Quản lý tài chính của cha mẹ: 8 bước để bắt đầu sự chuyển tiếp
Sẽ đến một ngày nào đó, cha mẹ bạn không thể gánh vác được những trách nhiệm tài chính. Khi thời điểm đó tới thì việc họ nhờ vả tới bạn không phải là một việc dễ dàng – kể cả khi cha mẹ bạn thực sự cần điểm tựa.
Nhưng với cách tiếp cận khôn khéo và nhạy cảm, bạn có thể dần giải quyết vấn đề này và tiến tới việc gánh vác trách nhiệm tài chính một cách thoải mái nhất cho cả hai phía.

Bắt đầu câu chuyện ngay từ bây giờ
Có thể sẽ còn tới một khoảng thời gian dài cho tới khi “phụ huynh” của bạn cần tới sự trợ giúp, tuy nhiên hãy bắt đầu câu truyện ngay từ bây giờ. Ví dụ như, cân nhắc việc trao đổi với cha mẹ bạn rằng ai sẽ là người đứng ra gánh vác trách nhiệm khi sự cố xảy ra.
Thay đổi dần dần
Thay vì đột ngột tham gia và gánh vác các khoản chi tiêu tài chính của cha mẹ bạn, hãy hỗ trợ từng chút một khi cần thiết. Cách tiếp cận này giúp cả hai phía có được sự thoải mái khi những nhu cầu lớn và thường xuyên hơn có thể xảy ra.
Lưu trữ những tài liệu liên quan đến tài chính và pháp luật
Hãy lập một danh sách của cha mẹ bạn bao gồm: danh bạ, số tài khoản, chứng minh thư, sổ bảo hiểm, hộ chiếu,.. và đảm bảo rằng tất cả các giấy tờ trên vẫn còn hiệu lực và đã được cập nhật.
Ngoài ra khi lập danh sách này, hãy ghi lại nơi mà cha mẹ bạn cất giữ, đảo bảo rằng chúng được lưu trữ ở nơi đảm bảo an toàn.
Đơn giản hóa các chi phí và đảm nhiệm các vấn đề về tài chính
Khi mọi thứ đã được sắp xếp, hãy xem xét các khoản thu nhập mà cha mẹ bạn có thể sở hữu. Ví dụ như những khoản tiết kiệm hưu trí, hãy chuyển đổi thành các khoản tiết kiệm có thể tự động rút lãi hàng tháng.
Điều này đảm bảo rằng tiền của cha mẹ bạn vẫn sẽ đổ vào tài khoản trong những tình huống khẩn cấp mà họ không thể (hoặc không nhớ tới) để rút tiền.
Nếu chi trả quá nhiều loại hóa đơn có thấy gây áp lực, hãy cài đặt các tiện ích chi trả tự đồng tiền điện, nước, điện thoại, internet,…
Liên tục trao đổi và lưu trữ các hoạt động của bạn
Luôn cập nhật cho gia đình bạn điều gì đang diễn ra – đặc biệt là anh chị em ruột, của cả bạn và cha mẹ bạn. Họ hàng có thể là nguồn hỗ trợ quan trọng, và việc liên tục trao đổi sẽ làm giảm nguy cơ hiểu nhầm (các vấn đề hiểu nhầm liên quan đến tài chính có khả năng gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng).
Quản lý tài chính của cha mẹ bạn có thể là một trọng trách lớn, nhưng bạn không cần phải gánh vác chúng một mình!
Giữ tài chính của bạn riêng biệt
Xáo trộn các chi tiêu và vấn đề tài chính của bạn với cha mẹ không phải là ý hay, dù đôi khi việc này có thể thuận tiện trong ngắn hạn.
Nhận ra các dấu hiệu
Nếu bạn đã bàn luận và đề cập trước, bạn có thể đã có được một kế hoạch cụ thể để làm sao tiếp quản các vấn đề về tài chính của cha mẹ bạn. Nhưng để biết khi nào là phù hợp để bắt đầu có thể là một thử thách lớn, sau đây là những dấu hiệu nhận biết có thể xảy ra:
- Những khoản mua sắm kỳ lạ: Có thể dấu hiệu cho thấy thói quen tiêu dùng không lành mạnh, hoặc một hình thức lừa đảo
- Luôn phàn nàn về tiền
- Các vấn đề về thể chất
- Các vấn đề về trí nhớ
Xem thêm: Cách đặt ra các mục tiêu tài chính khả thi
BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC:
- 5 công ty chứng khoán tốt nhất cho người mới bắt đầu năm 2023
- 5 cổ phiếu tốt nhất để đầu tư cho người mới bắt đầu năm 2023
- Cách mua cổ phiếu online cho người mới bắt đầu
- Đầu tư chứng khoán với số tiền nhỏ: Hướng dẫn cho người mới bắt đầu
- Kiến thức cơ bản về chứng khoán mà nhà đầu tư mới cần biết
- Cách chơi chứng khoán cho người mới bắt đầu (mới nhất 2023)
- Cách đọc bảng giá chứng khoán và tìm thông tin doanh nghiệp
- Chứng khoán là gì? Tư duy đúng trong đầu tư chứng khoán
- Nên mở tài khoản chứng khoán ở đâu? 5 công ty tốt nhất
Chào các bạn, tôi là Đỗ Hoàng Quân. Tôi tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2007. Trải qua nhiều chu kỳ, tôi am hiểu quy luật vận động của thị trường và xây dựng cho mình những nguyên tắc quan trọng để có thể kiếm tiền bền vững trên thị trường chứng khoán. Tìm hiểu thêm về tôi tại đây.

Đăng ký mở tài khoản chứng khoán
Tham gia nhóm Zalo tư vấn đầu tư Miễn phí
