Chính sách tài khóa trong nền kinh tế vĩ mô
Chính sách tài khóa là gì?
Chính sách tài khóa là công cụ của chính sách kinh tế vĩ mô nhằm tác động vào quy mô hoạt động kinh tế thông qua biện pháp thay đổi chi tiêu, thuế của chính phủ.
Chính sách tăng chi tiêu hay cắt giảm thuế làm tăng tổng cầu, qua đó tạo thêm việc làm và làm tăng thu nhập quốc dân. Còn nếu nền kinh tế quá nóng, chính phủ có thể cắt giảm chi tiêu hoặc tăng thuế để cắt giảm tổng cầu.
Mục tiêu chủ yếu của chính sách tài khóa là làm giảm quy mô biến động của sản lượng trong chu kỳ kinh tế.
XEM THÊM:
Các chỉ số kinh tế vĩ mô nhà đầu tư chứng khoán nên biết
Tổng quan về kinh tế vĩ mô
Phân tích vĩ mô và đầu tư chứng khoán
Vai trò chính sách tài khóa
Thứ nhất: Chi tiêu chính phủ
Hoạt động chi tiêu của chính phủ sẽ bao gồm hai loại là: chi mua sắm hàng hóa dịch vụ và chi chuyển nhượng
Chi mua hàng hoá dịch vụ: Tức là chính phủ dùng ngân sách để mua vũ khí, khí tài, xây dựng đường xá, cầu cống và các công trình kết cấu hạ tầng, trả lương cho đội ngũ cán bộ nhà nước…
Khi chính phủ tăng hay giảm chi mua sắm hàng hoá dịch vụ thì sẽ tác động đến tổng cầu theo cấp số nhân. Có nghĩa là nếu chi mua sắm của chính phủ tăng lên một đồng thì sẽ làm tổng cầu tăng nhiều hơn một đồng và nếu chi mua sắm của chính phủ giảm đi một đồng thì sẽ làm tổng cầu thu hẹp với tốc độ nhanh hơn.
Chi chuyển nhượng: Là các khoản trợ cấp của chính phủ cho các đối tượng chính sách như người nghèo hay các nhóm dễ bị tổn thương khác trong xã hội.
Thứ hai: Thuế
Có nhiều loại thuế khác nhau như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bất động sản… Nhưng tóm gọm có hai loại chính đó là:
– Thuế trực thu là loại thuế đánh trực tiếp lên tài sản hay thu nhập của người dân
– Thuế gián thu là loại thuế đánh lên giá trị của hàng hóa, dịch vụ trong lưu thông thông qua các hành vi sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế.
Ứng dụng chính sách tài khóa
Ưu điểm:
+ Với điều kiện bình thường, chính sách tài khoá được sử dụng để kích cầu và tác động trực tiếp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế.
+ Tuy nhiên, tại thời điểm nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái (hay phát triển quá mức mục tiêu), chính sách tài khóa lại trở thành công cụ được sử dụng để giúp đưa nền kinh tế về trạng thái cân bằng.
Nhược điểm:
+ Chính sách tài khóa được ban hành và áp dụng trễ hơn so với diễn biến của nền kinh tế.
+ Sau khi chính sách được ban hành: cần 1 độ trễ về thời gian để đến được người dân.
+ Khó đo lường được quy mô chịu ảnh hưởng của chính sách tài khóa. Trường hợp ước lượng được quy mô tác động của chính sách tài khóa, thì giá trị số liệu này cũng lỗi thời so với tình hình nền kinh tế hiện tại của quốc gia => dẫn đến những kết quả sai lệch so với mong muốn.
Mở tài khoản chứng khoán VPS để tham gia cùng Đầu Tư Từ Đâu và luôn được cập nhật các cổ phiếu khỏe nhất thị trường
Xem chi tiết Quyền lợi khi mở tài khoản chứng khoán VPS với Đầu Tư Từ Đâu
Folllow chuyên gia của chúng tôi
Đăng ký mở tài khoản chứng khoán
Khóa học đầu tư thực chiến online miễn phí
Tham gia nhóm Zalo tư vấn đầu tư với chuyên gia
