Vai trò của Fed Pivot đối với nền kinh tế
Fed Pivot là gì?
Fed Pivot là khái niệm chỉ hành động xoay chuyển chính sách của Cục Dự trữ Liên bang (hay còn gọi là Ngân hàng trung ương Mỹ), tức là chuyển hướng chính sách tiền tệ từ nới lỏng sang thắt chặt hoặc ngược lại. Fed Pivot thường xảy ra khi các thành phần trong nền kinh tế đã thay đổi khiến cho Fed không thể tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ trước đây nữa.

Khi nào Fed Pivot xảy ra?
Fed chịu trách nhiệm công bố và điều hành chính sách tiền tệ của Mỹ. Về cơ bản Fed có 2 mục tiêu: duy trì sự ổn định về giá cả và toàn dụng lao động. Khi lạm phát xảy ra sẽ khiến tỷ lệ thất nghiệp giảm, tức là đạt được mục tiêu số 2 nhưng đồng thời giá cả cũng leo thang. Lúc này Fed Pivot sẽ xảy ra khi chính sách có sự thay đổi từ nới lỏng sang thắt chặt – Ví dụ như tăng lãi suất để điều chỉnh lại về mức cân bằng. Điều tương tự cũng xảy ra khi kinh tế giảm phát, Fed pivot xuất hiện và chính sách tiền tệ sẽ đảo chiều sang nới lỏng.
Những lần Fed Pivot xảy ra gần đây nhất có thể kể đến như: Cuối 2000, sau khi tăng lãi suất để ngăn chặn khủng hoảng, Fed Pivot đã xảy ra và lãi suất được điều chỉnh giảm cho đến tận 2004 rồi mới tăng trở lại. Một ví dụ lớn khác chính là thời điểm cuối 2021 – 2022, Mỹ áp dụng chính sách tiền tệ từ nới lỏng sang thắt chặt, đã khiến lãi suất tăng rất mạnh chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.

Fed Pivot có tác dụng hay không?
Tính đến hiện tại, Fed vẫn thể hiện vai trò điều tiết kinh tế ở Mỹ. Tuy nhiên đây không phải công cụ toàn năng. Có một số ý kiến cho rằng các thay đổi của Fed thường diễn ra muộn hơn chứ không đón đầu được những cuộc khủng hoảng. Những ý kiến khác lại cho rằng Fed Pivot có thể kết thúc quá sớm hoặc kéo dài quá lâu. Ví dụ trong những năm 1970, khi Fed nới lỏng việc thắt chặt quá sớm, khiến nền kinh tế rơi vào tình trạng stagflation (là thất nghiệp vừa gia tăng mà giá cả cũng gia tăng theo).
Vai trò của Fed Pivot trong nền kinh tế
Tại Mỹ, Fed Pivot thể hiện cho việc Fed đã thay đổi góc nhìn và có những hành động cụ thể để điều tiết nền kinh tế thông qua chính sách tiền tệ. Trong nhiều trường hợp, đây có thể coi là tín hiệu xác nhận của việc một chu kỳ kinh tế chuẩn bị kết thúc. Giống nhưng trường hợp năm 2022, việc Fed xoay chuyển chính sách tiền tệ đã khiến kinh tế thế giới nhanh chóng đảo chiều sang suy thoái. Dẫu vậy, đây không phải là một công cụ hoàn toàn hữu hiệu, do những thay đổi này có thể xảy ra muộn hơn hoặc sớm hơn so với chu kỳ kinh tế, dẫn đến những hậu quả như đã trình bày.

Đăng ký mở tài khoản chứng khoán
Khóa học đầu tư thực chiến online miễn phí
Tham gia nhóm Zalo tư vấn đầu tư với chuyên gia
