Triển vọng ngành Điện Gió – Điểm rơi lợi nhuận 2022.
1. Động lực tăng trưởng
Điện gió là loại hình năng lượng đang thu hút những khoản đầu tư lớn từ doanh nghiệp. Công suất các nguồn nhiệt điện, thủy điện dự kiến sẽ cắt giảm trong nhiều năm tới. Đây chính là động lực tăng trưởng của các doanh nghiệp điện gió trong dài hạn, phù hợp với định hướng phát triển năng lượng tái tạo trong tương lai.
Các nhà máy điện gió đóng góp một phần không nhỏ trong việc đảm bảo an ninh năng lượng cho hệ thống điện quốc gia. Trong đó có 146 dự án đã ký hợp đồng mua bán điện với EVN với tổng công suất hơn 8.170 MW và 84 dự án đã vận hành thương mại. Đặc biệt, trong bối cảnh nhiệt điện có nhiều khả năng sẽ bị cắt giảm đáng kể, Chính Phủ nhấn mạnh điện gió là nguồn điện lý tưởng để bổ sung cho công suất còn thiếu.
Điện gió ngoài khơi sử dụng nguồn tài nguyên gió bản địa và ”vô tận”. Do đó, việc triển khai các dự án này sẽ bảo vệ ngành năng lượng của Việt Nam khỏi các rủi ro của thị trường nhiên liệu thế giới nhiều biến động, tạo đà cho sự phát triển của ngành điện, từ đó dẫn tới việc giảm mạnh chi phí trong tương lai, mở ra cơ hội thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và tạo sự phát triển cho chuỗi cung ứng địa phương tại Việt Nam.
Theo World Bank, “Việt Nam có thể phát triển từ 5-10 GW điện gió ngoài khơi đến năm 2030 và tạo ra khoảng 60 tỷ USD tổng giá trị gia tăng cho cả nền kinh tế”.
Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu đánh giá cao tính khả thi với mục tiêu 5GW điện gió, thậm chí tham vọng 10 GW sẽ giúp tạo niềm tin lớn hơn cho NĐT. Đây cũng là yếu tố quan trọng đẩy nhanh sự phát triển của ngành này tại Việt Nam.
Theo quyết định 39, giá FIT ưu đãi cho điện gió trên biển là 9,8 cent một kWh (tương đương 2.223 đồng) và trên bờ là 8,5 cent một kWh (khoảng 1.927 đồng). Giá này chưa gồm thuế VAT, được áp dụng cho một phần hoặc toàn bộ nhà máy có ngày vận hành thương mại trước 1/11/2021 và áp dụng trong 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại.

Về vĩ mô, theo báo cáo từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), công suất năng lượng tái tạo mới được bổ sung trong năm 2021 đã đạt 295 GW bất chấp sự tắc nghẽn của chuỗi cung ứng, tiến độ chậm trễ trong xây dựng và giá nguyên liệu thô cao. Sang năm nay, thêm 320 GW dự kiến được lắp đặt, tương đương với toàn bộ nhu cầu điện của Đức hoặc tổng sản lượng điện từ khí đốt tự nhiên của EU. Đây sẽ là mức tăng cao nhất từ trước đến nay.
Công suất điện tái tạo bổ sung được đưa vào sử dụng trong năm 2022 và 2023 sẽ làm giảm sự phụ thuộc của các nước EU vào khí đốt của Nga trong lĩnh vực năng lượng. Tuy nhiên trong ngắn hạn, do sự thiếu hụt về nguồn cung dầu khí sẽ khiến cho giá điện tăng mạnh trong ngắn hạn.
2. Các cổ phiếu quan tâm
Doanh nghiệp điện gió chạy nước rút để được hưởng ưu đãi về giá FIT. Hiện nay, trên thị trường chứng khoán có một số doanh nghiệp đang đầu tư vào lĩnh vực điện gió là REE, PC1, TV2, TTA, GEG, HDG,…
- CTCP Cơ điện lạnh (REE) có dự án điện gió ngoài khơi VI.3 tại Trà Vinh, tổng vốn đầu tư 87 triệu USD; hai dự án điện gió trên bờ tại Bình Thuận và Ninh Thuận, tổng vốn đầu tư khoảng 80 triệu USD. 3 dự án điện gió với tổng công suất 102 MW nếu hoàn thành đúng tiến độ sẽ có thể mang lại hơn 700 tỷ doanh thu bán điện gió và gần 200 tỷ đồng lợi nhuận.
- CTCP Xây lắp điện 1(PC1), mảng điện gió được kỳ vọng sẽ giúp tăng gấp đôi doanh thu, lợi nhuận trong năm 2022 cho mảng phát điện. Cụ thể, PC1 có 3 dự án điện gió Liên Lập, Phong Huy và Phong Nguyên, tổng công suất 144 MW, đã đi vào vận hành thương mại từ quý 4/2021
- CTCP Điện Gia Lai (GEG) có 3 dự án điện gió đi vào vận hành thương mại, bao gồm Nhà máy điện gió V.P.L Bến Tre, công suất giai đoạn 1 là 30 MW, giai đoạn 2 là 60 MW; Nhà máy điện gió Ia Bang 1 tại tỉnh Gia Lai, công suất 50 MW; Nhà máy điện gió Tân Phú Đông 2 tại tỉnh Tiền Giang, tổng công suất quy hoạch cả cụm là 150 MW. 3 dự án điện gió vận hành thương mại vào cuối năm 2021, đóng góp thêm 396 triệu kWh sản lượng điện và gần 900 tỷ đồng doanh thu hàng năm, hướng đến mốc tổng doanh thu và lợi nhuận trước thuế năm 2025 lần lượt là 6.390 tỷ đồng và 1.010 tỷ đồng (điện gió đóng góp khoảng 45% sản lượng điện và 53% doanh thu). ) Đây cũng là một trong những doanh nghiệp đã đưa vào vận hành thương mại các nhà máy điện gió theo đúng kế hoạch để hưởng giá ưu đãi FIT
- CTCP Bất động sản Hà Đô (HDG) là đơn vị phát triển bất động sản nhưng cũng tham gia thị trường điện gió khi triển khai dự án điện gió 7A tại tỉnh Ninh Thuận, công suất 50 MW, vận hành trong quý 3/2021, với sản lượng trung bình 171 triệu kWh/năm. Dự án này đã hoàn thành lắp đặt 12 trụ điện gió và bắt đầu đưa các tổ máy đầu tiên hoà vào lưới điện quốc gia trong tháng 8/2021.
>> Tham gia nhóm Tư vấn đầu tư trải nghiệm miễn phí 14 ngày để tìm cơ hội thị trường tại đây.
Nguồn: Đầu tư từ đâu tổng hợp
XEM THÊM BÀI PHÂN TÍCH MỚI NHẤT:
- Tin nhanh chứng khoán 01.10.2023
- Cổ Phiếu Cần Quan Tâm Ngày 02.10.2023
- Tin nhanh chứng khoán 28.09.2023
- Tin nhanh chứng khoán 27.09.2023
- Cổ Phiếu Cần Quan Tâm Ngày 28-09-2023
- [Cập nhật mới nhất 2023] Đánh giá BCTC cổ phiếu PTB (CTCP Phú Tài)
- Tin nhanh chứng khoán 26.09.2023
- Tin nhanh chứng khoán 25.09.2023
- Tin nhanh chứng khoán 24.09.2023
Folllow chuyên gia của chúng tôi
Đăng ký mở tài khoản chứng khoán
Khóa học đầu tư thực chiến online miễn phí
Tham gia nhóm Zalo tư vấn đầu tư với chuyên gia
