Những ngân hàng trung ương mà nhà đầu tư cần biết

Ngân hàng trung ương là gì?

Ngân hàng trung ương là cơ quan quản lý hệ thống tiền tệ quốc gia và thực thi chính sách tiền tệ. Mục tiêu lớn nhất của Ngân hàng trung ương là ổn định tiền tệ quốc gia, ổn định cung tiền, kiểm soát lãi suất và điều phối hoạt động của các ngân hàng thương mại để tránh xảy ra đổ vỡ hay mất thanh khoản hệ thống ngân hàng. Qua đó làm ổn định tình hình vĩ mô của quốc gia đó trước những biến động khó lường.

Ngân hàng đầu tiên trên thế giới là Ngân hàng Thụy Điển ra đời năm 1668, tiếp sau đó vào năm 1694 Ngân hàng trung ương Anh được thành lập.

Các Ngân hàng trung ương có chức năng gì?

  • Phát hành tiền tệ: NHTW là cơ quan duy nhất được có quyền phát hành tiền tệ
  • Điều phối hoạt động của các ngân hàng thương mại: được xem là Ngân hàng của các ngân hàng, các NHTW ở mỗi quốc gia có nhiệm vụ điều tiết cung tiền thông qua mua bán các giấy tờ có giá với các ngân hàng thương mại. Ngoài ra, NHTW còn định hướng mặt bằng lãi suất kinh doanh của các ngân hàng thương mại qua công cụ điều chỉnh lãi suất cơ bản.
  • Ngân hàng của chính phủ: là đại diện cho chính phủ thực hiện các biện pháp can thiệp vào thị trường ngoại hối.

Các Ngân hàng trung ương lớn nhất trên thế giới

1. Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed)

Được xem là ngân hàng trung ương quyền lực nhất trên thế giới bởi Fed là cơ quan duy nhất có khả năng can thiệp và xác lập giá trị đồng Đô la Mỹ qua các công cụ chính sách tiền tệ như: mua bán các giấy tờ có giá, điều chỉnh lãi suất cơ bản. Ở thế giới hiện đại, đồng đô la Mỹ là đồng tiền có sức ảnh hưởng lớn đến hoạt động thương mại toàn cầu, rất nhiều hàng hóa như Vàng, Dầu thô được tính bằng đồng Đô la Mỹ nên lẽ dĩ nhiên những động thái của Fed sẽ khiến sự biến động của đồng USD từ đó làm thị trường tài chính toàn cầu có sự thay đổi.

Giá trị GDP sẽ không có nhiều ý nghĩa, thay vào đó chúng ta nên xem xét tốc độ tăng trưởng GDP hàng quý, hàng năm để biết được nền kinh tế đang mạnh lên hay suy yếu. Nếu tốc độ tăng trưởng GDP tăng trưởng và quý sau cao hơn quý trước, thể hiện sức mạnh của nền kinh tế từ đó ảnh hưởng tích cực đến thị trường chứng khoán. Ngược lại, nếu tốc độ tăng trưởng GDP giảm dần hoặc GDP tăng trưởng âm báo hiệu nền kinh tế suy yếu, hoặc tệ hơn là khủng hoảng, ví thế thị trường chứng khoán lúc này nhìn chung là sẽ diễn biến kém khả quan.

2. Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB)

Là ngân hàng được thành lập để giám sát chính sách tiền tệ tại các quốc gia thuộc khối liên minh châu Âu. ECB được điều hành bởi ủy ban thống đốc mà các thành viên đến từ các thống đốc ngân hàng trung ương ở mỗi quốc giá. ECB có thể tác động đến đồng Euro thông qua những đợt điều chỉnh lãi suất hoặc các chương trình nới lỏng định lượng.

3. Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ)

Là nơi phát hành và kiểm soát nguồn cung của đồng Yên Nhật. Chính sách tiền tệ của BoJ hướng đến mục tiêu ổn định lạm phát ở mức 2%. Được xem là một trong những Ngân hàng trung ương cứng rắn và có hướng đi riêng trên thế giới. Hiện tại, BoJ tiếp tục áp dụng chính sách tiền tệ siêu nới lỏng với mức lãi suất âm 0.1%, lần đầu cắt giảm về mức âm vào năm 2015 khi nền kinh tế Nhật Bản rơi vào giảm phát.

Những động thái của 3 ngân hàng trung ương kể trên sẽ có tác động lớn đến sự biến động của dòng chảy tài chính toàn cầu, trong đó tác động đến ngoại hồi của 3 đồng tiền quyền lực là USD, Euro và Yên Nhật.

Mở tài khoản chứng khoán trong 5 phút

Đăng ký mở tài khoản chứng khoán với chúng tôi để được đào tạo và hỗ trợ đầu tư từ kiến thức căn bản đến những tip đầu tư hiệu quả.

Chào các bạn, tôi là Đỗ Hoàng Quân. Tôi tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2007. Trải qua nhiều chu kỳ, tôi am hiểu quy luật vận động của thị trường và xây dựng cho mình những nguyên tắc quan trọng để có thể kiếm tiền bền vững trên thị trường chứng khoán. Tìm hiểu thêm về tôi tại đây.

anh Quan

Đăng ký mở tài khoản chứng khoán

Tham gia nhóm Zalo tư vấn đầu tư Miễn phí

Mở app Zalo, scan để tham gia nhóm tư vấn của E-Broker hoặc kết bạn với admin qua SĐT 0981 333 743

Đọc nhiều nhất

Chuyên mục