Kế hoạch cho hành trình độc lập tài chính

Bất kể tình trạng tài chính của bạn hiện tại đang ở mức nào hoặc sự nghiệp của bạn đang tiến triển ra sao, tự do tài chính luôn là điều hấp dẫn tất cả chúng ta. 

Nghỉ hưu và tự do tài chính có vẻ xa vời khi ở độ tuổi 20 hoặc 30, nhưng đạt được sự độc lập về tài chính khi còn trẻ là điều hoàn toàn có thể và nhiều người đang tích cực làm việc hướng tới mục tiêu đó.

Độc lập tài chính là gì?

Độc lập tài chính có thể có nhiều ý nghĩa đối với những người khác nhau. Bạn có thể lựa chọn tiếp tục làm việc, vì vậy nghỉ hưu và độc lập tài chính không nhất thiết phải song hành.

Hãy nhớ rằng đây là một định nghĩa chung. Mục tiêu của việc theo đuổi độc lập tài chính hay tự do tài chính là đạt được tự do trong cuộc sống, không bị căng thẳng và lo lắng về tiền bạc. Mục tiêu đạt được sự độc lập về tài chính của bạn có thể cao hơn hoặc thấp hơn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ sử dụng định nghĩa tiêu chuẩn, nhưng hãy đặt mục tiêu cao hơn hoặc thấp hơn cho chính bạn.

Kế hoạch độc lập tài chính

1. Lý do bạn cần độc lập tài chính là gì ?

Trước tiên, bạn cần hiểu lý do tại sao bạn muốn theo đuổi độc lập về tài chính. Bạn muốn thoát khỏi công việc nhàm chán? Bạn muốn đi du lịch khắp thế giới? Bạn muốn có nhiều thời gian hơn cho gia đình? 

Không có lý do đúng hay sai, nhưng bạn nên nghĩ về động lực của bản thân vì nó có thể có tác động lớn trên đường đi. Theo đuổi sự độc lập về tài chính sẽ đòi hỏi một số hy sinh nhất định và sẽ dễ dàng hơn nhiều để đánh đổi những hy sinh đó khi bạn nhận ra lý do tại sao bạn bắt đầu.

2. Tính toán chi phí hằng năm

Trước khi bạn có thể biết mình cần tiết kiệm và tích lũy bao nhiêu tiền để đạt được sự độc lập về tài chính, bạn cần biết mình chi tiêu bao nhiêu mỗi năm. Điều này bao gồm TẤT CẢ các chi phí của bạn.

Hy vọng rằng bạn đã biết mình chi tiêu bao nhiêu tiền mỗi tháng hoặc mỗi năm. Còn nếu không thì hãy bắt đầu theo dõi các khoản chi tiêu của mình một cách thường xuyên để đảm bảo rằng bạn biết chính xác số tiền mình đang chi tiêu. Bạn có thể sử dụng bảng tính ngân sách Excel đơn giản hoặc viết ra giấy để giúp theo dõi cụ thể chi phí

3. Tăng tỉ lệ tiết kiệm của bạn

Tỷ lệ tiết kiệm của bạn là tỷ lệ phần trăm thu nhập mà bạn còn lại sau khi trả thuế và tất cả các chi phí khác. Nếu bạn hiện đang kiếm được 100 Triệu và tiết kiệm 10 Triệu mỗi năm, tỷ lệ tiết kiệm là 10%.

Nhiều chuyên gia tài chính khuyên rằng bạn nên có tỷ lệ tiết kiệm khoảng 15%, nhưng lời khuyên đó dựa trên kế hoạch làm việc cho đến khi bạn khoảng 65 tuổi.

Tăng tỉ lệ tiết kiệm tiền

Nếu bạn muốn đạt được sự độc lập về tài chính sớm hơn, bạn sẽ cần phải tăng tỷ lệ tiết kiệm của mình. Nhiều người đang theo đuổi sự độc lập về tài chính có thể đạt được tỷ lệ tiết kiệm từ 40% – 50%, hoặc thậm chí hơn.

Hãy tiếp tục cải thiện tỷ lệ tiết kiện bằng cách tìm ra nhiều cách hơn để cắt giảm chi phí hoặc tăng thu nhập (mà không làm tăng chi phí của bạn).

4. Cắt giảm chi phí hàng tháng

Khi bạn đang tìm cách để tăng tỷ lệ tiết kiệm của mình, hãy dành một chút thời gian để đánh giá tất cả các chi phí định kỳ hàng tháng. Việc giảm những khoản chi tiêu này sẽ cho phép bạn tiết kiệm hàng tháng và tác động tích lũy của một vài thay đổi nhỏ có thể làm tăng tỷ lệ tiết kiệm của bạn.

Bạn cũng có thể giảm số tiền mình chi tiêu cho hàng tạp hóa, gas, điện nước và giải trí bằng một số thay đổi nhỏ và một chút kỷ luật.

5. Thiết lập thói quen chi tiêu và tiết kiệm tốt

Vệc tìm cách tiết kiệm trong thời gian đầu có vẻ khó khăn, nhưng bạn sẽ nhanh chóng hình thành một số thói quen tốt giúp mọi việc trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Bạn có thể thực hiện thử thách tiết kiệm tiền giúp bạn có thêm động lực để tiết kiệm nhiều nhất có thể.

Một khi bạn có thói quen thường xuyên xem xét các khoản chi tiêu, tiết kiệm và giá trị ròng của mình, bạn sẽ thấy rằng tiết kiệm tiền không còn là một thách thức và trở thành một phần trong cuộc sống bình thường của bạn.

6. Tăng thu nhập của bạn

Giảm chi tiêu nên là một trong những mục tiêu của bạn nếu bạn muốn theo đuổi sự độc lập về tài chính, nhưng có một cách khác để tăng tỷ lệ tiết kiệm là kiếm nhiều tiền hơn. Nhiều người làm thêm công việc phụ như một cách để gia tăng thu nhập, giá trị tài sản ròng nhanh hơn.

Một lợi ích lớn khác của công việc phụ là bạn có thể tiếp tục làm việc đó (nếu bạn muốn) sau khi bạn nghỉ hưu công việc chính thức. 

Đồng thời, bạn có thể được tăng lương ở công việc hiện tại bằng cách phát triển một số kỹ năng có thu nhập cao, làm thêm giờ, được thăng chức hoặc nhận một công việc được trả lương cao hơn. Các tùy chọn này có thể cho phép bạn tăng tỷ lệ tiết kiệm khi đang làm việc.

7. Có kể hoạch đầu tư

Tất cả số tiền bạn tiết kiệm được sẽ cần được đầu tư. Có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau mà bạn có thể thực hiện khi đầu tư, nhưng bạn không cần phải cảm thấy choáng ngợp hoặc sợ hãi nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm đầu tư.

Bạn sẽ phải tìm hiểu mức độ rủi ro khi đầu tư vào các mô hình: Bất động sản, chứng khoán, vàng hay tiền ảo. Hãy nhớ rằng hình thức đầu tư nào cũng có những rủi ro và bạn cần nắm rõ để xác định lĩnh vực đầu tư phù hợp. Hãy nhớ rằng lợi nhuận luôn tỷ lệ thuận với rủi ro, đồng nghĩa với việc nếu bạn không mạo hiểm, lợi nhuận bạn nhận về sẽ thấp

Nếu bạn đang là sinh viên đã bắt đầu có những khoản tiết kiệm nhỏ mà chưa biết đầu tư vào đâu có thể tìm hiểu về mua cổ phiếu lô lẻ với số vốn ban đầu chỉ từ 1 đô la.

Bạn cũng nên nhớ rằng không phải tất cả tài sản hoặc khoản đầu tư đều như nhau về tính thanh khoản. Đảm bảo rằng bạn có một quỹ khẩn cấp hoặc một khoản đầu tư/tài sản khác có thể chuyển đổi thành tiền mặt nhanh chóng nếu cần.

Tổng kết

Ở trên là những điều cơ bản để bắt đầu hành trình hướng tới sự độc lập về tài chính, nhưng bạn sẽ phải tiếp tục học hỏi và cải thiện kiến ​​thức về tài chính của mình . Đây là một hành trình dài hạn, đòi hỏi sự cam kết đáng kể và một số thay đổi trong cuộc sống của bạn, nhưng những hy sinh và thay đổi đó sẽ được đền đáp khi bạn giành được quyền kiểm soát cuộc sống của mình thay vì bị kiểm soát bởi tiền bạc và công việc.