Những kiểu doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán NĐT nên biết

Cách phân loại phổ biến được nhiều NĐT áp dụng nhất là phân loại doanh nghiệp theo nhóm Ngành, chẳng hạn như ngành ngân hàng, thép, bất động sản…Xét ở góc độ ứng dụng thực chiến vào đầu tư trên thị trường chứng khoán thì cách phân loại doanh nghiệp theo chiến lược đầu tư cũng là góc nhìn rất hay, qua đây NĐT có thể định hình được khẩu vị lựa chọn doanh nghiệp đầu tư của bản thân là gì.

Có 5 kiểu doanh nghiệp điển hình:

1. Doanh nghiệp lớn, đầu ngành và cổ tức cao

Đây là nhóm các doanh nghiệp đang trong giai đoạn tăng trưởng chậm chỉ tương đương tốc độ tăng trường chung của nền kinh tế, đã xây dựng được uy tín, thương hiệu vững vàng trong ngành trong nhiều năm nhưng đang gặp khó trong bài toán tăng trưởng lợi nhuận. Thường thì những doanh nghiệp này chia cổ tức rất cao, đặc biệt là cổ tức bằng tiền để làm hài lòng cổ đông dài hạn bù đắp cho sự tăng trưởng trì trệ của doanh nghiệp.

Kết quả kinh doanh VNM

Ở Việt Nam, VNM là trường hợp điển hình về doanh nghiệp tăng trưởng chậm với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trong những năm gần đây chỉ xấp xỉ tăng trưởng kinh tế 3-5%. Ngoài ra, tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền của VNM trong những năm gần đây là rất ấn tượng.

  • Năm 2022 đợt 1: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 14%
  • Năm 2021: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 36%
  • Năm 2020: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 35%
  • Năm 2019: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 45%
  • Năm 2018: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 45%
  • Năm 2017: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 55%
  • Năm 2016: Cổ tức bằng Tiền, tỷ lệ 40%

Nhìn chung, đây là dạng doanh nghiệp phù hợp với NĐT ưa chuộng an toàn, đầu tư nhận cổ tức đều đặn mỗi năm.

2.Doanh nghiệp chu kỳ

Đây là nhóm doanh nghiệp được rất nhiều NĐT ngắn hạn yêu thích với tên gọi phổ biến trên các diễn đàn là “đánh theo sóng ngành”, những doanh nghiệp này thường vận động theo ngành bởi sự ủng hộ của bối cảnh vĩ mô giúp triển vọng ngành tươi sáng trở lại sau thời gian dài ảm đạm. Nhóm này có câu chuyện đầu tư rất hấp dẫn, được đám đông trên thị trường chú ý tạo thành cơn sốt, thậm chí có lúc nó thái quá tới giá vượt xa giá trị thực của doanh nghiệp.

Chất xúc tác lớn nhất của doanh nghiệp theo chu kỳ thường đến từ sự thay đổi bất ngờ mang tính vĩ mô mà ít người có khả năng dự báo trước. Chẳng hạn như Covid bùng phát khiến hoạt động kinh doanh tê liệt, người người nhà nhà đổ vào đầu tư chứng khoán giúp các Công ty chứng khoán hưởng lợi hay như lãi suất thấp, nhà nước bơm tiền mạnh khiến giá nhà đất tăng nóng sốt tạo sóng ngành Bất động sản trên thị trường chứng khoán năm 2021.

Diễn biến giá cổ phiếu bất động sản

Cơn sốt cổ phiếu bất động sản cuối năm 2021 khi giá nhà đất tăng chóng mặt.

3. Doanh nghiệp tăng trưởng cao

Đây là nhóm các doanh nghiệp đang trong giai đoạn tăng trưởng rất nhanh về lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng mỗi năm thường 15-20%. Đặc tính của những doanh nghiệp này là cần rất nhiều vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh nên thường chia cổ tức bằng cổ phiếu, sản phẩm của doanh nghiệp đang dần khẳng định được chỗ đứng trên thị trường và doanh nghiệp có những lợi thế cạnh tranh nhất định trong ngành.

Kết quả kinh doanh DGW

Ví dụ DGW trong ngành phân phối sản phẩm thiết bị viễn thông-công nghệ đã xây dựng được thương hiệu, có lợi thế nhất định khi trở thành nhà phân phối các sản phẩm chính hãng của Apple. Tốc độ tăng trưởng năm 2021 tới gần 150%.

Kết quả kinh doanh DHC

DHC cũng là doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh cao trong ngành Giấy-bao bì khi nắm được miếng bánh lớn ở thị trường miền Tây và có lợi thế về chi phí sản xuất thấp so với những đối thủ cạnh tranh khác.

Những doanh nghiệp tăng trưởng cao vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận tốt ngay cả trong giai đoạn kinh tế khó khăn với những lợi thế cạnh tranh lớn và liên tục mở rộng sản xuất. Đây là nhóm doanh nghiệp phù hợp cho NĐT theo chiến lược tăng trưởng, thường thì mỗi năm các cổ phiếu tăng trưởng đều có sóng tăng để NĐT tận dụng.

