Tìm hiểu về tài chính hành vi

Tài chính hành vi là một khái niệm được áp dụng rộng rãi đối với nhất nhiều các thành phần, từ nhà đầu tư đến nhà kinh doanh, các ngân hàng,… Cùng Đầu Tư Từ Đâu tìm hiểu chi tiết về khái niệm tài chính hành vi trong bài viết dưới đây:

tài chính hành vi là gì
Tài chính hành vi là gì

Tài chính hành vi là gì?

Tài chính hành vi là một phần của kinh tế học hành vi đề cập đến những ảnh hưởng và thành kiến của tâm lý tác động như thế nào đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư. Ngoài ra, những ảnh hưởng và thành kiến có thể giải thích cho các biến động của thị trường chứng khoán. Tài chính hành vi là một khía cạnh rất hấp dẫn trong lĩnh vực tài chính.

Ý chính:

  • Tài chính hành vi nghiên cứu cách tâm lý ảnh hưởng đến thị trường
  • Có thể phân tích tài chính hành vi để giải thích các kết quả khác nhau trên các lĩnh vực và ngành công nghiệp
  • Một trong những khía cạnh quan trọng của nghiên cứu tài chính hành vi là ảnh hưởng của những thành kiến tâm lý
  • Một số đặc điểm tài chính hành vi phổ biến là: sợ mất tiền, xu hướng đồng thuận và xu hướng quen thuộc

Hiểu về tài chính hành vi

Tài chính hành vi có thể phân tích từ nhiều khía cạnh khác nhau. Thị trường chứng khoán là một nơi mà tài chính hành vi tác động sâu sắc và rõ ràng nhất. Mục đích của việc nghiên cứu tài chính hành vi là giúp giải thích các lựa chọn của nhà đầu tư và xem xét xem nó có thể ảnh hưởng tới thị trường như thế nào.

Trong bộ môn tài chính hành vi này, người ta cho rằng những người tham gia và thị trường tài chính không sử dụng lý trí 100% để ra quyết định. Các quyết định đầu tư được đưa ra dựa vào tình trạng tinh thần và thể chất của nhà đầu tư. Những điều này ảnh hưởng đến tính chính xác của các quyết định đầu tư.

Một trong những yếu tố quan trọng của tâm lý học hành vi là những thiên kiến của nhà đầu tư. Những thiên kiến hành vi này được chia làm 5 loại, chúng ta có thể tìm hiểu trong phần dưới đây.

Phân loại tài chính hành vi

Tài chính hành vi thường bao gồm 5 khái niệm chính

  • Mental accounting: Đề cập đến việc mọi người có xu hướng phân bổ tiền cho các mục tiêu cụ thể
  • Herd behavior: Mọi người có xu hướng bắt chước các hành vi tài chính của số đông. Herd behavior là nguyên nhân chính đằng sau các cuộc bán tháo và phục hồi mạnh mẽ.
  • Emotion gap: Đề cập đến việc mọi người ra quyết định dựa trên các cảm xúc cực đoan hay tiêu cực như lo lắng, sợ hãi, phấn khích… Thông thường, các quyết định dựa trên cảm xúc thường sai.
  • Anchoring: Đề cập đến việc mọi người thường gắn một mức chi tiêu với một tham chiếu nhất định.
  • Self-attribution: Đây là xu hướng đưa ra quyết định dựa trên sự tự tin thái quá vào kiến thức hoặc dự đoán của chính mình. Mọi người thường cho rằng mình có kiến thức chuyên môn tốt hơn so với những người làm ngoài lĩnh vực của họ một cách thái quá.

Một số xu hướng được phát hiện từ phân tích tài chính hành vi

Phân tích sâu hơn các thành kiến, chúng ta đã đúc kết ra một số xu hướng hành động của các cá nhân:

Xu hướng xác nhận

Xu hướng xác nhận cho biết chúng ta thường có xu hướng dễ dàng tiếp nhận các thông tin giúp xác nhận niềm tin cho khoản đầu tư của chúng ta. Ví dụ, nếu bạn đã mua một cổ phiếu nào đó và xuất hiện các thông tin cả tốt lẫn xấu về cổ phiếu đó, chúng ta có xu hướng tiếp nhận các thông tin tốt và bỏ qua các thông tin xấu.

Xu hướng kinh nghiệm

Xu hướng kinh nghiệm xảy ra khi nhà đầu tư nhớ rõ các sự kiện xảy ra trong thời gian trước và tin rằng nhiều khả năng nó sẽ lặp lại một lần nữa.

Ví dụ như cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và 20229 đã khiến nhiều nhà đầu tư rời bỏ thị trường chứng khoán. Nhiều người ở lại có cái nhìn kém tích cực về thị trường và họ nghĩ rằng nền kinh tế sẽ tiếp tục đi xuống. Kinh nghiệm trải qua một sự kiện lớn tiêu cực như vậy làm tăng thành kiến của nhà đầu tư. Trên thực tế, thị trường đã phục hồi trở lại trong những năm tiếp theo.

Ác cảm thua lỗ

Ác cảm thua lỗ xuất hiện khi nhà đầu tư đặt nặng mối quan tâm về thua lỗ hơn là lợi nuận. Nói cách khác, họ cố gắng tránh thua lỗ hơn là tìm kiếm lợi nhuận.

Vì lý do này, nhiều nhà đầu tư thường bán non các khoản đầu tư đang có lợi nhuận và giữ lại lâu hơn các khoản đầu tư lỗ trong danh mục. Họ thường nói rằng chưa bán là chưa lỗ và họ sẽ chờ cho đến khi nào giá tài sản trở về thời điểm họ mua.

Xu hướng quen thuộc

Xu hướng quen thuộc nghĩa là nhà đầu tư có xu hướng đầu tư vào những gì họ biết rõ. Chẳng hạn như các loại bất động sản lân cận nơi ở của họ.

Tài chính hành vi và thị trường chứng khoán

Lý thuyết thị trường hiệu quả nói rằng bất kỳ thời điểm nào trên thị trường, giá cổ phiếu đã phản ánh một cách hợp lý tất cả các thông tin có sẵn. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã cho biết rằng có nhiều sự kiện mâu thuẫn với lý thuyết này.

Tài chính hành vi thì cho rằng thị trường không hoàn toàn hiệu quả. Các yếu tố tâm lý và xã hội có thể ảnh hưởng tới việc mua và bán cổ phiếu, đồng nghĩa với việc tác động tới thị trường chứng khoán.

Việc hiểu và vận dụng tài chính hành vi có thể giúp nhà đầu tư dự đoán xu hướng của giá cổ phiếu, từ đó đưa ra các quyết định đầu tư hiệu quả hơn. Tài chính hành vi cũng giúp chúng ta giải thích được các sự kiện lớn bất thường của thị trường như bong bóng tài chính, đại suy thoái,…

mở tài khoản