[Cập nhật mới nhất 2023] Đánh giá BCTC cổ phiếu VIB (Ngân hàng VIB)
Tác giả: Chuyên gia PTCB – Phạm Quốc Đạt
Cập nhật và đánh giá báo cáo tài chính quý 4/2022 cổ phiếu VIB
Về mặt kết quả kinh doanh

Hoạt động kinh doanh của VIB trong quý 4 cũng như lũy kế cả năm 2022 có những điểm đáng chú ý như sau:
- Trong quý 4/2022, hoạt động tín dụng của VIB thu về 3.911 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên tốc độ tăng của thu nhập lãi thuần trong quý này đã có phần chậm lại do ảnh hưởng của chi phí lãi huy động tăng khá mạnh. Kết quả của các mảng kinh doang ngoài tín dụng trong quý 4 của VIB chưa được đốt. Cụ thể, lãi từ hoạt động dịch vụ giảm 11,9% so với quý 4/2021, trong khi, các hoạt động kinh doanh ngoại hối và đầu tư chứng khoán đang chịu lỗ lần lượt là 52 tỷ đồng và 97 tỷ đồng.
- Về mặt chi phí, VIB ghi nhận khoản chi phí hoạt động trong quý 4 ở mức 1.566 tỷ đồng, tăng mạnh 42,6% so với cùng kỳ. Ở chiều ngược lại chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trong kỳ của Ngân hàng giảm mạnh 51,8% nhưng về quy mô vẫn không bù đắp được cho mức tăng của chi phí hoạt động nên trên. Như vậy, sau khi khấu trừ các khoản chi phí, VIB đã ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý 4/2022 ở mức 2.217 tỷ đồng, tăng nhẹ 3,7% so với cùng kỳ năm trước.
- Khi xét cả năm 2022 thì hoạt động kinh doanh của VIB vẫn có sự tăng trưởng tương đối tích cực nhờ đà tăng tốt trong ba quý đầu năm. Trong đó, tổng thu nhập hoạt động năm 2022 đã tăng 21,3% so với năm 2021 chủ yếu do lực kéo từ hoạt động tín dụng. Cộng với việc chi phí dự phòng rủi ro được tiết giảm đáng kể (-22,3%) nên lợi nhuận đạt được trong năm 2022 của VIB đã tăng hơn 32% so với năm 2021.
Tình hình tài sản và nguồn vốn

Về mặt tài sản
- Kết thúc năm 2022, quy mô tổng tài sản của VIB đã tăng 10,8% so với thời điểm đầu năm và đạt mức 343.069 tỷ đồng. Tổng dư nợ tín dụng (bao gồm cả các khoản đầu từ trái phiếu doanh nghiệp) ở mức 233.774 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng trưởng 14,5% trong năm 2022. Tốc độ tăng trưởng tín dụng này của VIB là ngang bằng với mức trung bình chung của toàn ngành ngân hàng.
- Tổng giá trị nợ xấu nội bảng của tại cuối quý 4 của VIB ở mức 5.687 tỷ đồng, tăng đáng kể (+21,8%) kể so với thời điểm đầu năm. Trong đó, đáng chú ý nhất là nợ nhóm V (nợ có khả năng mất vốn) đã tăng hơn 84% so với đầu năm. Từ đó tỷ lệ nợ xấu cũng tăng nhẹ lên mức 2,5% so với mức 2,3% hồi đầu năm. Tuy nhiên, do vẫn hạn chế trích lập dự phòng rủi ro tín dụng nên tỷ lệ dự phòng bao phủ nợ xấu của VIB chỉ ở mức 54% và còn khá thấp so với mặt bằng chung của ngành.
Về mặt nguồn vốn
- Tổng tiền gửi huy động được từ khách hàng của VIB tại thời điểm cuối quý 4/2022 ghi nhận ở mức 200.124 tỷ đồng tăng 15,3% so với hồi đầu năm. Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn CASA cuối quý 3 chỉ đạt 13,7%, giảm đáng kể so với mức 16,3% của đầu năm 2022. Tuy nhiện, tỷ lệ CASA giảm là tình trạng chung của nhiều ngân hàng trong năm 2022 trong bối cảnh lãi suất tiền gửi tiết kiệm tăng và các kênh đầu tư nhưng chứng khoán, bất động sản trở nên kém hấp dẫn.
- Quy mô vốn chủ sở hữu của VIB tại cuối năm 2022 đạt 32.651 tỷ đồng, tăng khá mạnh hơn 34% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, vốn điều lệ của Ngân hàng đã tăng lên mức 21.077 tỷ đồng sau đợt phát hành cổ phiếu thưởng vào cuối quý 1/2022. Ngoài ra, khoản lợi nhuận chưa phân phối tăng tốt cũng đóng góp nhiều vào mức gia tăng của vốn chủ sở hữu.
Nhận xét
Trong quý 4/2022, kết quả kinh doanh của VIB đã bị ảnh hưởng khá nhiều do chi phí lãi huy động và chi phí hoạt động tăng mạnh. Ngoài ra, các mảng kinh doanh ngoài tín dụng như dịch vụ tài chính, kinh doanh ngoại hối, đầu tư chứng khoản đều chứng kiến sự sụt giảm so với cùng kỳ năm 2021. Vì vậy, lợi nhuận sau thuế trong quý 4 của VIB chỉ có mức tăng nhẹ 3,7% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy vậy, nhờ tăng trưởng cao trong 9 tháng đầu năm nên kết quả lũy kế cả năm 2022 của VIB vẫn có sự gia tăng tích cực. Trong đó, hoạt động tín dụng tiếp tục là đầu tàu giúp cho tổng thu nhập hoạt động năm 2022 tăng 21,3%, cùng với chi phí dự phòng rủi ro giảm đáng kể đã giúp cho lợi nhuận sau thuế tăng khá mạnh (+32%) so với năm 2021.
Chất lượng của các khoản cho vay của VIB có phần suy giảm trong năm 2022, thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu tăng lên mức 2,5% so với 2,3% hồi đầu năm. Ngoài ra, do Ngân hàng vẫn khá dè dặt trong việc trích lập dự phòng rủi ro nên tỷ lệ bao phủ nợ xấu vẫn ở mức thấp so với mặt bằng chung. Thêm nữa, tỷ lệ CASA còn khá thấp, gây ảnh hưởng không tốt đến chi phí lãi huy động và tiếp tục là yếu tổ cản trở đối với hiệu quả hoạt động của VIB.
Cập nhật và đánh giá báo cáo tài chính quý 3/2022 cổ phiếu VIB
Về mặt kết quả kinh doanh
Trong quý 3 và 9 tháng đầu năm 2022, hoạt động kinh doanh của VIB có những điểm đáng chú ý như sau:

- Trong quý 3/2022, hoạt động tín dụng của VIB thu về 3.836 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, tăng khá mạnh với +43,2% so với cùng kỳ năm trước. Do lợi tức từ tài sản cho vay tăng nhanh hơn so với chi phí lãi huy động nên biên thu nhập lãi thuần NIM của VIB cải thiện 40 điểm cơ bản so với cùng kỳ.
- Thu nhập từ hoạt động dịch vụ đạt 795 tỷ đồng, tăng khá đột biến so với cùng kỳ năm 2021 với đóng góp từ hoạt động bancassurance và dịch vụ thanh toán cũng như do mức nền tương đối thấp của quý 3/2021 khi chịu tác động của dịch Covid. Các hoạt động kinh doanh ngoại hối và chứng khoán đầu tư đang kém tích cực khi đều mang lại thu nhập thuần ở mức âm.
- Về mặt chi phí, VIB ghi nhận khoản chi phí hoạt động trong quý 3 ở mức 1.670 tỷ đồng, tăng 16,9% so với cùng kỳ. Tỷ lệ chi phí hoạt động/tổng thu nhập (CIR) quý 3 ở mức 36%, cải thiện so với mức 46,3% của quý 3/2021. Ngoài ra, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của Ngân hàng trong quý 3 ở mức khá thấp với 166 tỷ đồng, giảm gần 38% so với cùng kỳ.
- Tổng kết lại, VIB ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt được trong quý 3 và 9 tháng đầu năm 2022 lần lượt là 2.791 tỷ đồng và 7.814 tỷ đồng, tương ứng với các mức tăng 101,5% và 46,4% so với cùng kỳ năm trước. So với kế hoạch kinh doanh đề ra từ đầu năm, VIB đã hoàn thành 74,4% chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế của năm 2022.
XEM THÊM:
Cách mua cổ phiếu VIB – Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam
Cổ phiếu VIB – Ngân hàng bán lẻ hàng đầu
Tình hình tài sản và nguồn vốn
Về mặt tài sản
- Tại thời điểm cuối quý 3/2022, tổng tài sản của VIB ghi nhận ở mức 340.910 tỷ đồng, tăng hơn 10% so kể từ đầu năm. Quy mô dư nợ tín dụng đạt 228.283 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng trưởng 11,8% trong 9 tháng đầu năm. Các khoản đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp của VIB dừng lại ở mức 2.130 tỷ đồng, giảm 17% so với thời điểm đầu năm và chiếm tỷ trọng nhỏ chỉ 0.9% trong tổng dư nợ tín dụng.
