Nên phân tích theo kiểu Top-Down hay Bottom-up?
Trong chứng khoán có 2 cách tiếp cận được giới đầu tư hay sử dụng để tìm cơ hội đầu tư. Thứ nhất là phân tích Top-down và thứ hai là phân tích Bottom-up. Mỗi cách tiếp cận đều có cái hay riêng và phù hợp với mỗi người, sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 2 cách tiếp cận này.
Phân tích Top-Down
Top-down là góc nhìn từ trên xuống, giống như một người quan sát từ trên núi nhìn xuống. Ở góc tiếp cận này, NĐT sẽ đi phân tích từ bối cảnh vĩ mô xuống phân tích ngành rồi đến phân tích doanh nghiệp, cuối cùng phân tích kỹ thuật. Đây là góc nhìn đòi hỏi phải có sự am hiểu lớn về phân tích vĩ mô để tìm ra đúng bối cảnh và đúng nhóm ngành để đầu tư.

- Ưu điểm: giúp nhà đầu tư có được góc nhìn toàn cảnh, hiểu biết sâu rộng về các vấn đề, không bị tác động bởi những sự vận động phức tạp của dòng tiền ngắn hạn. Ngoài ra, cách tiếp cận này giúp ND9T duy trì sự tập trung và nhất quán cao trong việc lựa chọn các cơ hội đầu tư bởi bản chất của góc nhìn này rất ít các cơ hội xuất hiện.
- Nhược điểm: khiến NĐT có góc nhìn rất chủ quan, đôi khi là rất bảo thủ trong nhận định dù cho nhận định đó không phải lúc nào cũng đúng. Ngoài ra, phân tích vĩ mô đòi hỏi NĐT cần rất nhiều thời gian cũng như cần có trải nghiệm đủ lâu để am hiểu các vấn đề vĩ mô-xã hội.
Phân tích Bottom-Up
Bottom-up là góc nhìn từ dưới lên, giống như một người nhìn từ dưới chân núi lên dù không nhìn rõ bức tranh toàn cảnh nhưng rất hiểu rõ những chi tiết nhỏ trong quá trình chinh phục. Ở góc tiếp cận này, NĐT sẽ đi lọc tìm cổ phiếu có tín hiệu đẹp về mặt kỹ thuật, rồi sau đó lọc chọn những doanh nghiệp có cơ bản tốt, rồi sau đó mới đi tìm hiểu câu chuyện cơ bản đằng sau nó là gì, câu chuyện này có thể từ bối cảnh vĩ mô-ngành giúp DN được hưởng lợi, hoặc cũng có thể từ chính nội lực của DN bất chấp bối cảnh vĩ mô không thực sự quá tích cực.

- Ưu điểm: giúp nhà đầu tư gần như sẽ không bỏ sót những cơ hội từ những cổ phiếu có tín hiệu đẹp đang được dòng tiền ưa chuộng trên thị trường. Ngoài ra, NĐT cũng sẽ có cái nhìn một cách thực tế hơn bằng cách đi vào từng doanh nghiệp làm ăn kinh doanh hiệu quả chứ không tự đặt ra ý chí chủ quan bằng cách nhìn vĩ mô.
- Nhược điểm: khiến NĐT bị phân tâm vì có quá nhiều sự lựa chọn mà không biết chọn lựa cổ phiếu nào là tối ưu nhất. Đối với NĐT mới chưa vững vàng tâm lý thì chắc chắn sẽ bị dao động, bối rối khi có quá nhiều cổ phiếu cần phải phân tích.
Kết luận: Nên chọn top-down hay bottom-up?
Nói chung, cách tiếp cận nào cũng có cái hay riêng. Cách tiếp cận Top-Down thì phù hợp với NĐT thích nghiên cứu cơ bản, đặc biệt là phân tích vĩ mô vì phân tích vĩ mô sẽ gần như quyết định đến hiệu quả đầu tư. Còn cách tiếp cận Bottom-Up sẽ phù hợp với NĐT thích linh hoạt theo dòng tiền và hành động dựa vào sự chỉ dẫn của thị trường. Góc độ cá nhân của người viết cho rằng dù bạn chọn cách tiếp cận nào thì cũng nên có sự kết hợp giữa phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản sẽ là kim chỉ nam dẫn đường cho bạn đến với “kho báu” còn phân tích kỹ thuật giúp bạn có lợi thế hơn so với những đối thủ cạnh tranh khác!
Mở tài khoản chứng khoán VPS để đồng hành cùng Đầu Tư Từ Đâu và luôn được cập nhật các mã cổ phiếu khỏe nhất thị trường
Xem chi tiết Quyền lợi khi mở tài khoản chứng khoán VPS với Đầu Tư Từ Đâu
Đăng ký mở tài khoản chứng khoán
Khóa học đầu tư thực chiến online miễn phí
Tham gia nhóm Zalo tư vấn đầu tư với chuyên gia
