Mô hình tăng trưởng Gordon (GGM) trong đầu tư
Mô hình tăng trưởng Gordon (GGM) là gì
Mô hình tăng trưởng Gordon (Gordon growth model – GGM) là một công thức được sử dụng để xác định giá trị nội tại của một cổ phiếu dựa trên dòng tiền cổ tức trong tương. Nó là một biến thể phổ biến và đơn giản của mô hình chiết khấu cổ tức (DDM). GGM giả định rằng cổ tức tăng trưởng với tốc độ không đổi vĩnh viễn và quy đổi dòng tiền đó về giá trị hiện tại để tham chiếu xem gias cổ phiếu hiện tại đang là đắt hay rẻ.
Bởi vì mô hình giả định tốc độ tăng trưởng không đổi, nó thường chỉ được sử dụng cho các công ty có tốc độ tăng trưởng ổn định về cổ tức trên mỗi cổ phiếu. Trong thực tế, giá cổ phiếu tính theo mô hình GGM được trình bày như sau:

Trong đó:
P: giá cổ phiếu,
g: tốc độ tăng trưởng cổ tức trong dài hạn,
r: lãi suất chiết khấu cho giá trị cổ phiếu,
D1: cổ tức trong năm sau.
Vai trò của mô hình GGM
GGM cố gắng tính toán giá trị hợp lý của một cổ phiếu trong điều kiện kinh tế bình thường, xem xét các yếu tố chi trả cổ tức cũng như mức lãi suất chiết khấu kỳ vọng tương ứng với rủi ro hiện tại của thị trường cổ phiếu. Nếu giá trị thu được từ mô hình cao hơn giá giao dịch hiện tại của cổ phiếu, thì cổ phiếu được coi là đang rẻ và đủ điều kiện để mua và ngược lại.
Cổ tức trên mỗi cổ phiếu thể hiện khoản thanh toán hàng năm mà một công ty thực hiện cho các cổ đông của mình, trong khi tốc độ tăng trưởng cổ tức trên mỗi cổ phiếu là tỷ lệ cổ tức trên mỗi cổ phiếu tăng bao nhiêu từ năm này sang năm khác. Lãi suất chiết khấu là tỷ lệ hoàn vốn tối thiểu mà các nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận khi mua cổ phiếu của một công ty và có nhiều mô hình mà các nhà đầu tư sử dụng để ước tính tỷ lệ này.
Những hạn chế của mô hình GGM
Hạn chế chính của mô hình tăng trưởng Gordon nằm ở giả định về sự tăng trưởng liên tục của cổ tức trên mỗi cổ phần. Rất hiếm khi các công ty cho thấy sự tăng trưởng liên tục về cổ tức do tính chu kỳ trong kinh doanh và do những khó khăn hoặc thành công bất ngờ. Do đó, mô hình chỉ giới hạn ở các công ty có tốc độ tăng trưởng ổn định.
Vấn đề thứ hai xảy ra với mối quan hệ giữa lãi suất chiết khấu và tốc độ tăng trưởng được sử dụng trong mô hình. Nếu tỷ lệ hoàn vốn yêu cầu thấp hơn tốc độ tăng trưởng của cổ tức trên mỗi cổ phiếu, thì kết quả là một giá trị âm, khiến mô hình trở nên vô giá trị. Ngoài ra, nếu tỷ lệ hoàn vốn yêu cầu giống như tỷ lệ tăng trưởng, thì giá trị trên mỗi cổ phiếu sẽ tiến đến vô cùng.

Folllow chuyên gia của chúng tôi
Đăng ký mở tài khoản chứng khoán
Khóa học đầu tư thực chiến online miễn phí
Tham gia nhóm Zalo tư vấn đầu tư với chuyên gia
