kết quả kinh doanh của TechcomBank tăng trưởng tốt trong 9 tháng đầu năm. Cũng theo báo cáo từ phía Ngân hàng, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II đạt mức 15,7%, cải thiện 0,68 điểm phần trăm so với đầu năm 2022.

Nhận xét

Về mặt kết quả kinh doanh, TechcomBank tiếp tục ghi nhận lợi nhuận duy trì tăng trưởng tích cực trên 20% trong quý 3 cũng như 9 tháng đầu năm 2022. Hoạt động tín dụng vẫn là đầu tàu chính cho tăng trưởng lợi nhuận của TCB. Tuy nhiên do tăng trưởng cho vay không quá mạnh cộng với chi phí vốn tăng và biên NIM co lại khiến cho thu nhập lãi thuần của Ngân hàng tăng chậm hơn so với quý trước. Ngoài ra, hoạt động dịch vụ duy trì mức tăng trưởng cao, trên 40% với đóng góp chủ yếu từ các dịch vụ thanh toán và bancassurance.

Tình hình tài chính của TCB tiếp tục duy trì lành mạnh trong quý 3/2022. Chất lượng các khoản vay được duy trì ổn định khi tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát quanh mức 0,6%. TechcomBank tiếp tục giữ vững vị thế là một trong những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất. Đây là điều kiện để TCB giảm mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, hỗ trợ cho lợi nhuận nhưng vẫn giữ được tỷ lệ bao phủ nợ xấu ở mức cao với 165%. Về mặt nguồn vốn, TCB vẫn tiếp tục duy trì tỷ lệ an toàn vốn (CAR) cao với 15,7%, cao hơn khá nhiều so với mức quy định tối thiểu 8% của Ngân hàng Nhà nước.

Mở tài khoản chứng khoán VPS – Tham gia cùng Đầu Tư Từ Đâu để luôn được cập nhật các cổ phiếu khỏe nhất thị trường

Xem chi tiết Quyền lợi khi mở tài khoản chứng khoán VPS với Đầu Tư Từ Đâu

———————————————————————————————————————–

Cập nhật báo cáo tài chính quý 2/2022 của TechcomBank

Kết quả kinh doanh TCB quý 2/2022

Theo báo cáo KQKD từ Techcombank, hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong quý 2/2022 có những điểm đáng chú ý như sau

  • Tổng thu nhập hoạt động của Techcombank trong quý 2/2022 đạt 11.036 tỷ đồng, tăng 19,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó hoạt động cho vay đóng góp phần lớn với 7.794 tỷ thu nhập lãi thuần, tăng 18,4%. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ với các mảng như dịch vụ thẻ, hợp tác bảo hiểm… cũng tăng trưởng tốt (+42,6%) so với cùng kỳ năm trước.
  • Trong quý 2, Chi phí hoạt động của TCB tăng 27,2%, trong khi chi phí dự phỏng rủi ro tín dụng của ngân hàng này giảm 30,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
  • Tổng hợp lại, trong quý 2/2022, Techcombank đạt lợi nhuận sau thuế ở mức 5,880 tỷ đồng, tăng 22,3% so với quý 2/2021.
  • Các chỉ số về khả năng sinh lời vẫn tiếp tục giữ ở mức ổn định và hầu như không thay đổi so với cùng kỳ năm trước: tỷ lệ thu nhập lãi thuần – NIM (tính trong 12 tháng gần nhất) đạt 5,6%; chỉ số ROE (tính trong 12 tháng gần nhất) đạt 21,8%.

Tình hình tài chính

Về mặt tài sản

  • Tại ngày 30/6/2022, tổng tài sản của Techcombank đạt 623,7 nghìn tỷ đồng, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2021.
  • Tổng dư nợ tín dụng của TCB tại thời điểm cuối quý 2 năm 2022 đạt 421,2 nghìn tỷ đồng, tăng 8,5% so với đầu năm 2022.
  • Chất lượng tài sản của Techcombank vẫn được đảm bảo, tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp (0,6%) và có giảm nhẹ so với thời điểm đầu năm, tỷ lệ trích lập dự phòng vào bao phủ nợ xấu cũng duy trì ở mức cao 171,6%.

