[Cập nhật mới nhất 2023] Đánh giá BCTC cổ phiếu TNG (CTCP Đầu tư và Thương mại TNG)
Tác giả: Chuyên gia PTCB – Phạm Quốc Đạt
Cập nhật và đánh giá báo cáo tài chính quý 4/2022 của TNG
Về mặt kết quả kinh doanh

- Trong quý 1/2023, doanh thu bán hàng hợp nhất của TNG đạt 1.334,7 tỷ đồng và tăng trưởng 5,9% so với cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên tốc độ tăng này của doanh thu đã chậm đi khá nhiều nếu so với các quý liền trước trong năm 2022.
- Về phần chi phí, giá vốn hàng bán trong kỳ được kiểm soát ổn định, tăng chậm hơn so với doanh thu nên lợi nhuận gộp quý này tăng khá tốt (+21,9%). Nhưng ở chiều ngược lại, chi phí tài chính và chi phí bán hàng lại tăng khá mạnh lần lượt là +66,3% và +12,3%. Tổng hợp lại, sau khi khấu trừ tất cả các loại chi phí, TNG ghi nhận lãi hợp nhất sau thuế đạt 43,6 tỷ đồng, tăng khá tích cực (+13,7%) so với cùng kỳ năm trước.
Tình hình tài chính

Về mặt tài sản:
- Trong quý 1/2023, tổng giá trị tài sản hợp nhất của TNG đã tăng thêm 6,3% so với đầu năm và đạt mức 5.625,5 tỷ đồng. Cơ cấu tài sản của TNG nhìn chung là khá phù hợp với lĩnh vực kinh doanh chính là sản xuất sản phẩm dệt may khi hai khoản mục có tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản lần lượt là tài sản cố định (chiếm 31,6%) và hàng tồn kho (chiếm 27%). Ngoài ra, Công ty cũng đang tăng cường đầu tư, mua sắm tài sản, mở rộng năng lực kinh doanh, thể hiện qua việc số dư khoản xây dựng cơ bản dở dang đã tăng 12,3% ngay trong quý đầu năm.
Về mặt nguồn vốn:
- Tại thời điểm cuối quý 1/2023, tổng nợ phải trả của TNG là 3.973 tỷ đồng, tăng đáng kể (+9,1%) kể từ đầu năm và duy trì tỷ trọng khá cao trên 70% trong tổng nguồn vốn của Công ty. Trong các số nợ phải trả của TNG thì vay tài chính (ngân hàng, trái phiếu) đang là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất với tổng số dư nợ cuối quý 1 là hơn 2.854 tỷ đồng và chiếm đến 71% tổng nợ phải trả và 50,7% tổng nguồn vốn.
- Nhìn chung, Công ty đang sử dụng nhiều vốn vay, nợ để tài trợ cho hoạt động kinh doanh, đầu tư của mình. Đòn bẩy tài chính đã ở mức khá cao với tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu đang là 2,4 lần. Đồng thời, các chỉ số về khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của TNG cũng chưa phải là đảm bảo (tỷ số thanh toán hiện hành = 0,9 lần, tỷ số thanh toán nhanh = 0,43 lần).
Tình hình dòng tiền
- Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của TNG trong quý 1/2023 chưa được tốt khi ở mức âm 360 tỷ đồng, điều này là chưa tương xứng với kết quả doanh thu và lợi nhuận tăng tương đối khả quan trong quý này. Nguyên nhân có thể đến từ việc các khoản nợ phải thu khách hàng tăng lên khá mạnh, cho thấy Công ty đang bị đối tác chiếm dụng vốn.
- Ngoài ra, để bù đắp cho dòng tiền thiếu hụt từ hoạt động kinh doanh, TNG đã phải tăng cường huy động thông qua kênh vay ngân hàng với mức thu ròng 238 tỷ đồng. Tổng hợp lại, lưu chuyển tiền thuần trong quý 1/2023 của TNG ở mức âm 152 tỷ đồng, khiến cho số dư tiền mặt cuối kỳ giảm mạnh gần 30% so với hồi đầu năm.
Tổng kết
Kết quả kinh doanh của TNG trong quý 1/2023 nói chung vẫn có những điểm khả quan. Mặc dù tốc độ tăng của doanh thu trong quý này tiếp tục chậm lại khi chỉ gia tăng 5,9% so với cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên do Công ty đã kiểm soát khá tốt chi phí sản xuất nên biên lợi nhuận gộp vẫn tăng trưởng khá tốt. Sau khi trừ hết chi phí, TNG đã ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý đầu năm 2023 tăng khá tích cực (+13,7%) so với cùng kỳ năm trước.