4. Doanh nghiệp hồi sinh từ vực thẳm (Turn-around)

Đây là các doanh nghiệp có sự vực dậy đáng kinh ngạc sau chu kỳ kinh doanh ảm đạm kéo dài do bối cảnh vĩ mô không thuận lợi hoặc do chiến lược phát triển sai của doanh nghiệp, đã có những lúc doanh nghiệp này đứng trước nguy cơ phá sản nhưng làm ăn thua lỗ triền miên. Để chứng tỏ sự hồi sinh thì tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp này phải gấp 2, gấp 3 cùng kỳ.

Lý do cho sự hồi sinh này có thể đến từ may mắn do được hưởng lợi từ bối cảnh vĩ mô thay đổi bất ngờ hoặc do sự chèo lái tài tình của ban lãnh đạo giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng.

Ví dụ điển hình cho sự may mắn hồi sinh là các doanh nghiệp vận tải biển, sau giai đoạn làm ăn thua lỗ liên tục đến mức phải bán tàu để duy trì hoạt động thì tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp này bất ngờ vực dậy khi được hưởng lợi từ giá cước vận tải biển tăng mạnh khi tình hình covid phức tạp trên toàn cầu gây đứt gãy chuỗi cung ứng.

Hay như HAG của bầu Đức sau giai đoạn làm ăn thua lỗ liên tục ở các mảng kinh doanh như cao su, nuôi bò… đến mức mất khả năng trả nợ cho ngân hàng thì kể từ 2021 việc chuyển hướng sang kết hợp trồng chuối và nuôi lợn đang bước đầu gặt hái được thành công, doanh nghiệp bắt đầu ghi nhận lợi nhuận đột biến và giá cổ phiếu trên thị trường tăng mạnh từ vùng giá 5 có thời điểm lên tới vùng giá 15.

Kết quả kinh doanh HAG

Tuy nhiên, đối với NĐT muốn đầu tư vào loại doanh nghiệp này thì phải thực sự hiểu rất rõ doanh nghiệp, bởi không ít những doanh nghiệp hồi sinh thất bại rồi lại chìm sâu hơn. Số lượng các deal hồi sinh thành công thực sự rất ít.

5.Doanh nghiệp bị thị trường lãng quên

Đây là nhóm các doanh nghiệp có tăng trưởng lợi nhuận âm, tình hình kinh doanh rất ảm đạm không có gì đột biến, giá cổ phiếu đang trong xu hướng giảm nhiều năm và chưa có dấu hiệu cải thiện. Trong quá khứ có thể đây là những doanh nghiệp tên tuổi nhưng hiện tại dòng tiền trên thị trường gần như đang lãng quên cổ phiếu này.

Ví dụ doanh nghiệp có hãng taxi Vinasun từng nổi đình đám trên thị trường chứng khoán những năm 2012-2014 nhưng từ khi dịch vụ gọi xe công nghệ bùng nổ mạnh mẽ ở Việt Nam thì VNS gần như đánh mất vị thế của mình, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp cực kì ảm đạm khiến NĐT không còn nhắc đến tên cổ phiếu này nữa…

Nói chung, Nhà đầu tư không nên tham gia vào những doanh nghiệp bị lãng quên này!

Tổng kết

Kiểu doanh nghiệp tăng trưởng cao và doanh nghiệp chu kỳ là 2 nhóm doanh nghiệp mà chúng tôi khuyến khích NĐT cá nhân tham gia vì nó giúp tạo ra tỷ suất sinh lời ấn tượng nhất, cũng như mang đến nhiều những trải nghiệm mới mẻ cho nhà đầu tư bởi đầu tư vào các doanh nghiệp này yêu cầu NĐT phải cập nhật thông tin doanh nghiệp, nắm bắt được xu thế thị trường để có phản ứng linh hoạt.

Mở tài khoản chứng khoán trong 5 phút

Đăng ký mở tài khoản chứng khoán với chúng tôi để được đào tạo và hỗ trợ đầu tư từ kiến thức căn bản đến những tip đầu tư hiệu quả. Chúng tôi cập nhập những tin tức thông tin mới nhất hằng ngày giúp khác hàng. Đặc biệt hướng dẫn sử dụng công cụ khuyến nghị FIT giúp mọi nhà đầu tư đều có thể kiếm được lợi nhuận trên thị trường chứng khoán. Đăng ký ngay

Chào các bạn, tôi là Đỗ Hoàng Quân. Tôi tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2007. Trải qua nhiều chu kỳ, tôi am hiểu quy luật vận động của thị trường và xây dựng cho mình những nguyên tắc quan trọng để có thể kiếm tiền bền vững trên thị trường chứng khoán. Tìm hiểu thêm về tôi tại đây.

anh Quan

Đăng ký mở tài khoản chứng khoán

Tham gia nhóm Zalo tư vấn đầu tư Miễn phí

Mở app Zalo, scan để tham gia nhóm tư vấn của E-Broker hoặc kết bạn với admin qua SĐT 0981 333 743

Đọc nhiều nhất

Chuyên mục