Triển vọng ngành Bán lẻ – Sẵn sàng cho nhịp phục hồi năm 2022

Từ cuối năm 2021, nhờ độ phủ vaccine và các chính sách kích cầu để phục hồi kinh tế, Việt Nam dần kiểm soát dịch bệnh và thích ứng với trạng thái bình thường mới. Nhu cầu tiêu dùng trở thành động lực cho sự tăng trưởng. Năm 2022, ngành bán lẻ hứa hẹn một triển vọng tích cực với đón đầu xu hướng.

1. Động lực tăng trưởng

  •  Chuyển đổi số, đa dạng kênh bán hàng, đẩy mạnh kinh doanh trực tuyến

 Những doanh nghiệp đã đầu tư và xây dựng nền tảng trực tuyến hiệu quả, tiếp cận linh hoạt với thương mại điện tử sẽ được hưởng lợi từ xu hướng đa kênh.Bằng chứng là những doanh nghiệp, cửa hàng chuyển đổi số sáng tạo, nhanh chóng đã thích ứng và phát triển trong hai năm đại dịch vừa qua bên cạnh việc tối ưu hóa kênh bán hàng truyển thống

  • Chuỗi cửa hàng bách hóa hiện đại được hưởng lợi từ sự chuyển dịch tiêu dùng sau đại dịch.

Trong khi cửa hàng bán lẻ các sản phẩm không thiết yếu bị ảnh hưởng nặng nề trong quý III/2021, các doanh nghiệp phân phối, bán lẻ hàng tiêu dùng và hàng thiết yếu ít chịu ảnh hưởng bởi giãn cách xã hội hơn. Tiếp tục trong năm 2022, xu hướng hiện đại hóa kênh bán hàng truyền thống, thay đổi mô hình mua nhanh bán gọn sẽ sớm đi vào thực tiễn. 

  • Chiến lược bán lẻ đặt khách hàng cá nhân lên hàng đầu.

Khi công nghệ đóng vai trò quan trọng trong trải nghiệm bán lẻ hiện đại, giãn cách xã hội và dịch bệnh làm cho khoảng cách của người mua và người bán xa nhau hơn, sức mạnh của sự kết nối giữa con người với nhau sẽ phát huy tác dụng. Các nhà bán lẻ tối ưu hóa trải nghiệm để giữ chân khách hàng và áp dụng nhiều chỉ số đánh giá quá trình bán hàng sẽ có được lợi thế tốt hơn để chiếm lĩnh thị trường.

tăng trưởng ngành bán lẻ

2. Các cổ phiếu quan tâm

MWG: Mặc dù ảnh hưởng của dịch bênh và giãn cách xã hội nhưng doanh thu 2 năm qua của CTCP Thế giới di động đều tăng mạnh, số lượng chi nhánh mở ra ngày càng nhiều.  Với kế hoạch lấn sân sang thương mại điện tử, bán thêm nhiều mặt hàng khác như quần áo, đồ thể thao, áo quần trẻ em thì tương lai doanh thu của công ty sẽ gia tăng mạnh mẽ.

PNJ: Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận là công ty về trang sức lớn bậc nhất ở Việt Nam hiện nay. Đây là thương hiệu lớn, kinh doanh ổn định và chia cổ tức đều đặn trong nhiều năm qua. Công ty với hệ thống kinh doanh khắp cả nước, kết hợp dịch vụ kinh doanh trực tuyến rất hiệu quả và uy tín.

Dù dịch bệnh những không bị ảnh hưởng quá nhiều. Cùng với sự đi lên của giá vàng, mang lại lợi nhuận cho công ty, kèm theo đó sự không ổn định của thị trường vàng cùng nguy cơ lạm phát chính là cơ hội để hoạt động kinh doanh của công ty được tăng lên nhiều lần.