Tuy kết quả kinh doanh khá ổn định nhưng mặt tài chính của TNG vẫn còn nhiều điểm đáng lưu ý. Cụ thể, cơ cấu vốn của Công ty đang rất mất cân bằng, công ty sử đụng đòn bẩy tài chính cao với tỷ trọng vốn vay, nợ (đặc biệt là các khoản vay tài chính) đang khá lớn. Đồng thời, các chỉ tiêu về khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Công ty cũng chưa phải là đảm bảo, cùng với dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong quý cũng âm khá sâu.
Cập nhật và đánh giá báo cáo tài chính quý 4/2022 của TNG
Kết quả kinh doanh

Dựa trên BCTC, có thể rút ra một số điểm đáng chú ý trong kết quả kinh doanh quý 4 cũng như cả năm 2022 của TNG như sau:
- Trong quý 4/2022, doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh chính của TNG đạt mức 1.515.7 tỷ đồng, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2021 nhưng tốc độ tăng của doanh thu đã giảm khá nhiều kể từ khi đạt đỉnh vào quý 2/2022. Doanh thu từ hoạt động tài chính quý này cũng tăng hơn 50% so với cùng kỳ và đóng góp phần nào cho kết quả lợi nhuận chung
- Về phần chi phí, hầu hết các chi phí kinh doanh trong kỳ đều có mức tăng khá mạnh so với cùng kỳ, cao hơn tốc độ tăng của doanh thu, trong đó tăng mạnh nhất là chi phí tài chính (+70,9%). Vì thế, sau khi trừ chi phí, TNG ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý 4/2022 chỉ đạt 60,3 tỷ đồng và giảm 5% so với cùng thời điểm năm 2021.
- Tuy vậy, kết quả kinh doanh cả năm 2022 của TNG vẫn có nhiều điểm tích cực nhờ Công ty đạt được các mức tăng trưởng cao hơn trong 2 quý đầu năm. Cụ thể, doanh thu thuần năm 2022 đạt 6.788 tỷ đồng, tăng 24,5%, lợi nhuận sau năm ở mức 292 tỷ đồng, tăng 25,5% so năm 2021. So với kế hoạch kinh doanh của năm 2022, TNG đã hoàn thành vượt gần 15% mục tiêu doanh thu và vượt 4,7% chỉ tiêu lợi nhuận.
Tình hình tài chính

Về mặt tài sản:
- Tổng giá trị tài sản hợp nhất của TNG tại cuối quý 4/2022 đạt 5.440 tỷ đồng, tăng mạnh 24,6% so với thời điểm đầu năm. Nhìn chung, cơ cấu tài sản của TNG là tương đối hợp lý với lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty là sản xuất sản phẩm dệt may khi hai khoản mục có tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản lần lượt là tài sản cố định (chiếm 33,3%) và hàng tồn kho (chiếm 23,5%). Ngoài ra, Công ty cũng đang tăng cường đầu tư, mua sắm, mở rộng năng lực kinh doanh, thể hiện qua việc tài sản cố định đã tăng 20,7% trong năm 2022.
Về mặt nguồn vốn:
- Tại thời điểm cuối năm2022, tổng nợ phải trả của TNG là 3.650 tỷ đồng, tăng mạnh 25,7% kể từ đầu năm và chiếm tỷ trọng khá cao với 67% trong tổng nguồn vốn của Công ty. Đáng chú ý, các khoản vay tài chính (ngân hàng, trái phiếu) ngắn và dài hạn đều tăng mạnh trong năm 2022, cung như đang chiếm phần lớn trong số nợ phải trải của TNG với tổng số dư tại cuối quý 4 là gần 2.678 tỷ đồng và tỷ trọng 49,2% tổng nguồn vốn của Công ty.
- Nhìn chung, Công ty đang sử dụng nhiều vốn vay, nợ để tài trợ cho hoạt động kinh doanh, đầu tư của mình. Đòn bẩy tài chính đã ở mức khá cao với tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu đang là 2,03 lần. Ngoài ra, các chỉ số về khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của TNG cũng chưa phải là đảm bảo (tỷ số thanh toán hiện hành = 0,9 lần, tỷ số thanh toán nhanh = 0,46 lần).
Tình hình dòng tiền
- Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của TNG trong năm 2022 đã có sự cải thiện rõ rệt khi thu ròng về 621 tỷ đồng so với mức chi ròng 23 tỷ trong cùng kỳ năm 2021. Kết quả này là phù hợp với việc doanh thu tăng tốt trong 9 tháng, đồng thời hoạt động thu tiền bán hàng được đẩy mạnh, thể hiện qua dư nợ phải thu khách giảm.
