Tối ưu hóa Tích sản và Bắt đáy cổ phiếu
Trong giai đoạn thị trường chứng khoán ở xu hướng giảm, hầu hết các chiến lược đầu tư lướt sóng ngắn hạn đều không mang lại hiệu quả hấp dẫn. Vì thế, nhà đầu tư bắt đầu chuyển hướng sang tìm kiếm cơ hội đầu trong dài hạn do tiềm năng mang lại lợi nhuận tốt sau một khoảng thời gian dài.
Đầu tư dài hạn được hiểu đơn giản là mua và nắm giữ cổ phiếu đó trong ít nhất một năm, có thể là 3 năm, 5 năm hoặc thậm chí là 10 năm. Có rất nhiều phương pháp đầu tư trong dài hạn, trong đó phổ biến nhất là chiến lược tích sản và chiến lược mua bắt đáy khi cổ phiếu chiết khấu về vùng hấp dẫn. Bài viết sẽ phân tích ưu nhược điểm của 2 chiến lược đó nhằm giúp nhà đầu tư lựa chọn được chiến lược phù hợp và cách để tối ưu hóa chiến lược đó.

1. Chiến lược Mua bắt đáy (Mua rẻ)
Chiến lược Mua rẻ (hay còn được nhà đầu tư hay gọi là mua bắt đáy) là hình thức mua cổ phiếu sau nhịp giảm giá mạnh. Việc đoán được đúng đáy là rất khó, việc cổ phiếu giảm tiếp sau khi mua là chuyện xảy ra thường xuyên trên thị trường chứng khoán. Điều này vô hình chung sẽ tạo áp lực rất lớn cho nhà đầu tư, đặc biệt nếu nhà đầu tư chọn cổ phiếu của doanh nghiệp có nền tảng cơ bản không ổn định và sẽ mất thời gian lâu hơn để đạt được kì vọng mong muốn.

Cách tối ưu hóa Bắt đáy cổ phiếu theo quan điểm của Ebroker
Để tối ưu hóa Việc Bắt đáy cổ phiếu, việc chọn doanh nghiệp, thời điểm mua và cách đi vốn là điều quan trọng nhất.
Chọn cổ phiếu của doanh nghiệp nào trong hàng ngàn doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán là câu hỏi chung của rất nhiều nhà đầu tư dài hạn. Thông thường, đó sẽ là nhưng doanh nghiệp có nền tảng cơ bản tốt, vốn hóa lớn đầu ngành, tốc độ tăng trưởng doanh thu lợi nhuận ổn định hằng năm, chi trả cổ tức đều đặn, chỉ số tài chính tốt như ROE > 15%, P/E < 15,… Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng cần nắm rõ mô hình kinh doanh, lợi thế cạnh tranh, mục tiêu và triển vọng của doanh nghiệp cũng như tham vọng của ban lãnh đạo.
Thời điểm mua phù hợp sẽ là lúc cổ phiếu có giá thấp. Vậy thấp bao nhiêu là đủ? Thông thường đối với những cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt, thì nhà đầu tư có thể bắt đầu mua dần khi giá giảm 50% từ đỉnh hoặc chiết khấu về vùng fibonacci thoái lui sâu của nhịp tăng trong dài hạn trước đó từ mức 0.618 trở xuống. Và việc mua này sẽ không phải “all in” mua hết trong 1 lần, mà cần chia vốn thành 3 hoặc 4 phần. Cụ thể, sau khi xác định được điểm mua đầu tiên (như đã đề cập bên trên), các điểm mua tiếp theo sẽ thực hiện nếu giá cổ phiếu giảm tiếp 10-15% và lần lượt như thế. Việc chia vốn 25-30% tỉ trọng mỗi lần sẽ giúp NĐT hạn chế rủi ro sau khi mua mà giá vẫn theo đà quán tính và giúp cho giá vốn trung bình được tối ưu nhất.
2. Chiến lược Tích sản cổ phiếu
Tích sản là hình thức mua định kì và nắm giữ cổ phiếu đó trong dài hạn mà không quan tâm đến biến động giá trên thị trường. Thông thường, khoảng thời gian đầu tư sẽ là 3-5 năm, tương đương khoảng 36-60 lần mua. Chính vì chia ra làm rất nhiều điểm mua như vậy, nên điều quan trọng nhất trong chiến lược này không phải là thời điểm mà chỉ là vấn đề chọn đúng doanh nghiệp.