FRT: Công ty kỹ thuật số FPT chuyên về bán lẻ các thiết bị điện tử, công nghệ là công ty có doanh số bản lẻ khá ổn định giữ được phong độ trên thị trường, đặc biệt luôn nằm trong danh sách công ty bán lẻ uy tín và tốt nhất.

Với hệ thống chí nhánh mở rộng liên tục, hình thức kinh doanh online của công ty ngày càng hoàn thiện giúp cho công ty kinh doanh hiệu quả hơn trong mùa dịch. Điều đặc biệt, sự mở rộng hệ thống bán lẻ dược phẩm của nhà thuốc Long Châu đã mang lại cho công ty nguồn doanh thu lớn trong năm qua. Hệ thống này đang tiếp tục được mở rộng nhanh chóng nhằm chiếm lĩnh thị trường về ngành dược trong tương lai.

MSN: Trong 9 năm qua, tập đoàn Masan luôn được đánh giá là công ty niêm yết tốt nhất sàn chứng khoán, doanh thu tăng liên tục trong những năm qua là đòn bẩy cho sự bứt phá vào những năm tới trong ngành bán lẻ. Theo kế hoạch những năm tới, Masan sẽ mở rộng hệ thống cửa hàng Vinmart để tăng thị phần và chinh phục nhiều đối tương khách hàng

Tiềm năng của Masan vẫn rất lớn với triển vọng từ nền tảng dịch vụ tích hợp The CrownX, thoái vốn, thương vụ M&A cũng như chi trả cổ tức trong năm 2022.

 DGW: CTCP Thế Giới Số là doanh nghiệp nhỏ nhưng có vị thế hàng đầu trong việc phân phối các sản phẩm ICT thông qua mạng lưới phân phối lớn và quan hệ đối tác với những gã khổng lồ về công nghệ như Apple, Xiaomi, Huawei,… 

Cùng với sự phục hồi tiêu dùng trong năm 2022, DGW dự kiến sẽ mở rộng phân khúc thiết bị gia dụng bằng cách bổ sung thêm các thương hiệu mới thông qua quan hệ đối tác với một số nhãn hàng lớn, như Whirlpool (Mỹ).

PET– CTCP Dịch vụ Du lịch Dầu khí là một trong những nhà phân phối điện thoại di động, laptop và các sản phẩm thiết bị công nghê  chính hãng của Samsung, Apple, Dell, Lenovo tại thị trường Việt Nam. Với tiềm lực tài chính mạnh, hệ thống chi nhánh kho bãi trải dài cả nước, các yếu tố cơ bản của PET rất tốt, định giá rẻ và chính sách cổ tức hấp dẫn, PET  là cơ hội đầu tư dài hơi triển vọng nhờ nhu cầu dồn nén sau giãn cách và liên tục tung các sản phẩm mới ra thị trường. Ngoài ra, với tiến triển tốt từ dự án bds Thanh Đa và việc thoái vốn của PVN sẽ thúc đẩy giá cổ phiếu tăng mạnh .

>> Tham gia nhóm Tư vấn đầu tư trải nghiệm miễn phí 14 ngày để tìm cơ hội thị trường tại đây.

Nguồn: Đầu tư từ đâu tổng hợp

XEM THÊM BÀI PHÂN TÍCH MỚI NHẤT:

Chào các bạn, tôi là Đỗ Hoàng Quân. Tôi tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2007. Trải qua nhiều chu kỳ, tôi am hiểu quy luật vận động của thị trường và xây dựng cho mình những nguyên tắc quan trọng để có thể kiếm tiền bền vững trên thị trường chứng khoán. Tìm hiểu thêm về tôi tại đây.

anh Quan

Đăng ký mở tài khoản chứng khoán

Tham gia nhóm Zalo tư vấn đầu tư Miễn phí

Mở app Zalo, scan để tham gia nhóm tư vấn của E-Broker hoặc kết bạn với admin qua SĐT 0981 333 743

Đọc nhiều nhất

Chuyên mục