Lạm phát & Giảm phát cái nào đáng sợ hơn?

Lạm phát là gì?

Là sự tăng lên mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa & dịch vụ theo thời gian. Điều đó cũng thể hiện sự mất giá của đồng tiền khi một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa & dịch vụ hơn so với trước.

Nguyên nhân sinh ra lạm phát xuất từ 2 lý do: thứ nhất là do cầu kéo khi nhu cầu của người dân tăng vọt trong khi cung hàng hóa trên thị trường không đáp ứng đủ nhu cầu; thứ hai là do chi phí đẩy khi chi phí nguyên liệu đầu vào để sản xuất hàng hóa tăng mạnh đẩy giá bán sản phẩm đến tay người tiêu dùng tăng theo.

Giảm phát là gì?

Là hiện tượng ngược lại so với lạm phát khi mức giá chung của hàng hóa & dịch vụ giảm xuống một cách liên tục theo thời gian.

Nguyên nhân xảy ra giảm phát là xuất phát từ 2 lý do chính: thứ nhất là do niềm tin của người tiêu dùng sụt giảm, những sự kiện kinh tế bất ngờ khiến người dân bi quan hơn về triển vọng kinh tế từ đó người dẫn có xu hướng tiết kiệm hơn là chi tiêu; thứ hai là do tình trạng dư thừa trong sản xuất do sự phát triển của công nghệ sản xuất mới giúp việc sản xuất trở nên dễ dàng, nhanh chóng hơn từ đó khiến lượng cung ra thị trường vượt xa nhu cầu thực tế.

Hệ lụy của Lạm phát và Giảm phát

Lạm phát

Hiện tượng giá cả hàng hóa tăng mạnh trong khi thu nhập của người dân không tăng lên khiến tình trạng nhiễu loạn thị trường thường xuyên xảy ra do xuất hiện tình trạng đầu cơ hàng hóa khiến phân phối thu nhập trong xã hội không bình đẳng.

Lạm phát tăng mạnh sẽ kéo theo lãi suất tăng từ đó sẽ tạo ra hậu quả là nền kinh tế suy thoái và thất nghiệp gia tăng khi các doanh nghiệp phải trả chi phí đi vay cao hơn.

Tuy nhiên, không phải cứ lạm phát là điều xấu mà thực tế cho một nền kinh tế có lạm phát vừa phải từ 2-5% được xem là tín hiệu tốt bởi mức lạm phát vừa phải giúp chính phủ có nhiều dư địa để kích thích đầu tư thông qua mở rộng tín dụng, kích thích tiêu dùng, vay nợ…

Giảm phát

Hiện tượng giá cả hàng hóa giảm giá trị khi nhu cầu tiêu dùng của người dân ít đi khiến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp ảm đạm, các doanh nghiệp sẽ hạn chế đầu tư, cắt giảm nhân sự, chi phí để bù đắp sự thiếu hụt nhu cầu.

Giảm phát kéo dài với lãi suất thấp nhưng không kích thích được nhu cầu tiêu dùng của người dân sẽ dễ tạo ra sự suy thoái kinh tế, các nhà máy đóng cửa hàng loạt, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng… Trong lịch sử, thế giới từng chứng kiến 2 đợt giảm phát trầm trọng nhất là Đại suy thoái Mỹ 1930-1933 và hàng thập kỉ kinh tế Nhật Bản trì trệ từ năm 1990 đến nay.

Lạm phát và Giảm phát cái nào đáng sợ hơn?

Lạm phát và giảm phát có mối quan hệ chặt chẽ: để kiềm chế lạm phát khi giá cả tăng mạnh, các ngân hàng trung ương có thể mắc sai lầm khi tăng lãi suất quá nhanh kéo nền kinh tế rơi vào suy thoái khi người tiêu dùng cắt giảm mạnh chi tiêu do lo ngại suy thoái kinh tế sẽ ập đến.

Khi các ngân hàng trung ương tăng mạnh lãi suất thì không ít người cho rằng suy thoái xảy ra là cái giá quá đắt để kiềm hãm lạm phát. Tuy nhiên, quan điểm khác lại cho rằng suy thoái xảy ra là một giai đoạn cần thiết để gột rửa nền kinh tế, loại bỏ những mô hình yếu kém.

Đối với thị trường chứng khoán, nếu nền kinh tế “hạ cánh mềm” chỉ xảy ra tình trạng lạm phát bình thường thì thị trường chứng khoán khó giảm mạnh, mức giảm lớn nhất chỉ giảm 20-30%, và chủ yếu sẽ đi ngang mà khó tạo đột biến. Nếu nền kinh tế giảm phát & suy thoái thì thị trường chứng khoán thường giảm rất mạnh 30-50%, tuy nhiên sau đó khi tạo đáy dài hạn thành công thì đi lên rất nhanh với sự dẫn dắt của những siêu doanh nghiệp mới tồn tại qua giai đoạn khó khăn.

Nếu đo hiệu quả theo năm của chỉ số SP500 thì chỉ có giảm phát mới khiến TTCK giảm mạnh trong khi phần lớn các giai đoạn lạm phát đều chứng kiến TTCK tăng điểm. Do vậy, có thể thấy nếu nền kinh tế rơi vào Giảm phát thì TTCK thường diễn biến tiêu cực hơn là Lạm phát.

Mở tài khoản chứng khoán trong 5 phút

Đăng ký mở tài khoản chứng khoán với chúng tôi để được đào tạo và hỗ trợ đầu tư từ kiến thức căn bản đến những tip đầu tư hiệu quả. Chúng tôi cập nhập những tin tức thông tin mới nhất hằng ngày giúp khác hàng. Đặc biệt hướng dẫn sử dụng công cụ khuyến nghị FIT giúp mọi nhà đầu tư đều có thể kiếm được lợi nhuận trên thị trường chứng khoán. Đăng ký ngay