[2023] Cổ phiếu PVS – Duy trì triển vọng tích cực
TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP
Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kĩ thuật dầu khí là công ty con của Tập đoàn dầu khí Việt Nam PVN, chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan đến hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí. Mảng kinh doanh chính đóng góp lợi nhuận cho công ty là FSO/FPSO (kho nổi chưa xử lý và xuất dầu thô), cơ khí dầu khí M&C (thực hiện các hoạt động xây lắp trong ngành) và dịch vụ căn cứ cảng. Ngoài ra, công ty còn cung cấp tàu dịch vụ dầu khí, bảo dưỡng và dịch vụ ROV.

TÌNH HÌNH KINH DOANH
Đến Q3/2022, doanh thu của PVS đạt 3,502 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ. Về lợi nhuận, PVS đạt 193 tỷ, giảm 19.7% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, biên LN gộp và biên LN sau thuế của PVS đã có sự cải thiện, quay trở lại mức 5.75% và 5.51% tại quý 3/2022. Nguyên nhân khiến doanh thu PVS trong nửa đầu năm được cho là do giá cả nguyên vật liệu trong thời điểm đầu năm tăng cao.
Lũy kế 9 tháng năm 2022, PVS ghi nhận doanh thu 11,082.97 tỷ đồng và 458.75 tỷ lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 14.76% và giảm 21.9% so với cùng kỳ, hoàn thành 110.8% kế hoạch doanh thu và 94% kế hoạch lợi nhuận năm 2022.
TRIỂN VỌNG KINH DOANH
Triển vọng tăng trưởng trong ngắn hạn chính của PVS chính là từ 2 mảng. Thứ 1 là chế tạo, đóng mới công trình dầu khí (M&C). Thứ 2 là mảng cung cấp dịch vụ kho nổi chứa, xử lý và xuất dầu thô (FSO/FPSO). Đối với dịch vụ M&C, do giá dầu thế giới đang tiếp tục neo ở mức cao, kèm thêm nhu cầu về năng lượng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh sau khi mở cửa, dự kiến nhu cầu xây mới các công trình phục vụ hoạt động thăm dò, khai thác và tinh chế dầu, khí sẽ được đẩy mạnh.
Hiện tại, PVS đang đi vào hoàn thiện nốt những dự án công nghiệp như dự án tổ hợp hóa dầu miền Nam và dự án kho cảng LNG Thị Vải cho công ty PVGAS. Về dài hạn, động lực tăng trưởng chính về xây lắp phải kể đến siêu dự án lô B – Ô Môn khai thác mỏ khí ở Ô Môn với trữ lượng ước tính 107 tỷ m3.
Về dịch vụ FSO/FSPO, đây là hoạt động kinh doanh mà PVS gần như độc quyền và đã có kinh nghiệm vận hành trong nhiều năm, đồng thời công ty cũng đang sở hữu/đồng sở hữu 6 kho nổi FSO/FPSO giúp đảm bảo nhu cầu thông suốt cho thời gian tới. Trong tương lai, dự báo khi triển khai dự án lô B – Ô Môn, nhu cầu về sử dụng dịch vụ kho chứa nổi FSO/FSPO của PVS dự kiến sẽ tăng mạnh. Từ đó đem lại cho PVS một nguồn thu ổn định.
Bên cạnh mảng kinh doanh chính liên quan đến dịch vụ hạ tầng dầu khí, PVS cũng hướng đến mảng năng lượng sạch. Với lợi thế kinh nghiệm hoạt động thi công các công trình công nghiệp lớn ở ngoài khơi, PVS đã công bố 2 dự án điện gió ngoài khơi, kết hợp cùng với Semco Maritime. Hai dự án dự tính có tổng giá trị đầu tư lên tới 180 triệu USD, và được kỳ vọng sẽ là điểm tựa giúp PVS tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh của mình với tư cách nhà thầu các công trình điện gió ngoài khơi.
>> Tham gia nhóm Tư vấn đầu tư trải nghiệm miễn phí 14 ngày để tìm cơ hội thị trường tại đây.
Nguồn: Đầu tư từ đâu tổng hợp
XEM THÊM BÀI PHÂN TÍCH MỚI NHẤT:
- Cổ Phiếu Cần Quan Tâm Ngày 25.09.2023
- [Cập nhật mới nhất 2023] Đánh giá BCTC cổ phiếu HHV (CTCP Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả)
- [Cập nhật mới nhất 2023] Đánh giá BCTC cổ phiếu QNS (Đường Quảng Ngãi)
- Tin nhanh chứng khoán 21.09.2023
- Cổ Phiếu Cần Quan Tâm Ngày 22.09.2023
- Tin nhanh chứng khoán 20.09.2023
- Cổ Phiếu Cần Quan Tâm Ngày 21.09.2023
- [Cập nhật mới nhất 2023] Đánh giá BCTC cổ phiếu GMD (Gemadept)
- Tin nhanh chứng khoán 19.09.2023
Folllow chuyên gia của chúng tôi
Đăng ký mở tài khoản chứng khoán
Khóa học đầu tư thực chiến online miễn phí
Tham gia nhóm Zalo tư vấn đầu tư với chuyên gia