- Tổng giá trị nợ xấu nội bảng của tại cuối quý 3 của VIB ở mức 5.309 tỷ đồng, tăng 13,6% kể từ đầu năm, trong đó đáng chú ý nhất là nợ nhóm V (nợ có khả năng mất vốn) đã tăng hơn 83% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 2,3%, cải thiện nhẹ so với mức 2,45% tại cuối quý 2 và tương đương với thời điểm đầu năm. Tuy nhiên do Ngân hàng vẫn hạn chế trích lập dự phòng rủi ro tín dụng nên tỷ lệ dự phòng bao phủ nợ xấu của VIB chỉ ở mức 54%, khá thấp so với mặt bằng chung của ngành ngân hàng.
Về mặt nguồn vốn
- Tổng tiền gửi huy động được từ khách hàng của VIB tại thời điểm cuối quý 3/2022 ghi nhận ở mức 189.033 tỷ đồng tăng 8,9% so với hồi đầu năm. Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn CASA cuối quý 3 chỉ đạt 13,7%, giảm so với mức 16,3% của đầu năm 2022. Ngoài ra, huy động thông qua giấy tờ có giá của VIB ở mức 35.189 tỷ đồng, giảm gần 17% kể từ đầu năm.
- Quy mô vốn chủ sở hữu của VIB tại ngày 30/9/2022 đạt 30.478 tỷ đồng, tăng hơn 25% so với thời điểm đầu năm, mức tăng này phần lớn đến từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối mà ngân hàng đạt được trong 9 tháng đầu năm 2022. Ngoài ra vốn điều lệ của Ngân hàng đã tăng lên mức 21.077 tỷ đồng sau đợt phát hành cổ phiếu thưởng vào cuối quý 1/2022.
THAM GIA NHÓM TƯ VẤN trong phiên giao dịch
Tham gia nhóm Tư vấn của Đầu Tư Từ Đâu (E-Broker) để được admin tư vấn điểm mua/điểm bán có lợi nhất. Bấm tham gia nhóm TẠI ĐÂY.
Hoặc mở app Zalo, quét mã QR để tham gia nhóm Tư vấn đầu tư miễn phí.
Kết bạn với admin qua Zalo 0981 084 636
Nhận xét
Trên phương diện kết quả kinh doanh, VIB đã ghi nhận con số tăng trưởng lợi nhuận trước thuế mạnh trong quý 3/2022 với +101,5% so với cùng kỳ. Điều này một phần bắt nguồn từ việc quý 3/2021 ngân hàng có mức nền lợi nhuận tương đối thấp do ảnh hưởng của dịch Covid. Tuy nhiên cũng cần ghi nhận những cố gắng và hiệu quả hoạt động của VIB trong quý vừa rồi. Cụ thể, Ngân hàng đã kiểm soát khá hiệu quả chi phí huy động, duy trì biên NIM ở mức khá tốt với 4,3%, từ đó có mức tăng trưởng thu nhập lãi thuần ở mức cao so với cùng kỳ. Hoạt động dịch vụ cũng là một điểm sáng khi duy trì được tăng trưởng thu nhập ở mức tốt, với sự đóng góp tích cự từ dịch vụ thanh toán và hợp tác bảo hiểm. Ngoài ra, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE của VIB được giữ vững ở mức 30%, tiếp tục nằm trong top các hàng có hiệu quả kinh doanh tốt nhất.
Chất lượng của các khoản cho vay của VIB được duy trì ổn định trong quý 2, tỷ lệ nợ xấu giảm nhẹ so với quý 2 và ở quanh mức 2,3%. Tuy nhiên, do Ngân hàng vẫn khá dè dặt trong việc trích lập dự phòng rủi ro nên tỷ lệ bao phủ nợ xấu của VIB vẫn ở mức thấp. Ngoài ra tỷ lệ CASA vẫn khá thấp đang là yếu tổ cản trở đối với hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.
Mở tài khoản chứng khoán VPS để đồng hành cùng Đầu Tư Từ Đâu và luôn được cập nhật các mã cổ phiếu khỏe nhất thị trường
Xem chi tiết Quyền lợi khi mở tài khoản chứng khoán VPS với Đầu Tư Từ Đâu
Folllow chuyên gia của chúng tôi
Đăng ký mở tài khoản chứng khoán
Khóa học đầu tư thực chiến online miễn phí
Tham gia nhóm Zalo tư vấn đầu tư với chuyên gia