Điểm ưu việt của chiến lược này so với chiến lược mua bắt đáy là “tích tiểu thành đại” và tính đều đặn. Đây chính là đặc điểm của “Lãi suất kép” – kì quan thứ 8 của thế giới. Để dễ hiểu hơn, nhà đầu tư sẽ tham gia từ số vốn được trích ra mỗi tháng. Vốn ít hay nhiều không quan trọng, điểm mấu chốt là mua liên tục và đều đặn. Hình thức này phù hợp cho rất nhiều đối tượng, đặc biệt là những người làm việc trong lĩnh vực khác và không có nhiều thời gian theo dõi.
Cách tối ưu hóa Tích sản cổ phiếu theo quan điểm Ebroker
Để tối ưu hóa đầu tư tích sản, điều quan trọng nhất cũng vẫn là chọn doanh nghiệp và thời điểm mua.
Về việc tìm kiếm doanh nghiệp để đầu tư tích sản đường dài, theo quan điểm của Ebroker, đó vẫn nên là những doanh nghiệp có nền tảng cơ bản tốt, vốn hóa lớn đầu ngành, tốc độ tăng trưởng doanh thu lợi nhuận ổn định hằng năm, chi trả cổ tức đều đặn, chỉ số tài chính tốt như ROE > 15%, P/E < 15,… Hiểu rõ mô hình kinh doanh, lợi thế cạnh tranh, triển vọng doanh nghiệp và tham vọng của ban lãnh đạo cũng là cơ sở cho nhà đầu tư yên tâm nắm giữ lâu dài.
Nhận thấy thời điểm không phải yếu tố được quan tâm khi đầu tư tích sản, chúng tôi nâng cấp tích sản lên level cao hơn thông qua điểm mua lần thứ nhất. Thời điểm mua đầu tiên sẽ là khi cổ phiếu giảm 50% từ đỉnh hoặc khi cổ phiếu chiết khấu về vùng fibonacci thoái lui sâu của nhịp tăng trong dài hạn trước đó từ mức 0.618. Và nhà đầu tư sẽ tiếp tục mua định kì hàng tháng kể từ điểm mua đầu tiên đó. Điều này sẽ giúp tối ưu giá vốn cho nhà đầu tư vì khi đó giá trị cổ phiếu doanh nghiệp đó thấp hơn giá trị nội tại. Khi giá vốn được tối ưu thì thời gian để đạt được mức lợi nhuận kì vọng cũng sẽ đến sớm hơn.
Kết luận
Điểm khác biệt duy nhất giữa việc tối ưu hóa Đầu tư Bắt đáy và Tích sản là cách đi vốn. Nếu như Bắt đáy chia làm 3-4 phần kể từ điểm mua đầu tiên thì Tích sản sẽ chia nhỏ làm 36-60 phần. Không có phương pháp nào là tuyệt đối, đầu tư theo tích sản hay bắt đáy cũng đều phải nghiên cứu doanh nghiệp kỹ lưỡng, không phải mua và để đấy không quan tâm. Review doanh nghiệp mỗi tháng, mỗi quý, mỗi năm để đánh giá xem có đi lệch quỹ đạo và động lực tăng trưởng trong tương lai có còn duy trì hay không là điều cần thiết đối với nhà đầu tư.
THAM GIA NHÓM TƯ VẤN trong phiên giao dịch
Tham gia nhóm Tư vấn của Đầu Tư Từ Đâu (E-Broker) để được admin tư vấn điểm mua/điểm bán có lợi nhất. Bấm tham gia nhóm TẠI ĐÂY.
Hoặc mở app Zalo, quét mã QR để tham gia nhóm Tư vấn đầu tư miễn phí.
Kết bạn với admin qua Zalo 0981 084 636
XEM THÊM:
- Tối ưu hóa Tích sản và Bắt đáy cổ phiếu
- Nên chọn doanh nghiệp nào để tích sản dài hạn?
- Cổ phiếu BVH – Sự lựa chọn an toàn cho tầm nhìn dài hạn – 15.05.2022
- Cổ phiếu tích sản năm 2022 – FPT – Chuyến tàu đêm trước buổi bình minh chuyển đổi số – 27.05.2022
- Nên đầu tư tích sản vào quỹ ETF nào ?
- Cổ phiếu HPG – Cổ phiếu tích sản “Không hòa chỉ phát” của Vua Thép – 11.05.2022
Folllow chuyên gia của chúng tôi
Đăng ký mở tài khoản chứng khoán
Khóa học đầu tư thực chiến online miễn phí
Tham gia nhóm Zalo tư vấn đầu tư với chuyên gia