- Ngoài ra, Công ty đã chi ròng 538,8 tỷ đồng cho hoạt động đầu tư (chủ yếu dùng để mua sắm tài sản cố định, đầu tư tài chính). Đồng thời, Công ty cũng thu ròng 431 tỷ đồng từ hoạt động tài chính, chủ yếu do tiền nhận được từ các khoản vay ngân hàng. Tổng hợp lại, lưu chuyển tiền thuần trong năm 2022 của TNG ở mức dương 513 tỷ đồng và đưa số dư tiền và tương đương tiền cuối kỳ tăng mạnh lên mức 527 tỷ đồng so với chỉ 13,5 tỷ hồi đầu năm.
Nhận xét
Sang đến quý 4/2022, kết quả kinh doanh của TNG đã có sự chững lại rõ rệt. Tuy doanh thu vẫn tăng 11,2% so với cùng kỳ nhưng tốc độ tăng này đã chậm đi rất nhiều so với mức trung bình trên 20% của ba quý đầu năm. Công với việc hầu hết các chi phí kinh doanh trong kỳ nều tăng nhanh hơn so với doanh thu, đặc biệt là chi phí tài chính, dẫn đến lợi nhuận sau thuế quý 4/2022 chỉ ghi nhận ở mức 60,3 tỷ đồng, giảm 5% so với cùng kỳ năm trước. Tuy vậy, nhờ các mức tăng trưởng tích hơn trong 2 quý đầu năm mà kết quả kinh doanh cả năm 2022 của TNG vẫn có được nhiều điểm khả quan. Trong đó, doanh thu thuần năm 2022 đạt 6.788 tỷ đồng, tăng 24,5%, đồng thời, lãi sau thuế năm 2022 cũng tăng 25,5% so năm 2021 và đạt mức cao kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây.
Bên cạnh kết quả kinh doanh, tình hình dòng tiền cũng đang là điểm sáng của NTG, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong năm 2022 được cải thiện tốt khi tiền thu từ hoạt động bán hàng tăng mạnh so với cùng kỳ. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý về mặt cơ cấu vốn của Công ty, tỷ trọng vốn vay, nợ (đặc biệt là các khoản vay tài chính) đang khá cao. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Công ty cũng chưa phải là quá an toàn
Cập nhật và đánh giá báo cáo tài chính quý 3/2022 của TNG
Về mặt kết quả kinh doanh
Dựa vào các thông tin trên BCTC của TNG, có thể rút ra một số điểm đáng chú ý trong kết quả kinh doanh quý 3 và 9 tháng đầu năm 2022 của Công ty như sau:

- Trong quý 3/2022, doanh thu thuần của TNG đạt mức 2.020,6 tỷ đồng, tuy tốc độ tăng của doanh thu có giảm so với hai quý đầu năm nhưng vẫn đang ở mức khá tích cực (+18,2% so với cùng kỳ năm 2021). Ngoài ra, các chi phí kinh doanh trong quý 3 như giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng vừa phải; chi phí bán hàng được tiết giảm tốt. Tổng hợp lại, Công ty đã đạt được mức lợi nhuận sau thuế trong quý 3 là 106 tỷ đồng, tăng 24,6% so với cùng kỳ.
- Kết quả kinh doanh lũy kế 9 tháng của TNG có phần nhỉnh hơn so với quý 3 do Công ty đạt được các mức tăng trưởng cao hơn trong 2 quý đầu năm. Cụ thể, doanh thu thuần 9 tháng đạt 5.262 tỷ đồng, tăng 29%, lợi nhuận sau thuế 9 tháng ở mức 231 tỷ đồng, tăng 37,1% so với cùng thời điểm năm 2021. Như vậy, sau 9 tháng hoạt động, Công ty đã hoàn thành 87,7% mục tiêu doanh thu và 82% mục tiệu lợi nhuận của cả năm 2022.
XEM THÊM:
Báo cáo tài chính là gì và các thành phần của báo cáo tài chính
Phân tích báo cáo tài chính của công ty như thế nào?
