[Cập nhật mới nhất 2023] Đánh giá BCTC cổ phiếu VCS (Vicostone)

Tác giả: Chuyên gia PTCB – Phạm Quốc Đạt

Cập nhật và đánh giá báo cáo tài chính quý 3 của VCS

Về mặt kết quả kinh doanh

Thông qua BCTC của VCS, có thể rút ra một số điểm đáng chú ý trong kết quả kinh doanh quý 3 và 9 tháng đầu năm 2022 của Công ty như sau:

kết quả kinh doanh vcs quý 3.2022
Nguồn: tổng hợp từ BCTC hợp nhất quý 3 của VCS
  • Trong quý 3/2022, doanh thu thuần của VCS đạt 1.095 tỷ đồng, sụt giảm mạnh (-41,2%) so với cùng kỳ. Giá vốn hàng bán trong kỳ cũng giảm theo doanh thu nhưng với tốc độ chậm hơn nên lợi nhuận gộp của Công ty giảm rất mạnh, hơn 49% so với cùng thời điểm năm 2021.
  • Về mặt chi phí, chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp trong quý 3/2022 đều tăng mạnh lần lượt 54,5% và 60,6%, ở chiều ngược lại chi phí bán hàng giảm 12,3% trong bối cảnh doanh thu bán hàng chùng xuống. Sau khi khấu trừ tất cả các chi phí, VCS ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý 3 đạt 201,2 tỷ đồng, suy giảm mạnh (-58,5%) so với cùng kỳ.
  • Doanh thu và lợi nhuận lũy kế 9 tháng năm 2022 cũng sụt giảm so với cùng kỳ năm 2021 nhưng với tốc độ chậm hơn so với quý 3 do kết quả của hai quý đầu năm có phần khả quan hơn. Nếu so với kế hoạch kinh doanh của năm 2022 thì sau 9 tháng Công ty mới chỉ hoàn thành 53% chỉ tiêu doanh thu và 46% chỉ tiêu lợi nhuận.

Tình hình tài chính

Nguồn: tổng hợp từ BCTC hợp nhất quý 3 của VCS

Về mặt tài sản

  • Tại thời điểm cuối quý 3/2022, quy mô tổng tài sản của VCS đạt 7.062 tỷ đồng, tăng nhẹ 2,5% kể từ đầu năm. Trong đó, có một số khoản mục có mức biến động mạnh, đáng chú ý như hàng tồn kho (tăng 34,8%, số vòng quay hàng tồn kho cũng giảm mạnh so với cùng kỳ) và phải thu ngắn hạn của khách hàng (giảm hơn 15%). Ngoài ra, hai khoản mục trên cũng đang chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản của VCS (với lần lượt 37,8% và 28,8% tổng tài sản). Tình trạng trên có thể là hệ quả của việc doanh thu bán hàng của Công ty sụt giảm đang kể trong 9 tháng đầu năm 2022.

Về mặt nguồn vốn

  • Tại ngày 30/9/2022, tổng các khoản nợ phải trả của VCS ở mức 1.915 tỷ đồng, giảm 5,2% so với thời điểm đầu năm và chỉ chiếm 27,1% trong tổng nguồn vốn của Công ty. Điểm đáng chú ý là về mặt cơ cấu, hầu như nợ phải trả của VCS là nợ vay ngân hàng ngắn hạn và dài hạn, ngoài ra, các khoản vay này đang chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn của Công ty với 21,8%. Tuy nhiên, trong kỳ giá trị các khoản nợ vay ngân hàng trên đang có xu hướng giảm.
  • Mặc dù số dư các khoản vay ngân hàng phải trả đang khá lớn nhưng cơ cấu vốn của VCS vẫn đang khá an toàn khi vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao với gần 73% tổng nguồn vốn. Các chỉ số về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty cũng được duy trì ở mức tốt (hệ số thanh toán hiện hành = 2,9 lần, hệ số thanh toán nhanh = 1,9 lần). Thanh khoản của Công ty cũng tương đối dồi dào khi số dư tiền mặt và tương đương tiền cuối quý là 1.033 tỷ đồng, chiếm đến 14,6% tổng tài sản.

Tình hình dòng tiền

  • Do kết quả doanh thu, lợi nhuận sụt giảm, cộng với lượng hàng tồn kho tăng mạnh so với cùng kỳ đã khiến cho dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong  quý đầu năm bị ảnh hưởng, chỉ thu ròng về 593,7 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức 827,5 tỷ của năm trước.
  • Dòng tiền từ hoạt động đầu tư ở mức dương 3,3 tỷ đồng, cải thiện mạnh so với cùng kỳ khi Công ty thu hồi các khoản tiền cho vay và nhận lãi, cổ tức được chia. Còn lại, VCS đã chi ròng 607,7 tỷ đồng cho các hoạt động tài chính trong 9 tháng đầu năm, cụ thể là dùng để thanh toán các khoản vay ngân hàng và trả cổ tức cho cổ đông.

THAM GIA NHÓM TƯ VẤN trong phiên giao dịch

Tham gia nhóm Tư vấn của Đầu Tư Từ Đâu (E-Broker) để được admin tư vấn điểm mua/điểm bán có lợi nhất. Bấm tham gia nhóm TẠI ĐÂY.


Hoặc mở app Zalo, quét mã QR để tham gia nhóm Tư vấn đầu tư miễn phí.

Kết bạn với admin qua Zalo 0981 084 636

Nhận xét

Kết quả kinh doanh của VCS trong quý 3 và 9 tháng đầu năm 2022 nhìn chung là khá tiêu cực. Cụ thể, lợi nhuận quý 3 giảm mạnh 58,5% so với cùng kỳ và cũng là mức lợi nhuận thấp nhất kể từ quý 1/2017. Lũy kế 9 tháng, doanh thu và lợi nhuận của cũng ty cũng suy giảm đáng kể với lần lượt (-15%) và (-28%) so với cùng kỳ năm 2022. Theo lý giải từ phía Công ty, nguyên nhân đến từ nhu cầu tiêu thụ sản phẩm đá sụt giảm mạnh, đặc biệt là tại hai thị trường chính là Châu Âu và Mỹ trong bối cảnh lạm phát gia tăng, ảnh hưởng đến lĩnh vực bất động sản, xây dựng.

Dù kết quả kinh doanh sụt giảm nhưng tình hình tài chính của VCS vẫn tương đối ổn đinh. Tuy số dư nợ vay ngân hàng là đáng kể nhưng cơ cấu vốn của VCS còn an toàn khi vốn chủ sở hữu đang chiếm gần 73% tổng nguồn vốn. Mức độ thanh khoản cũng được đảm bảo khi số dư tiền mặt của Công ty khá lớn và các chỉ số về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cũng đang ở mức tốt.

Mở tài khoản chứng khoán VPS và đồng hành cùng Đầu Tư Từ Đâu

Xem chi tiết Quyền lợi khi mở tài khoản chứng khoán VPS với Đầu Tư Từ Đâu