Hỗ trợ và kháng cự trong phân tích kỹ thuật
Hiểu rõ và ứng dụng các khái niệm về Mức Hỗ trợ (Support level) và Mức Kháng cự (Resistance level) là điều rất quan trọng khi xây dựng một chiến lược đầu tư kỷ luật và có nguyên tắc. Giá cổ phiếu thường xuyên biến động, phản ánh sự thay đổi liên tục của cung cầu. Thông qua việc xác định các mức giá mà ở đó có sự thay đổi lớn về cung cầu giúp nhà đầu tư xác định mức giá mua và bán. Các mức giá này có thể được xác định bởi thị trường một cách ngẫu nhiên, tuy nhiên chúng đều phản ánh quan điểm của các nhà đầu tư trên thị trường.

1. Mức hỗ trợ (Support level)
a. Khái niệm mức hỗ trợ
Mức hỗ trợ, hay còn gọi là “đáy” là mức giá mà ở đó lực mua cổ phiếu được cho là đủ mạnh để giữ giá không bị giảm sâu hơn nữa. Theo cách suy luận này, khi mà mức giá giảm gần đến mức hỗ trợ, thì cổ phiếu được coi là khá rẻ, nhu cầu mua của nhà đầu tư sẽ tăng mạnh và nhu cầu bán giảm đi, ngăn giá cổ phiếu giảm xuống dưới mức giá này.
b. Đặc điểm của mức hỗ trợ
Mức hỗ trợ không nhất thiết phải cố định và khi giá giảm sâu hơn mức hỗ trợ (thủng đáy) cho chúng ta tín hiệu nhóm nhà đầu tư bán đã thắng nhóm nhà đầu tư mua. Khi giá giảm xuống dưới mức hỗ trợ, hay còn gọi là thủng đáy gợi ý rằng nhà đầu tư sẵn sàng bán nhiều hơn và thiếu những yếu tố thúc đẩy nhà đầu tư mua vào. Khi giá thủng đáy và hình thành mức giá thấp hơn cho thấy nhà đầu tư đã giảm kỳ vọng và có thể tiếp tục bán ra với mức giá thấp hơn nữa.
Nhóm nhà đầu tư đang cầm tiền mặt cũng không nhất thiết sẽ mua vào ngay khi giá thủng hỗ trợ, mà họ sẽ đợi giá tiến đến mức hỗ trợ thấp hơn tiếp theo để tham gia. Một khi mức hỗ trợ bị thủng, một mức hỗ trợ mới thấp hơn sẽ được thiết lập.
Mức hỗ trợ là một đường nối ít nhất hai điểm đáy (điểm A và C như biểu đồ trên). Càng có nhiều điểm đáy tiệm cận với đường hỗ trợ thì đường hỗ trợ này càng cho tín hiệu đáng tin cậy hơn. Thêm vào đó, đường hỗ trợ được xem là mạnh nếu như góc nghiêng của nó thấp.
2. Mức kháng cự (Resistance level)
a. Khái niệm mức kháng cự
Mức kháng cự là mức giá mà ở đó nhóm nhà đầu tư bán ra được xem là đủ mạnh so với nhóm nhà đầu tư mua vào làm giá chứng khoán không tăng cao hơn được nữa. Theo cách suy luận này khi giá tăng lên chạm gần mức kháng cự, thì cung về cổ phiếu sẽ mạnh hơn cầu. Do đó giá sẽ ít có khả năng tăng thêm hơn nữa (trên mức kháng cự).
b. Đặc điểm mức kháng cự
Mức kháng cự không nhất thiết phải cố định và khi giá tăng vượt qua mức kháng cự cho ta tín hiệu rằng nhóm nhà đầu tư mua đã thắng và nhóm nhà đầu tư bán. Khi giá cổ phiếu vượt qua mức kháng cự cho chúng ta biết nhà đầu tư sẵn sàng mua vào và giảm ý định bán ra. Khi mức giá kháng cự bị xuyên thủng và đạt tới mức giá cao mới (new high) cho chúng ta thấy người mua đã tăng kỳ vọng của họ về lợi nhuận và sẵn sàng mua với mức giá cao hơn. Khi mức kháng cự bị xuyên thủng, một đường kháng cự mới sẽ hình thành ở một mức cao hơn.
Mức kháng cự là một đường thẳng nối ít nhất hai điểm đỉnh (điểm A và C của biểu đồ trên). Càng có nhiều đỉnh tiệm cận với đường kháng cự thì đường này càng cho tín hiệu mạnh. Hơn nữa, đường kháng cự được xem là mạnh nếu như nó không quá dốc.
Xem thêm: Phân tích kỹ thuật là gì?
THAM GIA NHÓM TƯ VẤN trong phiên giao dịch
Tham gia nhóm Tư vấn của Đầu Tư Từ Đâu (E-Broker) để được admin tư vấn điểm mua/điểm bán có lợi nhất. Bấm tham gia nhóm TẠI ĐÂY.
Hoặc mở app Zalo, quét mã QR để tham gia nhóm Tư vấn đầu tư miễn phí.
Kết bạn với admin qua Zalo 0981 084 636
BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC:
- Độ rộng thị trường chứng khoán là gì?
- Phương pháp Wyckoff trong đầu tư chứng khoán
- Lấp gap là gì và cách sử dụng trong phân tích kỹ thuật cổ phiếu
- Chiến lược & Ứng dụng đằng sau đường EMA 50 ngày
- Mô hình nến đảo chiều trên thị trường chứng khoán Việt Nam – phần 3
- Mô hình nến đảo chiều trên thị trường chứng khoán Việt Nam – phần 2
Folllow chuyên gia của chúng tôi
Đăng ký mở tài khoản chứng khoán
Khóa học đầu tư thực chiến online miễn phí
Tham gia nhóm Zalo tư vấn đầu tư với chuyên gia
