[2023] Cổ phiếu PHR – Động lực từ phát triển KCN

TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP – PHR

CTCP Cao su Phước Hòa (HOSE: PHR) là một trong những công ty niêm yết sản xuất cao su tự nhiên lớn nhất Việt Nam. Công ty có quỹ đất 15,900ha tại tỉnh Bình Dương. Ngoài ra, công ty còn vận hành nhiều khu công nghiệp tại tỉnh này thông qua các công ty con và công ty liên kết.

PHR

TÌNH HÌNH KINH DOANH

Theo BCTC quý 3/2022, PHR ghi nhận 522 tỷ đồng doanh thu, giảm 34% so với cùng kỳ. Nguyên nhân suy giảm do hoạt động cho thuê KCN của công ty được ghi nhận doanh thu và lợi nhuận 1 lần. Về lợi nhuận, PHR đạt 140 tỷ lợi nhuận sau thuế, giảm 17.65% so với cùng kỳ.

Lũy kế 9 tháng, mặc dù doanh thu của PHR giảm 9.83% so với cùng kỳ, nhưng lợi nhuận sau thuế tăng mạnh 45.26% so với cùng kỳ, đạt 494.3 tỷ đồng.

TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN

Hiện nay, PHR đang sở hữu tổng cộng 23,000 ha cây cao su, trong đấy có 6,700 ha là các cây đang khai thác. Theo dự kiến, PHR sẽ đạt được công suất khai thác cao su tối đa vào khoảng năm 2025 – 2030, khi mà các cây non hiện tại của công ty bước vào giai đoạn trưởng thành để khai thác, mục tiêu diện tích khai khác sẽ nâng lên 12,000 ha. Triển vọng về mặt sản xuất của PHR là trong giai đoạn tới khá tích cực.

Đối với mảng thanh lý gỗ cao su, PHR dự kiến thu về doanh thu 300 triệu/ha từ gỗ, đạt lợi nhuận từ 100 – 200 triệu/ha, một biên lợi nhuận hấp dẫn. Ước tính mảng này sẽ mang lại cho PHR doanh thu 100 tỷ đều đặn.

Về mảng khu công nghiệp, đây chính là động lực tăng trưởng của PHR. Lý do công ty có BLN gộp thấp hơn so với BLN sau thuế là do dòng tiền của công ty chủ yếu đến từ các hoạt động nằm ngoài hoạt động sản xuất. Hiện nay, tiền từ bán và chuyển đổi mục đích sử dụng đất chính là nguồn thu lợi nhuận lớn của PHR.

Cụ thể, trong năm 2022, PHR có dự án hợp tác chuyển nhượng đất với VSIP III. Theo đó, PHR sẽ nhận được 691 tỷ LN, đồng thời nhận thêm 20% lợi nhuận từ tiền bán đất sau khi bán đất của KCN và 20% lợi nhuận sở hữu từ hoạt động khai thác KCN trong tương lai. Từ đó đảm bảo dòng tiền ổn định trong tương lai cho PHR. Ngoài VSIP III, PHR còn hợp tác với nhiều chủ thầu KCN có tiếng khác, mà phổ biến nhất là Nam Tân Uyên (NTC). Với hơn 12,075 ha đất ở Việt Nam, PHR chỉ chiếm 5.2% diện tích đất trồng cao su, nhưng lại có 40% diện tích đất được quy hoạch chuyển đổi sang mục đích khai thác KCN theo quyết định của tập đoàn cao su Việt Nam. PHR đặt mục tiêu chuyển đổi 5600 ha đất sang thành KCN, với mục tiêu 2,600 ha trong vòng 3 năm tới. Đây là tiền đề để giúp PHR có thể mở rộng thêm lợi nhuận của công ty trong tương lai.

>> Tham gia nhóm Tư vấn đầu tư trải nghiệm miễn phí 14 ngày để tìm cơ hội thị trường tại đây:

Nguồn: Đầu tư từ đâu tổng hợp

XEM THÊM BÀI PHÂN TÍCH MỚI NHẤT: