Kiểm soát tài chính khi chăm sóc sức khỏe đặc biệt cho người thân

  1. Lên kế hoạch tổng thể và chi tiết.
  2. Xác định thu nhập khi nghỉ hưu, xác định số tiền cần tích lũy cho việc chăm sóc sức khỏe đặc biệt.
  3. Quản lý các giấy tờ cần thiết và quản trị rủi ro tài chính khi chăm sóc sức khỏe đặc biệt.
  4. Chuẩn bị cho chặng đường cuối cùng.

Bước 1. Lên hoạch tổng thể, chi tiết 

Nếu bạn được phân công lên kế hoạch tổng thể, chăm sóc sức khỏe đặc biệt cho người thân, việc đầu tiên, xem xét các loại chi phí:

chăm sóc sử khoẻ đặc biệt

Tiếp theo, gặp mặt các thành viên gia đình, quyết định những vấn đề sau:

  • Tùy thuộc tình trạng bệnh tật, tình trạng tài chính,… các thành viên quyết định cách thức tự chăm sóc tại nhà, thuê dịch vụ theo giờ, hay chăm sóc nội trú.
  • Quyết định người trực tiếp chăm sóc? 
  • Quyết định nguồn đóng góp, thứ tự ưu tiên, quản lý tài chính, cơ chế báo cáo.
  • Quyết định phần đóng góp của các thành viên, (tùy thuộc mỗi gia đình: theo ngôi thứ, tình trạng gia đình, tình trạng tài chính, chia đều,….hoặc kết hợp các cách trên, phần đóng góp của người chăm sóc sẽ thấp hơn những người khác (vì chịu áp lực, hy sinh nhiều hơn).
  • Lập biên bản, tóm tắt những thống nhất chung, lấy chữ ký các thành viên làm căn cứ thực hiện.

Nếu nhận trách nhiệm chăm sóc sức khỏe đặc biệt, bạn tiến hành sửa chữa các hạng mục phục vụ sinh hoạt: như TV, xe đẩy, camera, chuông, điện thoại thông minh…; lên kế hoạch chi tiết; kế hoạch chi tiết cho người cao tuổi: thời gian biểu sinh hoat, lịch uống thuốc, lịch vận động, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi….; quy trình cụ thể: quy trình chăm sóc, giám sát, báo cáo… đảm bảo vận hành trong tầm kiểm soát.

Cho dù được ưu tiên đóng góp, chắc chắn chăm sóc sức khỏe đặc biệt người cao tuổ,i ít nhiều ảnh hưởng tới ngân sách tài chính gia đình, ngay cả khi bạn có kế hoạch từ trước. 

Giờ là lúc cần cân đối lại ngân sách chi tiêu gia đình riêng của bạn

  • Giảm bớt các khoản nợ, giảm các khoản chi tiêu không thiết yếu, dành nhiều nguồn lực hơn tiết kiệm trung, dài hạn.
  • Xem lại cơ cấu chi tiêu thiết yếu cả gia đình, duy trì ở mức dưới 50% tổng thu nhập, đảm bảo cân bằng tài chính trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
  • Quỹ dự trữ cho mất việc tạm thời (3-6 tháng chi tiêu thiết yếu), đảm bảo dự phòng đầy đủ.
  • Quỹ dự phòng bảo hiểm sức khỏe (chiếm 5% thu nhập) cần được duy trì, (dành cho những người trụ cột tài chính 65 tuổi).
  • Lên kế hoạch tích lũy cho hưu trí của chính bạn, không nên để chăm sóc sức khỏe đặc biệt người thân ảnh hưởng kế hoạch hưu trí, vì một ngày nào đó, bạn sẽ cần đến, không trở thành gánh nặng của cho con cái. 
  • Số tiền còn lại tập trung ưu tiên tích lũy cho chăm sức khỏe cho người thân
    • Mở riêng tài khoản ngân hàng, mục đích chăm sóc sức khỏe đặc biệt cho người thân, mọi thành viên cùng đóng góp, giám sát, ưu tiên trang trải như sau:Đầu tiên là chi phí thuốc thang, khám bệnh, vật tư tiêu hao; sau đó là chăm sóc thông thường và chi phí đặc biệt.
    • Nếu gia đình tích lũy đủ chi phí phẫu thuật và viện phí thì thật tốt, bằng không, sử dụng sản phẩm tín dụng ngân hàng, tạo quỹ dự trữ tài chính ngắn hạn cho mục đích phẫu thuật và viện phí. Nếu sự kiện xảy ra, bạn chủ động nguồn tiền, sau đó cùng mọi người đóng góp để trả gốc, lãi khoản tín dụng.

Cho dù ở giai đoạn nào của cuộc sống, việc tạo lập quỹ dự trữ tài chính dành cho chăm sóc sức khỏe cũng rất cần thiết, tích lũy càng sớm, càng có lợi. 

  • Khi còn trẻ (dưới 65 tuổi) hãy tạo quỹ dự trữ tài chính chăm sóc sức khỏe bằng cách mua một hợp đồng bảo hiểm hỗ trơ viện phí.
  • Khi trung niên, chuẩn bị về hưu, tăng dần tỷ trọng tích lũy tiền mặt cho hưu trí và chăm sóc sức khỏe,một ngày nào nào đó, người thân hoặc chính mình sẽ sử dụng đến mà không trở thành gánh nặng cho thế hệ sau.Số tiền tích lũy hàng tháng cho hưu trí và chăm sóc sức khỏe có thể dưới dạng 1 sổ tiết kiệm hay một khoản đầu tư tùy thuộc khẩu vị rủi ro của bạn.

Bước 2: Xác định số tiền tích lũy cho hưu trí, chăm sóc sức khỏe đặc biệt

xác định số tiền tích luỹ cho hưu trí

Bạn xác định số tiền tích lũy cho hưu trí

  • Bạn cung cấp tuổi hiện tại, tổng thu nhập của gia đình, bảo hiểm xã hội của hai vợ chồng nhận được ở thời điểm 65 tuổi, các khoản hưu trí tự nguyện nếu có.
  • Số tiền bạn cần khi nghỉ hưu, tối thiểu bằng 60% thu nhập khi đang làm việc.
  • Cung cấp giá trị tài sản: nhà cửa và xe cộ thuộc sở hữu, tới thời điểm bạn nghỉ hưu.

Hệ thống tính toán số tiền mỗi tháng cần tích lũy cho hưu trí.*Số tiền tích lũy hàng tháng có thể dưới dạng 1 hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, 1 sổ tiết kiệm hay một khoản đầu tư tùy thuộc khẩu vị rủi ro của bạn.

Hệ thống đồng thời điều chỉnh phân lại bổ tài sản, giúp bạn biết tình trạng tài chính gia đình khi tham gia tích lũy cho hưu trí, luôn đảm bảo cân bằng trong mọi tình huống.

Nếu là người chăm sóc sức khỏe đặc biệt cho người thân, bạn biết phần đóng góp của bạn sẽ trong phạm vi từ 5+3 triệu/ tháng, (15%+11%)

Ở tuổi nghỉ hưu (sau 65 tuổi), hệ thống một lần nữa tái phân bổ tài sản, (khi đó quỹ bảo vệ không sử dụng được vì các công ty không bảo hiểm sức khỏe sau 65 tuổi). 

Giai đoạn này, điều bạn cần: cân bằng chi tiêu thiết yếu; tích lũy cho chăm sóc sức khỏe; tiền mặt cho chi tiêu, giúp bạn sống chủ động, nếu cần đến chăm sóc sức khỏe đặc biệt, sẽ không trở thành gánh nặng cho con cái.

Còn khoản mục quan trọng trong tài sản ròng: nhà cửa và xe cộ. Bạn và người thân bàn bạc, quyết định như thế nào khi sự kiện chăm sóc sức khỏe đặc biệt đến đột ngột và số tiền đóng góp của các thành viên bị thiếu hụt.

*Khoản mục liên quan tới quyết định nhà cửa và xe cộ nên đưa vào di chúc để đảm bảo tính pháp lý và thực thi.

chi phí chăm sóc đặc biệt

Bước 3: Quản lý các giấy tờ cần thiết và quản trị rủi ro tài chính khi chăm sóc sức khỏe đặc biệt

Những người được giao trách nhiệm chăm sóc sức khỏe đặc biệt cho người thân, cần xem xét thường xuyên các nội dung: quản lý tài chính, các loại giấy tờ quan trọng, quản trị rủi ro chăm sóc sức khỏe, luôn đảm bảo các nội dung trong tầm kiểm soát và chủ động điều chỉnh, phù hợp với bối cảnh.

Quản lý tài chính

  • Cần nắm được chi phí cần thiết chăm sóc sức khỏe.
  • Cần biết người thân đang nắm giữ tài sản gì, bao gồm các khoản nợ, tài sản ròng là bao nhiêu, tỷ trọng tài sản thanh khoản cao (khả năng chuyển đổi ngay sang tiền mặt)? Ai là đầu mối liên hệ các loại tài sản này (công ty bảo hiểm xã hội, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, quỹ đầu tư).
  • Trong trường hợp các tài sản thanh khoản không đủ duy trì các chi phí chăm sóc, phương án bán các tài sản nhà cửa, xe cộ, … như thế nào?
  • Ai là người trong gia đình được ủy quyền quản lý tài sản này.

Quản lý các loại giấy tờ quan trọng

  • Giấy ủy quyền cho người quản lý tài chính các tài sản đã nói ở trên.
  • Hồ sơ sức khỏe của người thân, cung cấp bởi bệnh viện, mô tả tình trạng, các loại thuốc, dụng cụ, thiết bị cần thiết, các yêu cầu chung, yêu cầu chi tiết về sức khỏe..
  • Giấy ủy quyền cho một người sẽ ra quyết định sức khỏe trong tình huống nhạy cảm (người này có thể là người thân, hoặc một bác sỹ bệnh viện).
  • Bản di chúc 
  • Giấy tờ ủy quyền cho một người thực hiện di chúc.
  • Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu các tài sản: sổ bảo hiểm xã hội, sổ tiết kiệm, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, tài khoản chứng khoán, tài khoản ngân hàng, chứng nhận quyền sử dụng đất, ….

Việc lập di chúc, quản lý di chúc, các giấy tờ pháp lý nên tham khảo tư vấn của luật sư, đảm bảo tính minh bạch, công khai, giảm bớt các chi phí phát sinh, đảm bảo quản trị rủi ro ngay từ ban đầu.

Quản trị rủi ro tài chính cho chăm sóc sức khỏe đặc biệt

Người cao tuổi đối mặt với rủi ro bị lạm dụng tài chính, vô tình hay cố ý, gây ra bởi người được ủy quyền quản lý tài chính, người làm thuê cho dịch vụ chăm sóc, đôi khi do chính người được giao thực hiện chăm sóc, bởi người cao tuổi phải sống trong hoàn cảnh không thuận lợi (không minh mẫn, không ý thức, không thể hiện cảm xúc, hành vi…),

Ai là nạn nhân?

  • Hầu hết những người già từ 80-89 khi không có khả năng thực hiện các hành vi như: nói năng, di chuyển,cử động…
  • Phụ nữ gặp nguy cơ này gấp đôi so với nam giới
  • Những người sống cô đơn.
  • Những người cần trợ giúp về sức khỏe tại nhà hay nội trú.

Ai là người lạm dụng?

  • Người lạ: 51%
  • Người thân/ bạn bè/ hàng xóm: 34%
  • Nơi cung cấp dịch vụ y tế: 4%
  • 60% người lạm dụng là đàn ông, hầu hết từ 30-59 tuổi
  • Người lạm dụng là phụ nữ, có xu hướng trẻ hơn từ 30-39.

Là người chăm sóc sức khỏe đặc biệt cho người thân, bạn cần nhận diện cách lạm dụng tài chính sau đây.

(Lạm dụng tài chính là việc ai đó lợi dụng hoàn cảnh đặc biệt của người cần chăm sóc, thực hiện việc chuyển giao tài sản, tiền bạc hay các thông tin quan trọng về tài sản)

  • Sử dụng sai trái mục đích:  Người được ủy quyền quản lý tài sản sử dụng tài sản sai mục đích, phạm vi được ủy quyền.
  • Lừa gạt: Hành vi giả mạo lợi dụng tình cảm,tin tưởng qua các phương tiện email, facebook, zalo.
  • Lấy cắp quyền sở hữu, truy cập bất hợp pháp định danh và mật khẩu (tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán….).
  • Cố tình không thực hiện trách nhiệm quản lý tài sản: cố tình không thông báo cho gia đình những khoản lợi tức từ tài sản, cố tình không thực hiện nghĩa vụ khiến hợp đồng bảo hiểm không còn hiệu lực….

Có thể người thân của bạn đang ở trong tình trạng bị lạm dụng tài sản tài chính với những dấu hiệu sau:

  • Không thanh toán đúng hạn các hóa đơn định kỳ.
  • Không mua/ mua thiếu thức ăn hoặc thuốc uống theo quy trình đặt ra.
  • Một số tiền lớn được rút và chuyển khoản ra ngoài.
  • Mất mát, hao hụt tài sản cá nhân hoặc tư trang cá nhân.
  • Người được chăm sóc đặc biệt bị cô lập, gián đoạn thông tin hoặc không có sự liên hệ gì với người thân trong gia đình.

Các biện pháp phòng ngừa, giám sát để giảm thiểu các hành vi lạm dụng tài chính:

  • Tham khảo luật sư về các điều khoản của các loại hợp đồng, đặc biệt là hợp đồng chăm sóc nội trú hoặc chăm sóc theo giờ.
  • Kiểm tra các hóa đơn (tần suất, chất lượng, số lượng, trọng lượng) đặc biệt là đồ ăn, thuốc uống.
  • Phối hợp với các công ty bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán, cùng giám sát khoản rút tiền trong tài khoản, sao kê theo định kỳ, sử dụng dịch vụ online để kiểm tra thường xuyên.
  • Lắp đặt trang thiết bị cần thiết như camera, kiểm tra định kỳ zalo, facebook để phòng ngừa kẻ gian lừa gạt người cao tuổi.
  • Hướng dẫn người được chăm sóc đặc biệt các quy tắc tối thiểu, tự bảo vệ tài sản, kịp thời thông báo nếu có hành vi bất thường.

Bước 4: Chuẩn bị cho chặng đường cuối cùng

Một vấn đề quan trọng trong chăm sóc sức khỏe đặc biệt, đó là chuẩn bị cho giai đoạn cuối cùng của cuộc đời. Không dễ dàng tìm được giải pháp cho vấn đề này, tuy nhiên chuẩn bị trước, luôn là phương án tốt trong mọi trường hợp, giúp cho người thân cảm thấy thoải mái, các thành viên trong gia đình an tâm, vẹn toàn.

Phần lớn, khi đối diện với thời khắc cuối con đường, mọi người đều bày tỏ điều họ muốn và không muốn đối với việc chăm sóc. Các thành viên gia đình cần suy đoán các mong mỏi, gợi mở cho người thân nếu họ chưa có sự chuẩn bị.

Các câu hỏi dưới đây có thể hữu ích:

  • Nơi nào họ muốn được ra đi? Ở nhà, ở bệnh viện? Bên cạnh sẽ là những người yêu mến họ, hay một vài người hay càng ít người càng tốt?
  • Họ muốn được chăm sóc ý tế như thế nào khi ra đi?
  • Họ muốn ai chăm sóc họ giây phút cuối cùng? Nam hay nữ
  • Họ có muốn dịch vụ đặc biệt của bệnh viện, dành cho những phút giây hấp hối 
  • Loại dịch vụ mai táng nào họ muốn: hỏa táng hay địa táng? …
  • Nọ muốn được an nghỉ tại đâu, nghĩa trang nào? địa điểm nào? nằm cạnh ai?
  • Họ muốn được thờ cúng như thế nào?

Bạn hãy chắc chắn rằng, những mong ước cuối cùng được lắng nghe, di chúc được thực hiện. Copy cho những người thân trong gia đình, cùng hoàn thành tâm nguyện của một người, cả đời đã hy sinh cho những gì họ thương yêu. Hãy trân trọng giây phút cuối cùng, gợi lại kỷ niệm tuyệt vời họ muốn mang theo, để lòng tự hào về điều tốt đẹp nhất đã làm cho những người thân thương cháy mãi trong lòng người ra đi và trong trái tim người ở lại.

Xem thêm: Chuẩn bị về tài chính đối mặt với các bệnh không thể phục hồi

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC:

Chào các bạn, tôi là Đỗ Hoàng Quân. Tôi tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2007. Trải qua nhiều chu kỳ, tôi am hiểu quy luật vận động của thị trường và xây dựng cho mình những nguyên tắc quan trọng để có thể kiếm tiền bền vững trên thị trường chứng khoán. Tìm hiểu thêm về tôi tại đây.

anh Quan

Đăng ký mở tài khoản chứng khoán

Tham gia nhóm Zalo tư vấn đầu tư Miễn phí

Mở app Zalo, scan để tham gia nhóm tư vấn của E-Broker hoặc kết bạn với admin qua SĐT 0981 333 743

Đọc nhiều nhất

Chuyên mục