Mối quan hệ giữa cảm xúc và đầu tư chứng khoán
Biểu đồ cảm xúc của con người trên thị trường chứng khoán cũng tương tư như chỉ số RSI hay stochastic cũng có vùng quá mua, quá bán theo cảm xúc.

Vùng quá mua: là vùng cảm xúc nhà đầu tư cần giảm tỷ trọng đầu tư cổ phiếu, đây là vùng cảm xúc rất nguy hiểm đối với nhà đầu tư. Vùng này bao gồm cảm xúc hưng phấn, thỏa mãn và cảm xúc.
- Hưng phấn: Lúc này nhà đầu tư nghĩ bản thân mình thật sáng suốt khi đầu tư mã cổ phiếu nào cũng mang lại lợi nhuận và nhiều khi khoản lợi nhuận này còn vượt quá kỳ vọng của bản thân. Tự luyến kiến thức của mình đã đủ mình có thể thắng được thị trường và bắt đầy dùng margin để cố gắng kiếm được nhiều lợi nhuận hơn nữa. Một số nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ nhận ra đây là đỉnh sóng tăng trưởng và họ bắt đầu thoát những cổ phiếu họ đang nắm giữ.
- Thỏa mãn: Lúc này nhà đầu tư nghĩ đây chỉ là nhịp điều chỉnh và chờ đợi cơ hội bắt đầu mua tiếp vì giai đoạn này các tin tức tốt hỗ trợ thị trường vẫn còn => giai đoạn này nhà đầu tư rất dễ mắc phải tình trạng mua đúng đỉnh của cổ phiếu.
- Cảm xúc: giai đoạn này các tin tức tốt xuất hiện rất nhiều trên thị trường mang lại cảm xúc tích cực cho nhà đầu tư. Và giai đoạn này thu hút thêm rất nhiều nhà đầu tư mới và cả dòng tiền mới tham gia thị trường.
Vùng quá bán: là vùng cảm xúc nhà đầu tư nên tăng tỷ trọng đầu tư cổ phiếu, đây là vùng cảm xúc đa số nhà đầu tư cảm thấy bi quan nhất. Nhưng vùng cảm xúc này lại là vùng nhà đầu tư tìm kiếm cơ hộ tham gia thị trường, vùng cảm xúc này bao gồm hoảng loạn, tức giận (thất vọng), chán nản, mất niềm tin, nghi ngờ.
- Hoảng loạn: thị trường vào giai đoạn xuống giá thê thảm, các khoản đầu tư dùng margin bắt đầu bị call margin rồi bán giải chấp dẫn đến thị trường càng hoảng loạn, hoang mang đối với nhiều nhà đầu tư và nhiều nhà đầu tư bắt đầu bán tháo, cắt lỗ.
- Tức giận (thất vọng): thị trường vẫn chuỗi ngày giảm điềm chưa hồi kết, nhà đầu tư bắt đầu tức giận, đổ lỗi cho doanh nghiệp, nhà môi giới nhà đầu tư cho rằng thị trường chứng khoán là đánh bạc, không phải kênh đầu tư.
- Chán nản (rời bỏ thị trường): nhà đầu tư mất niềm tin vào thị trường, bắt đầu đặt các câu hỏi ân hận: sao mình lại tham gia thị trường này? Biết vậy hồi trước không tham gia….và cuối cùng là hứa không tham gia thị trường này nữa. Giai đoạn này thị trường thanh khoản ảm đạm, cạn kiệt không còn nhiều người mua, người bán thì không muốn bán giá thấp.
- Mất niềm tin: thị trường chứng khoán không còn là một kênh đầu tư, nhà đầu tư bắt đầu rút tiền gửi tiếp kiệm, lúc này lãi suất tiếp kiệm bắt đầu điều chỉnh tăng dần.
- Nghi ngờ: đây là giai đoạn cổ phiếu bắt đàu tăng nhẹ sau một thời gian tích lũy khá dài, nhiều nhà đầu tư muốn mua cổ phiếu nhưng còn chần chừ chưa giám ra quyết định.
Folllow chuyên gia của chúng tôi
Đăng ký mở tài khoản chứng khoán
Khóa học đầu tư thực chiến online miễn phí
Tham gia nhóm Zalo tư vấn đầu tư với chuyên gia
