Cách cải thiện sức khỏe tài chính của bạn

Sức khỏe tài chính là gì?

Sức khỏe tài chính là một thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng của các vấn đề tiền bạc của một người. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tài chính, bao gồm: Số tiền tiết kiệm, thu nhập, chi tiêu, đầu tư…

Ý chính:

  • Trạng thái và sự ổn định của tài chính cá nhân được gọi là sức khỏe tài chính của họ.
  • Để cải thiện sức khỏe tài chính của mình, bạn cần đánh giá giá trị tài sản ròng hiện tại, xây dựng ngân sách, quỹ dự phòng và thanh khoán các khoản nợ.
sức khoẻ tài chính
Cách cải thiện sức khỏe tài chính của bạn

Đo lường sức khỏe tài chính của bạn

Các chuyên gia tài chính đã đưa ra các hưỡng dẫn về các chỉ số sức khỏe tài chính, nhưng hoàn cảnh của mỗii người là khác nhau. Vì lý do này, bạn nên dành thời gian xây dựng kế hoạch tài chính của riêng mình để đảm bảo rằng bạn đi đúng hướng tới các mục tiêu và tránh khỏi các rủi ro lớn.

Để hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của mình, bạn có thể tự hỏi một số câu hỏi sau. Hãy coi đây là một cách đánh giá về tình hình tài chính của bạn:

  • Bạn có sự chuẩn bị cho các tình huống bất ngờ không? Bạn có quỹ dự phòng không?
  • Tài sản ròng của bạn là bao nhiêu? Tích cực hay tiêu cực?
  • Bao nhiêu phầm trăm khoản vay của bạn có lãi suất cao? Số này có nhiều hơn 50% không?
  • Bạn có đang tích cực tiết kiệm để nghỉ hưu hay không? Bạn có cảm thấy mình đi đúng hướng tới các mục tiêu dài hạn không?

Sức khỏe tài chính được xác định như thế nào?

Sức khỏe tài chính của một người có thể đo lường theo một số cách. Khoản tiết kiệm và giá trị ròng tổng thể của một người thể hiện các nguồn tài chính mà họ sử dụng trong hiện tại hoặc tương lai. Sức khỏe tài chính không phải một con số cố định, nó thay đổi dựa trên tài sản của một cá nhân cũng như sự biến động của giá cả hàng hóa, dịch vụ.

Ví dụ: Lương của một người có thể không đổi trong khi chi phí xăng dầu, thực phẩm tăng lên. Mặc dù tình trạng sức khỏe tài chính ban đầu là tốt nhưng nó có thể xấu đi nếu lương không theo kịp với chi phí hàng hóa tăng cao.

Các dấu hiệu điển hình của sức khỏe tài chính vững mạnh bao gồm nguồn thu nhập ổn định, ít gặp phải các chi phí phát sinh, lợi nhuận cao từ các khoản đầu tư và số dư tiền mặt đang tăng lên và tiếp tục tăng trưởng.

Cách cải thiện sức khỏe tài chính của bạn

Để cải thiện sức khỏe tài chính của mình, trước tiên, bạn cần có cái nhìn thực tế về tình trạng hiện tại. Tính toán tài sản ròng và biết mình đang ở đâu. Tài sản ròng được tính bằng cách cộng tổng giá trị của tất cả tài sản trừ đi các khoản nợ.

Lập ngân sách

Với ngân sách của bạn, chỉ cần lập kế hoạch cho các khoản chi tiêu là không đủ, bạn cần xem xét kỹ lưỡng và cẩn thận mọi khoản chi tiêu. Có khoản nào có thể cắt giảm không?

Một trong những chìa khóa quan trọng đối với ngân sách là bám sát kế hoạch ngân sách bất kể việc bạn kiếm được nhiều tiền hơn. Lối sống thay đổi, bao gồm việc chi tiêu nhiều tiên hơn khi bạn kiếm được nhiều hơn gây bất lợi cho sức khỏe tài chính của bạn.

Xây dựng quỹ dự phòng

Xây dựng một quỹ dự phòng có thể làm tăng sức khỏe tài chính của bạn. Quỹ dự phòng là số tiền tiết kiệm và luôn sẵn sàng cho những tình huống ngoài dự kiến, chẳng hạn như sửa chữa xe cộ, hoặc công việc gián đoạn. Mục tiêu là có đủ chi phí sinh hoạt từ ba đến sáu tháng trong quỹ dự phòng của bạn.

Trả nợ

Để trả hết nợ, hãy sử dụng 1 trong 2 phương pháp: Ưu tiên trả nợ có lãi suất cao trước hoặc ưu tiên trả khoản nợ nhỏ trước.

Các quy tắc và lời khuyên cho sức khỏe tài chính

Khi nói đến tài chính cá nhân, việc giữ cho sức khỏe tài chính của bạn luôn ở mức lành mạnh không phải lúc nào cũng dễ dàng. Dưới đây là một số quy tắc và mẹo nhanh mà bạn có thể làm theo để cải thiện sức khỏe tài chính của mình:

  • Tự động hóa việc tiết kiệm
  • Sử dụng phương pháp lập ngân sách 50/30/20, nghĩa là chi tiêu 50% cho nhu cầu, 30% cho các mong muốn phát sinh và tiết kiệm hoặc đầu tư 20% thu nhập. 20% này có thể dùng để trả nợ.
  • Hạn chế chi tiêu cho nhà ở (tiền thuê nhà hoặc thế chấp) không quá 40% thu nhập của bạn
  • Đầu tư sớm và thường xuyên. Bạn có thể tham khảo phương pháp đầu tư cổ phiếu tích sản.

Chào các bạn, tôi là Đỗ Hoàng Quân. Tôi tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2007. Trải qua nhiều chu kỳ, tôi am hiểu quy luật vận động của thị trường và xây dựng cho mình những nguyên tắc quan trọng để có thể kiếm tiền bền vững trên thị trường chứng khoán. Tìm hiểu thêm về tôi tại đây.

anh Quan

Đăng ký mở tài khoản chứng khoán

Tham gia nhóm Zalo tư vấn đầu tư Miễn phí

Mở app Zalo, scan để tham gia nhóm tư vấn của E-Broker hoặc kết bạn với admin qua SĐT 0981 333 743

Đọc nhiều nhất

Chuyên mục