Buổi 5 – Cách chọn doanh nghiệp tốt để đầu tư
Cổ Phiếu Cần Quan Tâm Hôm Nay – Cập Nhật Mới Hàng Ngày
Cổ phiếu HDG – Điểm giao thoa của năng lượng và bất động sản – 01.07.2022
Tình hình tài chính

Về mặt tài sản
- Tổng giá trị tài sản hợp nhất của TNG tại cuối quý 3/2022 đạt 5.060 tỷ đồng, tăng 15,9% so với thời điểm đầu năm. Cơ cấu tài sản TNG đang khá cân bằng giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Trong đó, hai khoản mục có tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản của TNG lần lượt là tài sản cố định (chiếm 33,1%) và hàng tồn kho (chiếm 18,9%). Nhìn chung, cơ cấu tài sản này là tương đối hợp lý với lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty là sản xuất sản phẩm dệt may.
Về mặt nguồn vốn
- Tổng các khoản nợ phải trả của TNG tại thời điểm cuối quý 3/2022 là 3.288,5 tỷ đồng, tăng 13,2% kể từ đầu năm và đang chiếm tỷ trọng 65% trong tổng nguồn vốn của Công ty. Cụ thể hơn, các khoản vay tài chính (ngân hàng, trái phiếu) ngắn và dài hạn đang chiếm phần lớn trong số nợ phải trải của TNG với tổng số dư tại cuối quý 3 là 2.587 tỷ đồng và tỷ trọng 51% tổng nguồn vốn của Công ty. Ngoài ra, các khoản vay tài chính dài hạn cũng đã tăng mạnh 102,8% kể từ đầu năm.
- Nhìn chung, Công ty đang sử dụng nhiều vốn vay, nợ để tài trợ cho hoạt động kinh doanh, đầu tư của mình. Đòn bẩy tài chính đã ở mức khá cao với tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu đang là gần 1,9 lần. Các chỉ số về khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của TNG cũng chưa phải là tốt (tỷ số thanh toán hiện hành = 1,01 lần, tỷ số thanh toán nhanh = 0,6 lần).
Tình hình dòng tiền
- Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của TNG trong 9 tháng đầu năm 2022 đã có sự cải thiện rõ rệt khi thu ròng về 618,6 tỷ đồng so với mức chi ròng 164,6 tỷ trong cùng kỳ năm 2021. Kết quả này là phù hợp với việc doanh thu tăng tốt trong 9 tháng, đồng thời hoạt động thu tiền bán hàng được đẩy mạnh, thể hiện qua dư nợ phải thu khách giảm.
- Ngoài ra, Công ty đã chi ròng 426,3 tỷ đồng cho hoạt động đầu tư (mua sắm tài sản cố định, đầu tư tài chính). Công ty đã thu ròng 354,6 tỷ đòng từ hoạt động tài chính, chủ yếu do tiền nhận đươc từ các khoản vay tài chính. Tổng hợp lại, lưu chuyển tiền thuần trong 9 tháng của TNG ở mức dương 546,8 tỷ đồng, đưa số dư tiền và tương đương tiền cuối kỳ tăng mạnh lên mức 560,3 tỷ đồng so với chỉ 13,5 tỷ hồi đầu năm.
Nhận xét
Kết quả doanh thu và lợi nhuận của TNG trong 3 quý đầu năm 2022 nhìn chung đã có sự tăng trưởng tích cực. Doanh thu duy trì được tốc độ tăng trưởng trên 20%, đồng thời các loại chi phí kinh doanh như giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng được kiểm soát tốt đã giúp cho lợi nhuận sau thuế lũy kế 9 tháng của Công ty tăng 37% so với cùng kỳ. Công ty đã thực hiện được 87,7% mục tiêu doanh thu và 82% mục tiệu lợi nhuận của năm 2022 nên dự kiến sẽ sớm hoàn thành kế hoạch kinh doanh của năm trong quý 4/2022.
Tình hình dòng tiền cũng đang là điểm sáng của TNG, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong 9 tháng đầu năm được cải thiện tốt khi tiền thu từ hoạt động bán hàng tăng mạnh so với cùng kỳ. Tuy vậy, cũng cần lưu ý về mặt cơ cấu vốn của Công ty, tỷ trọng vốn vay, nợ (đặc biệt là các khoản vay tài chính) đang khá cao. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Công ty cũng chưa phải là quá an toàn.
Mở tài khoản chứng khoán VPS để đồng hành cùng Đầu Tư Từ Đâu và luôn được cập nhật các mã cổ phiếu khỏe nhất thị trường
Xem chi tiết Quyền lợi khi mở tài khoản chứng khoán VPS với Đầu Tư Từ Đâu
Folllow chuyên gia của chúng tôi
Đăng ký mở tài khoản chứng khoán
Khóa học đầu tư thực chiến online miễn phí
Tham gia nhóm Zalo tư vấn đầu tư với chuyên gia
