Xác định điểm đảo chiều bằng mô hình Bump and Run
Đảo chiều xu hướng là một kỹ thuật khó, đòi hỏi người phân tích phải có những kinh nghiệm nhất định trong phân tích kỹ thuật, thực tế thì không có nhiều những mẫu hình đảo chiều xu hướng đáng tin cậy, trong đó Bump and Run là một mẫu hình lạ nhưng có độ hiệu quả rất cao trong chiến lược đánh đảo chiều.
Mẫu hình Bump and Run được giới thiệu lần đầu bởi Thomas Bulkowski vào năm 1997 trong cuốn sách nổi tiếng Encyclopedia of Chart Patterns của ông. Tín hiệu đảo chiều tiềm năng xuất hiện sau giai đoạn đầu cơ thái quá của người mua trong xu hướng tăng và của người bán trong xu hướng giảm.
Cấu tạo của mẫu hình này bao gồm 3 phần chính: Lead-in, Bump, Run. Thật khó để có thể dịch các thuật ngữ này sang tiếng Việt một cách chính xác nên chúng tôi xin phép được sử dụng từ gốc tiếng Anh để giữ nguyên ý nghĩa của nó.

- Pha Lead-in: đây là sự khởi đầu cho quá trình hình thành mẫu hình khi giá hình thành xu hướng Tăng rõ ràng, có nhịp điệu khi đáy sau cao hơn và các đáy này được nối lại với nhau tạo thành Trendline. Xu hướng được tạo ra chưa có gì bất thường, quá trình tăng của cổ phiếu diễn ra rất chậm rãi.
- Pha Bump: đây là lúc chúng ta sẽ chứng kiến giá tăng rất mạnh mẽ với sự hưng phấn của dòng tiền đâu cơ. Giá tăng một cách vội vã trong khoảng thời gian ngắn, điều này được nhận biết giá tạo ra khoảng cách rất xa so với đường Trendline của pha Lead-in. Sau quá trình thổi bùng lên thì giá có dấu hiệu suy yếu trở lại để hình thành vùng đỉnh rồi sau đó rơi tự do xuống vùng giá của đường Lead-in.
- Pha Run: được hình thành khi giá tạo đỉnh và gãy đường Lead-in để kết thúc xu hướng tăng và bắt đầu bước vào xu hướng giảm. Điểm gãy đường Lead-in chính là điểm kích hoạt lệnh Short hoặc là điểm để nhà đầu đóng vị thế nắm giữ ở cổ phiếu này.
Những tín hiệu cần lưu ý khác:
Khối lượng: Trong pha Lead-in thì khối lượng giao dịch thường ở mức trung bình thấp, khi giá vòa pha Bump thì khối lượng giao dịch rất đột biến, phản ánh sự thái quá của dòng tiền đầu cơ.

Ngưỡng hỗ trợ trở thành ngưỡng kháng cự: sau khi giá gãy đường Lead-in để bước vào pha Run (xu hướng giảm) thì có thể giá sẽ kiểm tra lại vùng lead-in một vài lần trước khi thực sự bước vào xu hướng giảm. Lúc này ngưỡng Lead-in từ hỗ trợ trở thành kháng cự mạnh.
Ứng dụng đảo chiều xu hướng giảm

Ví dụ cổ phiếu HAG hình thành xu hướng giảm với đường Lead-in nối các đỉnh, pha Bump được hình thành khi giá giảm rất nhanh phản ánh sự chán nản của nhiều nhà đầu tư, ngay sau đó giá bật tăng mạnh rồi re-test lại đường Lead-in trước khi chính thức bước vào xu hướng tăng.
Lời kết
Nhà đầu tư có thể ứng dụng mô hình này ở nhiều khung đồ thị khác nhau như Ngày, Tháng, Năm. Mẫu hình này có thể ứng dụng để bắt các điểm đảo chiều xu hướng tăng và xu hướng giảm.
Mở tài khoản chứng khoán trong 5 phút
Đăng ký mở tài khoản chứng khoán với chúng tôi để được đào tạo và hỗ trợ đầu tư từ kiến thức căn bản đến những tip đầu tư hiệu quả. Chúng tôi cập nhập những tin tức thông tin mới nhất hằng ngày giúp khác hàng. Đặc biệt hướng dẫn sử dụng công cụ khuyến nghị FIT giúp mọi nhà đầu tư đều có thể kiếm được lợi nhuận trên thị trường chứng khoán. Đăng ký ngay
Folllow chuyên gia của chúng tôi
Đăng ký mở tài khoản chứng khoán
Khóa học đầu tư thực chiến online miễn phí
Tham gia nhóm Zalo tư vấn đầu tư với chuyên gia
