Các lựa chọn nếu bạn cần khoản tiền khẩn cấp
Trong những trường hợp khẩn cấp, đôi khi bạn sẽ cần một khoản tiền mặt càng sớm càng tốt. Nếu như bạn không chuẩn bị sẵn khoản tiền dự trữ khẩn cấp trước đó hay những khoản tiết kiệm có thể được rút ra nhanh chóng, bạn có thể cảm thấy như mình không còn lựa chọn hợp lý nào khác.
Tuy nhiên bằng việc so sánh các phương án sau được sắp xếp theo mức độ rủi ro tăng dần, bạn sẽ có được một khoản tiền mặt trong thời gian ngắn, phù hợp với hoàn cảnh mà vẫn tối thiểu hóa rủi ro.

Trước khi đi vay, hãy xem xét các khoản nợ sẵn có
Bạn có thể đàm phán điều khoản tốt hơn hoặc giảm các khoản trả lãi gốc hàng tháng với bên cho vay.
Rủi ro: Có thể bị tính thêm phí hay những khoản phạt khác do trì hoãn trả hàng tháng.
Trao đổi với gia đình và bạn bè
Nếu một người thân hoặc người bạn sẵn sàng cho bạn vay trong những giai đoạn khó khăn, bạn có thể trả một khoản lãi nhỏ hơn cho họ.
Rủi ro: Nếu bạn không có khả năng trả nợ hoặc bất đồng với các điều khoản trả nợ, những diễn biến này có thể xóa bỏ hoàn toàn mối quan hệ thân thiết trước đó.
Nhờ tới doanh nghiệp mà bạn đang làm việc hoặc công đoàn hỗ trợ
Một số doanh ghiệp có chính sách hỗ trợ cho nhân viên vay với lãi suất thấp, hoặc liên kết với các ngân hàng để cho vay các khoản lãi suất thấp cho nhân viên.
Rủi ro: Đi vay luôn tiềm ẩn rủi ro, tuy nhiên phương án này sẽ có rủi ro về lãi suất thấp hơn so với việc sử dụng tới phương án tiếp theo.
Ứng tiền từ thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng luôn có dịch vụ ứng tiền với một khoản phí rút tiền mặt và mức lãi suất cao nếu không trả hết dư nợ đúng hạn. Điểm lợi là bạn sẽ ngay lập tức có được khoản tiền khẩn cấp cho nhu cầu của mình.
Rủi ro: Rất nhiều khoản phí phát sinh khi sử dụng dịch vụ này của thẻ tín dụng.
Rút từ bảo hiểm xã hội
Theo quy định về bảo hiểm xã hội, nếu bạn nằm trong một trong các trường hợp sau thì có thể rút tiền một lần:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;
c) Ra nước ngoài để định cư;
d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;”
Rủi ro: Mức được rút một lần của bảo hiểm xã hội thực sự không đáng kể so với việc bạn để dành cho tới thời gian nghỉ hưu.
Vay thế chấp
Sử dụng các tài sản mà bạn đang có như ô tô và nhà đất. Rủi ro đối với bên cho vay không cao do có tài sản đảo bảo, do đó thông thường lãi suất sẽ ở mức thấp hơn.
Rủi ro: Nếu không có khả năng chi trả, bạn sẽ gặp rủi ro mất các tài sản mà mình mang ra đảm bảo khoản vay.
Vay tín chấp
Mức lãi suất rất cao, đặc biệt nếu bạn không chứng minh được thu nhập cùng các giấy tờ khác như sao kê ngân hàng hay hóa đơn điện nước.
Rủi ro: Mức lãi suất cao khiến người vay rơi vào vòng xoáy nợ và trả nợ. Mức lãi suất quá cao khiến việc đi vay tín chấp là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng phá sản của các cá nhân.
Xem thêm: 6 bước để khởi động khoản tiền dự trữ khẩn cấp của bạn
- 5 công ty chứng khoán tốt nhất cho người mới bắt đầu năm 2023
- 5 cổ phiếu tốt nhất để đầu tư cho người mới bắt đầu năm 2023
- Cách mua cổ phiếu online cho người mới bắt đầu
- Đầu tư chứng khoán với số tiền nhỏ: Hướng dẫn cho người mới bắt đầu
- Kiến thức cơ bản về chứng khoán mà nhà đầu tư mới cần biết
- Cách chơi chứng khoán cho người mới bắt đầu (mới nhất 2023)
- Cách đọc bảng giá chứng khoán và tìm thông tin doanh nghiệp
- Chứng khoán là gì? Tư duy đúng trong đầu tư chứng khoán
- Nên mở tài khoản chứng khoán ở đâu? 5 công ty tốt nhất
Folllow chuyên gia của chúng tôi
Đăng ký mở tài khoản chứng khoán
Khóa học đầu tư thực chiến online miễn phí
Tham gia nhóm Zalo tư vấn đầu tư với chuyên gia
