Làm sao để du lịch tiết kiệm nhất?
Kể từ lúc bạn tìm kiếm địa điểm mong ước, cho tới khi trên đường trở về nhà, bạn có thể sẽ gặp phải hàng loạt các chi phí ẩn và phát sinh khác nhau. Hãy rà soát các khoản sau trước khi di chuyển để loại bỏ các khoản chi không cần thiết, và dư dả tiêu xài cho các mục đích có ý nghĩa hơn!

Đặt phòng, đặt vé Online
Khi bắt đầu nghiên cứu địa điểm, hãy nhớ rằng những khoản tiền đặt phòng và đặt vé thường chưa bao gồm thuế và các loại phí đặt phòng khác. Hãy ấn vào trang thanh toán – nhưng đừng cung cấp số thẻ hay các phương pháp thanh toán vội! Hãy kiểm tra chi phí thực sự mà bạn sẽ phải chi trả.
Đây là phương pháp tốt nhất để so sánh và tiết kiệm chi phí khi đặt chỗ Online.
Giấy tờ di chuyển
Một số loại giấy tờ và những chi phí cơ bản thường không thể tránh khỏi, nhưng nếu bạn làm gấp các giấy tờ như hộ chiếu hay thị thực có thể đội chi phí lên rất đáng kể.
Hãy chuẩn bị giấy tờ ít nhất 2 tháng trước các chuyến đi để không phải trả thêm các khoản phụ phí.
Bảo hiểm du lịch
Hãy cân nhắc thật kỹ về các rủi ro trước khi đặt bút ký các khoản bảo hiểm. Bảo hiểm du lịch hoàn toàn có thể xứng đáng cho một kỳ nghỉ đắt tiền với gia đình và các sự cố có thể xảy ra với lũ trẻ của bạn, nhưng cũng có thể không cần thiết cho một chuyến đi nhỏ thăm gia đình người thân.
Bạn cũng hoàn toàn có thể tránh được khoản phí này, trong trường hợp bên cung cấp thẻ tín dụng có dịch vụ bảo hiểm miễn phí cho các chuyến du lịch.
Di chuyển
Các khoản phụ phí khi di chuyển hàng không ngày càng đa dạng, và có thể chiếm tới 40% doanh thu của một hãng hàng không. Hãy nhớ rằng phụ phí có thể tính theo đầu người, và bạn cần phải kiểm tra các chính sách này trước khi bắt đầu di chuyển:
- Phí hành lý đi kèm: Kiểm tra phí nếu không được miễn phí hành lý đi kèm. Đảm bảo rằng trọng lượng hành lý bạn mang theo nằm trong khoảng quy định để không phải đóng thêm.
- Lựa chọn ghế ngồi: Nếu bạn không muốn ngồi giữa hai người lạ, hoặc không ngồi cạnh người thân, hoặc những vị trí khó chịu khác, thì khoản phí để lựa chọn ghế ngồi là không thể tránh khỏi.
- Di chuyển tới và ra khỏi sân bay: Hãy cân nhắc các dịch vụ di chuyển công cộng, nhưng hãy kiểm tra kỹ các lựa chọn khác (Ví dụ như khách sạn bạn ở có dịch vụ đưa đón sân bay,…)
- Thuê phương tiện di chuyển tại địa điểm du lịch: Hãy tìm hiểu kỹ các phương án thuê xe máy, ô tô,… và so sánh với các phương án di chuyển khác như taxi, đi ghép đoàn theo tour,…
Chỗ ở
- Phụ phí khách sạn, nhà nghỉ: Hãy hỏi trước lễ tân về chai nước mà bạn định uống hay đồ ăn vặt trong tủ lạnh. Thậm chí wifi và điện thoại ra ngoài cũng có thể được cộng vào hóa đơn của bạn.
- Phụ thu trẻ em: Trong các khách sạn và resort ở phân khúc cao hơn, việc phụ thu đối với mỗi trẻ em ở ghép phòng không phải là điều hiếm gặp
- Phí đỗ xe: Tại Việt Nam khoản phí này tương đối hiếm gặp, tuy nhiên nếu bạn thuê xe ô tô và ở trong các khách sạn tại các thành phố đông dân cư, hãy tham vấn thêm lễ tân về vấn đề này.
Các loại phí khác
- Cước điện thoại: Có tới 54 tỷ USD cước điện thoại nước ngoài được thu trong năm 2016, phương án tốt nhất khi bạn đi du lịch nước ngoài là mua một chiếc SIM của nước sở tại.
- Phí giao dịch ngoại tệ, phí đổi tiền: Hãy kiểm tra chính sách thẻ tín dụng của bạn đối với các giao dịch tại nước ngoài.
Xem thêm: 10 bí quyết để không phải lo nghĩ về tài chính khi đi du lịch
BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC:
- 5 công ty chứng khoán tốt nhất cho người mới bắt đầu năm 2023
- 5 cổ phiếu tốt nhất để đầu tư cho người mới bắt đầu năm 2023
- Cách mua cổ phiếu online cho người mới bắt đầu
- Đầu tư chứng khoán với số tiền nhỏ: Hướng dẫn cho người mới bắt đầu
- Kiến thức cơ bản về chứng khoán mà nhà đầu tư mới cần biết
- Cách chơi chứng khoán cho người mới bắt đầu (mới nhất 2023)
- Cách đọc bảng giá chứng khoán và tìm thông tin doanh nghiệp
- Chứng khoán là gì? Tư duy đúng trong đầu tư chứng khoán
- Nên mở tài khoản chứng khoán ở đâu? 5 công ty tốt nhất
Folllow chuyên gia của chúng tôi
Đăng ký mở tài khoản chứng khoán
Khóa học đầu tư thực chiến online miễn phí
Tham gia nhóm Zalo tư vấn đầu tư với chuyên gia
