8 bí quyết để có được hạnh phúc tài chính

hạnh phúc tài chính

TRƯỚC KHI CƯỚI

Thẳng thắn trao đổi về tình trạng tài chính Rất nhiều cặp đôi tránh né việc nói chuyện tiền bạc trước khi bước vào hôn nhân, nhưng việc thiếu hiểu biết về nhau trong vấn đề này có thể là rủi ro tương đối lớn. Những sai lầm tài chính trong quá khứ hoàn toàn có thể ảnh hưởng tới tương lai.

Hãy làm quen với tình hình tài chính của đối tác, như số lượng thẻ tín dụng hay mỗi tháng chi tiêu bao nhiêu tiền. Có được bức tranh tổng quan về thói quen tài chính sẽ giúp các cặp vợ/chồng sắp cưới có được những quyết định đúng đắn khi hợp nhất tài sản

1. Hiểu rõ những khoản nợ 

“Làm quen” và trao đổi thẳng thắn về các khoản nợ của mình và của đối phương. Nếu cần thiết, bạn có thể cùng nhau hợp tác để giảm hoặc chi trả hoàn toàn các khoản nợ. Cho tới khi hoàn thành việc trả nợ, hãy tách bạch các vấn đề về tài chính – ví dụ như tránh mở các tài khoản đồng sở hữu,… Lý do khác là bạn sẽ cần có ít nhất một người có lịch sử tín dụng lành mạnh cho các hoạt động vay nợ cần thiết trong tương lai.

2. Tiết kiệm cho đám cưới và các mục tiêu xa hơn

Sau khi đã đính hôn, hay quyết định cưới, hãy mở một tài khoản tiết kiệm dành riêng cho các mục tiêu tài chính trong tương lai. Thông thường, các chuyên gia khuyến nghị dành tối thiểu 10% thu nhập của hộ gia đình để dành tiết kiệm mỗi tháng. 

Nếu bạn đang tiết kiệm cho đám cưới, hãy cân nhắc để dành nhiều hơn 10% số tiền hàng tháng. Khi đó bạn vẫn có thể duy trì khoản tiết kiệm hàng tháng mà vừa có khoản dành cho ngày trọng đại. Kể cả khi đã nhận được sự hỗ trợ cho khoản phí đám cưới từ gia đình, bạn vẫn sẽ cần một chút tiền cho tuần trăng mật hay cho ngôi nhà mới.

3. Tạo dựng kế hoạch chi tiêu phù hợp cho cả hai vợ/chồng

Tính toán tổng cộng cả hai chi tiêu bao nhiêu trong một tháng, nếu cần thiết bạn có thể gom hóa đơn của cả tháng vào một nơi để thống kê. Đừng quên các khoản chi tiêu có thể phát sinh như đám cưới hay tuần trăng mật. 

Việc hữu ích cần làm tiếp theo là đặt ra giới hạn chi tiêu. Đồng thời thỏa thuận với vợ/chồng bạn về mức chi tiêu bắt buộc phải thông báo cho nhau.

4. Chia quyền quyết định

Trong việc đưa ra các quyết định tài chính, phân chia quyền quyết định là ý tưởng không hề tồi. Ví dụ một người sẽ đưa ra các quyết định về chi phí hằng ngày, còn người kia quyết định các vấn đề về đầu tư và mua sắm dài hạn hơn

SAU KHI CƯỚI

6. Có nên hợp nhất hay không hợp nhất

Có rất nhiều cách để quản lý tài chính chung của hai vợ chồng. Hãy bình tĩnh xem xét các lựa chọn và tìm ra phương án phù hợp nhất.

Bạn có thể mở tài khoản đồng sở hữu, hoặc liên kết các tài khoản với nhau, hoặc tự mình quản lý riêng từng tài khoản. 

7. Cập nhật người thừa kế

Một khi đã kết hôn, bạn có thể lựa chọn vợ/chồng mình là người thừa kế – người sẽ thừa hưởng tài sản và các quyền lợi khác một khi có điều gì xảy ra với bạn. Danh sách các sản phẩm cần cập nhật bao gồm bảo hiểm nhân thọ, di trúc,…

 8. Hẹn hò…tài chính?

Bàn luận về tiền bạc nên được gắn liền với tâm lý vui vẻ lành mạnh, không có lý do gì để chờ đợi tới khi có vấn đề xảy ra mới đả động đến. Do đó hãy đặt ra một buổi tối hàng tháng để hoàn toàn dành cho các vấn đề tiền nong, nói về các quyết định tài chính, điểm lại các “thành tựu” và kết quả tiết kiệm đạt được trong tháng, cùng nhau đi bước đến các mục tiêu mới.

Xem thêm: Bạn đã đủ điều kiện tài chính để có con?