Chính sách tiền tệ trong nền kinh tế Việt Nam
Chính sách tiền tệ là gì?
Chính sách tiền tệ là chính sách sử dụng hoạt động tín dụng và ngoại hối để bình ổn tiền tệ, từ đó ổn định và thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế.
Ngân hàng trung ương là cơ quan tổ chức thực hiện các chính sách tiền tệ. Mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn định giá cả, tăng trưởng GDP, giảm thất nghiệp.
Chính sách tiền tệ tác động vào thị trường tiền tệ, qua đó tác động đến tổng cầu và sản lượng do đó chính sách tiền tệ trở thành công cụ ổn định kinh tế hữu ích của chính phủ.

Vai trò chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ có thể hiểu một cách đơn giản đó là thắt chặt và nới lỏng tín dụng. Khi NHTW lo ngại nền kinh tế đang phát triển quá nóng hoặc giá cả tăng quá nhanh, NHTW sẽ thắt chặt các vị thế dự trữ bằng cách bán các chứng khoán chính phủ, quá trình này được biết đến như rút nguồn dự trữ. Trái lại, nếu NHTW thấy rằng nền kinh tế tăng trưởng không tốt hoặc có nguy cơ suy thoái, thì NHTW có thể bơm các khoản dự trữ mới vào hệ thống ngân hàng, bằng cách mua chứng khoán từ những trung tâm giao dịch chứng khoán. Bằng cách mua thay vì bán chứng khoán, NHTW sẽ mở rộng, thay vì thu hẹp nguồn cung dự trữ ngân hàng, vì vậy sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các ngân hàng đáp ứng các yêu cầu dự trữ, và thực hiện các khoản vay mới.
Ngoài chính sách tiền tệ, NHTW cũng có một số kiểm soát tín dụng có lựa chọn để điều chỉnh chi phí tín dụng. Mặc dù chính sách tiền tệ khác với Chính sách tài khóa, nhưng cả 2 được tiến hành bởi những chính sách chi tiêu và thuế, cả hai đều chia sẻ một mục tiêu chung: cân bằng tổng cầu trong nền kinh tế so với tổng cung, được đo bởi tổng sản phẩm quốc nội, việc làm và lãi suất => giữ lạm phát và thất nghiệp ở mức kiểm soát.
XEM THÊM:
Chính sách tài khóa trong nền kinh tế vĩ mô
Các chỉ số kinh tế vĩ mô nhà đầu tư chứng khoán nên biết
Tổng quan về kinh tế vĩ mô
Chu kỳ kinh tế: Định nghĩa và cách ứng dụng vào thị trường chứng khoán
Ý nghĩa của chính sách tiền tệ
Kiểm soát lạm phát và ổn định giá trị tiền động: NHTW thông qua Chính sách tiền tệ có thể tác động đến sự tăng hay giảm giá trị đồng tiền của nước mình.
Giá trị đồng tiền ổn định được xem xét trên 2 mặt: Sức mua nội địa của đồng tiền (chỉ số giá cả hàng hoá và dịch vụ trong nước) và sức mua ngoại địa (tỷ giá của đồng tiền nước mình so với ngoại tệ).
Chính sách tiền tệ hướng tới ổn định giá trị đồng tiền không có nghĩa là đưa tỷ lệ lạm phát về bằng không điều này khiến nền kinh tế không thể phát triển được.
Trong điều kiện nền kinh tế kém phát triển thì kiểm soát lạm phát ở một tỷ lệ hợp lý (thường ở mức một con số) sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế trở lại.
Tạo thêm công ăn việc làm, giảm tỷ trọng thất nghiệp: Chính sách tiền tệ mở rộng hay thắt chặt có ảnh hưởng trực tiếp tới việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội từ đó ảnh hưởng tới tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế. Để có một tỷ lệ thất nghiệp giảm thì phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát tăng.
Tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu của mọi chính phủ trong việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô của đất nước, để giữ được sự tăng trưởng đó ổn định, đặc biệt việc ổn định giá trị đồng tiền là rất quan trọng, nó thể hiện lòng tin của dân đối với Chính phủ. Vậy để đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế một cách hài hoà thì NHTW trong khi thực hiện Chính sách tiền tệ cần phải có sự phối hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác.
Công cụ giúp chính sách tiền tệ phát huy hiệu quả
Tái cấp vốn: Là hình thức cấp tín dụng của NHTW đối với các Ngân hàng thương mại, khi cấp khoản tín dụng cho Ngân hàng thương mại, NHTW đã tăng lượng cung tiền cho nền kinh tế thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Dự trữ bắt buộc: Là tỷ lệ giữa số lượng tiền dự trữ trên tổng số tiền gửi huy động, nhằm điều chỉnh khả năng thanh toán (cho vay) của các Ngân hàng thương mại.
Lãi suất tín dụng: Đây được xem là công cụ gián tiếp trong thực hiện chính sách tiền tệ bởi vì sự thay đổi lãi suất không trực tiếp làm tăng thêm hay giảm bớt lượng tiền trong lưu thông, mà có thể làm kích thích hay kìm hãm sản xuất. Đây là một công cụ vô cùng quan trọng trong chính sách tiền tệ.
Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là sự tương quan giữa sức mua đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Tỷ giá hối đoái vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa phản ánh cung cầu ngoại hối. Tỷ giá hối đoái tác động mạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước, thu hút vốn đầu tư, dự trữ ngoại hối của đất nước. Các nước có nền kinh tế đang phát triển coi tỷ giá là công cụ hỗ trợ quan trọng cho chính sách tiền tệ.
Mở tài khoản chứng khoán VPS – Tham gia cùng Đầu Tư Từ Đâu để luôn được cập nhật các cổ phiếu khỏe nhất thị trường
Xem chi tiết Quyền lợi khi mở tài khoản chứng khoán VPS với Đầu Tư Từ Đâu
Đăng ký mở tài khoản chứng khoán
Khóa học đầu tư thực chiến online miễn phí
Tham gia nhóm Zalo tư vấn đầu tư với chuyên gia
