8 cách đơn giản để tiết kiệm tiền

1. Ghi chép lại các khoản chi tiêu
Bước đầu tiên trong quá trình tiết kiệm đó là… nhận ra bạn đang tiêu xài bao nhiêu tiền. Theo dõi chặt chẽ tất cả các khoản chi tiêu – đồng nghĩa là từ tất cả các cốc cà phê trà đá, vật dụng lặt vặt và thậm chí là cả các khoản tiền tips nữa.
Sau khi đã thu thập xong dữ liệu, hãy sắp xếp dựa trên danh mục, như xăng xe, đồ ăn, trả nợ,… và tổng chi ở từng danh mục. Sử dụng sao kê thẻ tín dụng và sao kê tài khoản ngân hàng để chắc chắn rằng bạn đã thống kê chính xác – và đừng bỏ sót một khoản nào.
2. Ngân sách tiết kiệm
Sau khi đã thống kê xong, bạn có thể bắt đầu hệ thống hóa các khoản (tham khảo bài Cách tạo bảng ngân sách). Ngân sách của bạn cần vạch ra để so sánh giữa các khoản chi tiêu và thu nhập của bạn – điều này giúp viẹc hoạch định chi tiêu dễ dàng hơn và tránh tình trạng tiêu “hớ”. Hãy nhớ đến các khoản chi không xảy ra hàng tháng nhưng vẫn tương đối thường xe, ví dụ như bảo dưỡng phương tiện đi lại…
3. Tìm cách cắt giảm chi tiêu
Nếu các khoản chi tiêu đang cao tới mức mà bạn không thể tiết kiệm được nhiều như mong muốn, đây sẽ là lúc để cắt giảm các khoản không thiết yếu như giải trí và ăn uống bên ngoài. Tham khảo bài viết về cách cắt giảm các khoản phí cố định hàng tháng, như TV và điện thoại.
Sau đây là một vài biện pháp cắt giảm chi tiêu hằng ngày:
- Xóa các dịch vụ tiện ích chi trả hàng tháng không dùng đến (các subsriptions như apple music, apple news,…), đặc biệt là khi các khoản phí này được gia hạn tự động.
- Ăn ngoài chỉ một lần một tháng, và chọn các địa điểm giá rẻ hơn.
- Đặt ra các mục tiêu như “không tiêu gì trong 3 ngày”. Bạn có thể sẽ thấy nhẹ nhõm hơn đó!
4. Đặt ra các mục tiêu tiết kiệm
Một trong những phương pháp tiết kiệm tốt nhất là đặt ra mục tiêu. Bắt đầu bằng việc suy nghĩ đến những thứ mà bạn mong muốn có được – có thể là kết hôn, kỳ nghỉ châu Âu hay đơn thuần chỉ là tiết kiệm khoản tiền để nghỉ hưu. Sau đó xác định khoản tiền cần có và khoảng thời gian bao lâu để tiết kiệm được.
Sau đây là là một vài ví dụ về các mục tiêu ngắn và dài hạn:
- Ngắn hạn (1-3 năm):
- Khoản tiền phòng ngừa khẩn cấp (3-9 tháng chi tiêu thiết yếu, đề phòng)
- Nghỉ dưỡng
- Ô tô, xe máy
- Dài hạn (4+ năm):
- Nhà đất, chung cư.
- Chi phí du học cho con cái.
- Quỹ lương hưu.
Đối với các mục tiêu như nghỉ hưu hay du học cho con, xem xét đầu tư vào các khoản đầu tư dài hạn hơn như ETFs, trái phiếu doanh nghiệp kỳ hạn cao. Các tài sản này thường có lợi suất cao và rủi ro thấp đặc biệt nếu xét trong khoản thời gian dài.
Tips: Đặt ra các mục tiêu ngắn và dễ đạt được, nhưng không quá bé để có sẵn khoản tiền dư thừa, chẳng hạn như một chiếc điện thoại hay quà sinh nhật. Đạt được mục tiêu nhỏ, và hưởng thụ niềm vui đến từ nó, sẽ giúp bạn có được động lực lớn về tinh thần để tạo lập thói quen tiết kiệm.
5. Chọn lựa ưu tiên
Sau khi đã tối ưu các khoản thu nhập và chi tiêu, mục tiêu tiếp theo là việc lựa chọn và chuyển dịch mục đích cho các khoản tiết kiệm của bạn. Hãy nhớ các mục tiêu dài hạn – cân đối để các mục tiêu ngắn hạn không làm ảnh hưởng đến chúng.
6. Lựa chọn công cụ tiết kiệm
Đối với các mục tiêu ngắn hạn, cân nhắc các sản phẩm đầu tư ngắn hạn như:
- Tiền gửi
- Cổ phiếu
- Trái phiếu linh hoạt (Active Bond).
Đối với các mục tiêu dài hạn, cân nhắc các sản phầm đầu tư dài hạn như:
- Trái phiếu dài hạn.
- ETFs
- Bảo hiểm nhân thọ
7. Tiết kiệm tự động
Một số các ngân hàng hiện đang áp dụng tiện ích tiết kiệm tự động hàng tháng từ trang web hay app quản lý tài khoản. Bạn có thể chọn tiết kiệm khi nào, bao nhiêu và loại hình tiết kiệm nào. Hình thức tự động giúp tiết kiệm thời gian suy nghĩ hàng tháng, và làm giảm các “ham muốn” chi tiêu các khoản không thiết yếu.
8. Cảm nhận khoản tiền tiết kiệm của bạn tăng trưởng
Cân đối ngân sách và kiểm tra tiến trình tiết kiệm hàng tháng của bạn. Hành động trên không chỉ giúp bạn đi đúng kế hoạch đã vạch ra, mà còn nhanh chóng tìm ra và xử lý các vấn đề về ngân sách một cách nhanh chóng. Hiểu rõ và cảm nhận được số tiền tiết kiệm được sẽ truyền cảm hứng cho bạn tìm ra những biện pháp tiết kiệm mới nhằm đạt được mục tiêu sớm nhất.
Xem thêm: 5 bước để bắt đầu tiết kiệm
- 5 công ty chứng khoán tốt nhất cho người mới bắt đầu năm 2023
- 5 cổ phiếu tốt nhất để đầu tư cho người mới bắt đầu năm 2023
- Cách mua cổ phiếu online cho người mới bắt đầu
- Đầu tư chứng khoán với số tiền nhỏ: Hướng dẫn cho người mới bắt đầu
- Kiến thức cơ bản về chứng khoán mà nhà đầu tư mới cần biết
- Cách chơi chứng khoán cho người mới bắt đầu (mới nhất 2023)
- Cách đọc bảng giá chứng khoán và tìm thông tin doanh nghiệp
- Chứng khoán là gì? Tư duy đúng trong đầu tư chứng khoán
- Nên mở tài khoản chứng khoán ở đâu? 5 công ty tốt nhất
Chào các bạn, tôi là Đỗ Hoàng Quân. Tôi tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2007. Trải qua nhiều chu kỳ, tôi am hiểu quy luật vận động của thị trường và xây dựng cho mình những nguyên tắc quan trọng để có thể kiếm tiền bền vững trên thị trường chứng khoán. Tìm hiểu thêm về tôi tại đây.

Đăng ký mở tài khoản chứng khoán
Tham gia nhóm Zalo tư vấn đầu tư Miễn phí
