Cách quản trị tiền sau khi mất việc hay giảm lương

Ảnh hưởng của dịch nCoV-2019 lên nền kinh tế toàn cầu là không thể chối cãi, và dù tại Việt Nam ảnh hưởng của dịch bệnh không nặng như các nước khác nhưng vẫn có những ngành nghề nhất định bị ảnh hưởng. Dù bạn vừa bị mất việc, hay chỉ bị giảm lương, hoặc chưa hề mất việc nhưng vẫn muốn chuẩn bị trước kế hoạch, thì 11 bí quyết sau sẽ là nền tảng quan trọng trong kế hoạch tài chính tương lai.

CÁC BIỆN PHÁP CẦN HÀNH ĐỘNG NGAY

1. Nhớ lấy lương tháng cuối cùng

Nếu bạn vừa mất việc, hãy hỏi doanh nghiệp về lương tháng cuối cùng và cách để nhận khoản thu nhập này. 

2. Xin trợ cấp thất nghiệp

Điều kiện xin trợ cấp thất nghiệp là đã đóng 12 tháng bảo hiểm thất nghiệp trong khoảng thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

Nếu thỏa mãn điều kiện trên, bạn hãy nộp hồ sơ xin trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm ở địa phương trong thời hạn 03 tháng kể từ khi chấm dứt HĐLĐ.

3. Chuẩn bị khoản tiền khẩn cấp phòng ngừa thất nghiệp

Nếu chưa có khoản tiền khẩn cấp này, nay để dành ra một số tiền nhỏ hàng tháng. 

Bắt đầu bằng việc ước lượng số tiền bạn cần phải có trong khoảng thời gian khó khăn, trong đó bao gồm cả thu nhập của toàn gia đình (vợ và chồng), cũng như các trợ cấp thất nghiệp khác. 

Sau đó chia các khoản chi tiêu hàng tháng làm hai phần: thiết yếu như tiền điện – nước, đồ ăn,… và các khoản phi thiết yếu như dịch vụ giải trí, gym,… Điều này sẽ giúp bạn lập kế hoạch bỏ ra khoản tiền hàng tháng, cũng như trong các giai đoạn khó khăn bạn hoàn toàn có thể loại bỏ các khoản chi phi thiết yếu.

4. Điểm lại các khoản bảo hiểm

Thông thường sau khi mất một công việc, bạn cũng có thể sẽ mất các khoản như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,… Thay thế các loại bảo hiểm này là điều quan trọng trong các trường hợp khẩn cấp ví dụ như cần có sự giúp về y tế.

CÁC BIỆN PHÁP CẦN LÀM TRONG 30 NGÀY

5. Đàm phán với các chủ nợ

Nếu bạn có lo lắng về khả năng trả nợ trong các tháng sắp tới, hãy đàm phán với các chủ nợ 9bao gồm cả người thân và ngân hàng). Đối với ngân hàng, nếu đáp ứng đủ điều kiện theo thông tư điều kiện theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN (Thông tư 01) bạn có thể đề nghị ngân hàng giảm lãi và gia hạn nợ.

6. Sử dụng khoản tiền khẩn cấp

Nếu đã có sẵn khoản tiền phòng trường hợp khẩn cấp, đây sẽ là thời điểm để bạn sử dụng đến nó. Nếu các khoản tiết kiệm đang dần cạn kiệt và khả năng chi trả các khoản tiền thiết yếu hàng tháng có phần bị đe dọa, hãy xem xét đến các biện pháp đi vay cũng như các rủi ro đi kèm với nó. 

7. Chia sẻ các vấn đề với gia đình

Mất việc là sự kiện đáng sợ không chỉ đối với bạn mà còn với cả gia đình. Hãy có cuộc trò chuyện thẳng thắn với bạn đời cũng như con cái bạn, để có được sự chia sẻ phù hợp về mặt tâm lý cũng như hoạch định được biện pháp đối phó phù hợp trong tương lai.

8. Cắt giảm các khoản tiết kiệm phi thiết yếu

Cắt giảm cho các khoản tiết kiệm cho tương lai phi thiết yếu trong thời gian khó khăn, ví dụ như tiết kiệm cho du lịch, cho con đi du học, tiết kiệm mua nhà và mua xe,…

CÁC BIỆN PHÁP CẦN LÀM TRONG CÁC THÁNG TIẾP THEO

9. Tìm kiếm các khoản vay lãi suất thấp

Với thu nhập thấp hơn hoặc hoàn toàn không có thu nhập, việc chi tiêu quá khả năng thanh toán trong thẻ tín dụng là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Đây là điều hoàn thành nên tránh bởi mức lãi suất trong thẻ tín dụng có thể cao gấp 2-3 lần so với các khoản vay tiêu dùng hay vay có thể chấp thông thường. Ngoài ra nếu bắt buộc thì bạn nên tìm kiếm các thể tín dụng có mức lãi suất thấp nhất có thể.

10. Thực hiện kế hoạch xin việc mới

Xin việc hoàn toàn có thể là công việc toàn thời gian, và có thể mất tới hàng nhiều tháng để tìm kiếm một công việc mới phù hợp. Có rất nhiều bước lên kế hoạch xin việc:

  • Dừng lại và suy nghĩ về định hướng nghề nghiệp phù hợp. Liệu nghề nghiệp trước đó có phù hợp với bạn? Liệu thay đổi hoàn toàn ngành nghề có phải là bước đi đúng đắn?
  • Cập nhật sơ yếu lý lịch, hồ sơ xin việc và hồ sơ trên các mạng xã hội nghề nghiệp như Linkedin.
  • Trong khoảng thời gian tìm kiếm công việc, có thể xem xét làm các công việc part-time để lấp khoảng trống thời gian. 

11. Khi đã có công việc mới

Việc quan trọng ngay khi có công việc mới, là bạn tiếp tục duy trì kế hoạch chi tiêu như khi chưa có công việc. Đây là biện pháp giúp chi trả các khoản nợ còn tồn đọng có lãi suất cao càng sớm càng tốt. Trả hết các khoản nợ cũng giúp bạn cải thiện được điểm tín dụng, và bắt tay vào việc tiếp tục tiết kiệm cho các mục tiêu trong tương lai.

Xem thêm: Nên vay bao nhiêu tiền để mua nhà