Về mặt nguồn vốn

  • Tổng tiền gửi của khách hàng tại TCB đạt mức 321,6 nghìn tỷ đồng vào thời điểm cuối quý 2/2022, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước và tăng 2,2% kể từ đầu năm. Trong đó, tiền gửi có kỳ hạn đạt 169,0 nghìn tỷ đồng, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2021 và số dư tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đạt 152,7 nghìn tỷ đồng, tăng 14,4%. Tuy nhiên, tỷ lệ CASA giảm xuống 47,5% so với mức 50,4% cuối 4 quý 1/2022.
  • Tại thời điểm cuối tháng 6/2022, Techcombank có tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung-dài hạn ở mức 32,0%, và tỷ lệ cho vay trên huy động vốn (LDR) tăng nhẹ lên mức 78,8%. Cả hai chỉ số đều đạt tiêu chuẩn khi so với mức quy định của Ngân hàng Nhà nước.
  •  Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II ở thời điểm cuối quý 2/2022 ở mức 15,7%, nhích nhẹ so với mức 15,1% tại thời điểm đầu năm 2022 và cao hơn nhiều so với yêu cầu tối thiểu 8,0%.

Nhận xét

Kết quả kinh doanh của Techcombank trong quý 2 cũng như 6 tháng đầu năm 2022 tiếp tục có sự tăng trưởng tốt. Những nguồn doanh thu cốt lõi của TCB như hoạt động tín dụng và hoạt động dịch vụ đang cho kết quả rất tích cực với mức tăng trưởng hai con số. Lợi nhuận sau thuế của Techcombank trong quý 2 và lũy kế 6 tháng đầu năm 2022 đạt mức tăng khá ấn tượng, lần lượt là 22,3% và 23,8% so với cùng kỳ năm 2021. Các hệ số về khả năng sinh lời của TCB như NIM (5,6%), ROA (3,6%) và ROE (21,8%) vẫn duy trì ổn định và thuộc top dẫn đầu của ngành ngân hàng.

Tình hình tài chính của TCB vẫn tiếp tục duy trì khá lành mạnh. Chất lượng tài sản ổn định, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức thấp (0,6%) và cải thiện nhẹ so với đầu năm. Chi phí dự phòng nợ xấu 6 tháng đầu năm giảm mạnh 56% so với cùng kỳ năm trước cũng góp phần thúc đẩy lợi nhuận. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) tiếp tục duy trì ổn định ở mức cao (15,7%) và cũng nằm trong nhóm dẫn dầu của ngành ngân hàng.

THAM GIA NHÓM TƯ VẤN trong phiên giao dịch

Tham gia nhóm Tư vấn của Đầu Tư Từ Đâu (E-Broker) để được admin tư vấn điểm mua/điểm bán có lợi nhất. Bấm tham gia nhóm TẠI ĐÂY.


Hoặc mở app Zalo, quét mã QR để tham gia nhóm Tư vấn đầu tư miễn phí.

Kết bạn với admin qua Zalo 0981 084 636

Chào các bạn, tôi là Đỗ Hoàng Quân. Tôi tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2007. Trải qua nhiều chu kỳ, tôi am hiểu quy luật vận động của thị trường và xây dựng cho mình những nguyên tắc quan trọng để có thể kiếm tiền bền vững trên thị trường chứng khoán. Tìm hiểu thêm về tôi tại đây.

anh Quan

Đăng ký mở tài khoản chứng khoán

Tham gia nhóm Zalo tư vấn đầu tư Miễn phí

Mở app Zalo, scan để tham gia nhóm tư vấn của E-Broker hoặc kết bạn với admin qua SĐT 0981 333 743

Đọc nhiều nhất

Chuyên mục