Tích lũy cho các khoản mua sắm lớn
Mua một tài sản bằng tín dụng ngân hàng (dưới dạng một khoản vay), bạn thấy đắt hơn nhiều khi trả bằng tiền mặt, vì đã được ngân hàng công thêm chi phí vốn vào giá. Trước khi quyết định mua, hãy tăng cường khả năng tích lũy, càng nhiều càng tốt, cách hiệu quả nhất khi bạn dự định sở hữu một tài sản giá trị.
Chỉ vay khi mua sắm lớn, những thứ vẫn mang giá trị cho gia đình, ngay cả khi khoản nợ đã trả xong (nhà, xe, thiết bị gia đình như máy giặt, điều hòa…), hạn chế dùng thẻ tín dụng khi đi ăn, mua vé xem phim, kỳ nghỉ, bởi bạn phải trả giá cao hơn, đổi lại sự tiện lợi, khi trả xong, chẳng còn lại giá trị sử dụng gì, ngoài kỷ niệm.

Cách thứ nhất bạn dự định sẽ tích lũy 100% tiền mặt sau đó mua món đồ
- Xác đinh bạn cần bao nhiêu tiền để mua món đồ này. Thật dễ dàng tìm kiếm mặt hàng và so sánh giá cả trong thời đại công nghệ hiện nay.
- Bạn cần bao nhiêu thời gian để tích lũy: 3 tháng, 6 tháng, 1 năm, thời gian càng dài bạn càng có nhiều thời gian tích lũy.
- Lên kế hoạch tích lũy, tính toán số tiền cần thiết, thời điểm tích lũy sẽ là thời điểm bạn nhận thu nhập từ lương, tiền thuê nhà, tiền dạy học…..
- Hãy mở một tài khoản mới cho mục tiêu này, tài khoản này nên tách biệt với tài khoản chi tiêu vì bạn sẽ giữ được kỷ luật và dễ dàng quản lý theo đúng mục tiêu.
Cách thứ hai bạn nên tích lũy 50-60% tiền mặt rồi hãy tính chuyện mua món đồ
- Cách này giúp bạn có món đồ sớm hơn, mà không phải chờ quá lâu, là xu hướng mua sắm hiện đại. Các ngân hàng chỉ yêu cầu bạn có 20% là đã có thể sở hữu món đồ, tuy nhiên bạn càng tích lũy nhiều, bạn càng đỡ vất vả trả nợ gốc và lãi.
- Đây là khoản vay từ ngân hàng, nên bạn sẽ phải tính toán nhiều hơn. Bắt đầu từ việc lập ngân sách: tổng các loại khoản vay không quá 30% tổng thu nhập; chi tiêu thiết yếu bao gồm cả khoản vay tín dụng dưới 50% là phù hợp. Nếu không tính toán, bạn sẽ gặp rắc rồi vì áp lực trả nợ hàng tháng, ảnh hưởng tâm lý, xếp hạng tín dụng của chính bạn. (Đừng để rơi vào tình trạng khó xử, dở khóc dở cười ở trên chỉ vì không tính toán trước khả năng chi trả, tích lũy thêm một khoảng thời gian chẳng tốt hơn hay sao)
- Khi ngân sách cho phép, bạn cân đối một lần nữa, số tiền đã và sẽ tích lũy cho khoản trả ban đầu (30%-40%-50%-60%); phần còn lại sẽ vay bao nhiêu; với lãi suất thời điểm đó, số tiền gốc và lãi hàng tháng có phù hợp với ngân sách hay không.
- Lên kế hoạch tích lũy cho đủ, (thời điểm tích lũy, là thời điểm bạn nhận thu nhập định kỳ từ lương, tiền thuê nhà, tiền dạy học)
- Hãy mở một tài khoản mới cho mục tiêu này, tài khoản này nên tách biệt khỏi tài khoản chi tiêu, vì bạn sẽ giữ được kỷ luật và dễ dàng quản lý theo đúng mục tiêu.
Xem thêm: Cân bằng các ưu tiên tích lũy cho gia đình
BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC:
Folllow chuyên gia của chúng tôi
Đăng ký mở tài khoản chứng khoán
Khóa học đầu tư thực chiến online miễn phí
Tham gia nhóm Zalo tư vấn đầu tư với chuyên gia
