Mức hưởng BHYT khi đi khám/ chữa bệnh từ 2021
Mức hưởng bảo hiểm y tế năm 2021
Mức hưởng BHYT đúng tuyến
Khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014, người tham gia BHYT đi khám, chữa bệnh đúng tuyến, được quỹ BHYT thanh toán chi phí trong phạm vi được hưởng với mức hưởng:
- 100% chi phí khám, chữa bệnh nếu là bộ đội, công an; người có công với cách mạng, cựu chiến binh; trẻ em dưới 06 tuổi; người thuộc hộ gia đình nghèo; người có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở…
- 95% chi phí khám, chữa bệnh nếu là người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người thuộc hộ gia đình cận nghèo
- 80% chi phí khám, chữa bệnh nếu là đối tượng khác.

Mức hưởng BHYT trái tuyến
Theo khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014, trường hợp người có thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh trái tuyến được quỹ BHYT thanh toán theo mức hưởng khi đi khám đúng tuyến theo tỷ lệ sau đây:
- Tại BV tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
- Tại BV tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước (từ 1/1/2021)
- Tại BV tuyến huyện là 100% chi phí khám chữa bệnh.
Như vậy, năm 2021, nếu có thẻ BHYT khi điều trị nội trú trái tuyến tỉnh thì được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước.
Mức thanh toán trực tiếp cho người có thẻ BHYT
Năm 2021, dự kiến mức lương cơ sở vẫn là 1,49 triệu đồng/tháng như trước đó. Do vậy, mức thanh toán trực tiếp cho người có thẻ BHYT theo quy định tại Điều 30 Nghị định 146/2018/NĐ-C như sau:
Khám, chữa bệnh tại tuyến huyện và tương đương không có HĐ khám, chữa bệnh BHYT:
- Ngoại trú: Tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở tại thời điểm khám, chữa bệnh, đồng nghĩa với mức thanh toán trực tiếp là 223.500 đồng.
- Nội trú: Tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện, đồng nghĩa với mức thanh toán trực tiếp là 745.000 đồng.
Khám, chữa bệnh nội trú tại tuyến tỉnh và tương đương không có HĐ khám, chữa bệnh BHYT:
- Tối đa không quá 1,0 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện, đồng nghĩa với mức thanh toán trực tiếp , tức là 1,49 triệu đồng/tháng.
Khám, chữa bệnh nội trú tại tuyến trung ương và tương đương không có HĐ khám, chữa bệnh BHYT
- Tối đa không quá 2,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện, đồng nghĩa với mức thanh toán trực tiếp, tức là 3,725 triệu đồng.
Khám, chữa bệnh tại nơi đăng ký ban đầu không đúng quy định:
- Ngoại trú: Tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở tại thời điểm khám, chữa bệnh, đồng nghĩa với mức thanh toán trực tiếp, tức là 223.500 đồng.
- Nội trú: Tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện, đồng nghĩa với mức thanh toán trực tiếp là 745.000 đồng.
Trên đây là thông tin liên quan đến mức hưởng BHYT năm 2021, ảnh hưởng ít nhiều tới quyền lợi của người tham gia BHYT.
Xem thêm: So sánh Bảo hiểm y tế nhà nước và Bảo hiểm sức khỏe tư nhân
- 5 công ty chứng khoán tốt nhất cho người mới bắt đầu năm 2023
- 5 cổ phiếu tốt nhất để đầu tư cho người mới bắt đầu năm 2023
- Cách mua cổ phiếu online cho người mới bắt đầu
- Đầu tư chứng khoán với số tiền nhỏ: Hướng dẫn cho người mới bắt đầu
- Kiến thức cơ bản về chứng khoán mà nhà đầu tư mới cần biết
- Cách chơi chứng khoán cho người mới bắt đầu (mới nhất 2023)
- Cách đọc bảng giá chứng khoán và tìm thông tin doanh nghiệp
- Chứng khoán là gì? Tư duy đúng trong đầu tư chứng khoán
- Nên mở tài khoản chứng khoán ở đâu? 5 công ty tốt nhất
Folllow chuyên gia của chúng tôi
Đăng ký mở tài khoản chứng khoán
Khóa học đầu tư thực chiến online miễn phí
Tham gia nhóm Zalo tư vấn đầu tư với chuyên gia
