Cách quản trị rủi ro khi mua Bắt đáy
Mua bắt đáy là kỹ thuật mua rất khó vì chúng ta đang mua ngược với xu hướng chính của cổ phiếu và đang đánh cược rằng giá cổ phiếu sẽ tạo đáy thành công bật hồi mạnh trở lại. Do đó, mua bắt đáy đòi hỏi nhà đầu tư phải có kĩ năng quản trị rủi ro cực kì chặt chẽ để tránh những nhịp rơi mạnh tiếp theo gây thua lỗ lớn.
Sau đây là phương án quản trị rủi ro để giúp nhà đầu tư có thể yên tâm với hành động mua bắt đáy
1. Trượt theo đường trung bình 5 ngày – MA5
Điểm mua bắt đáy là khi giá xác nhận khóa đáy ngắn hạn thành công bằng tín hiệu giá cắt lên đường trung bình 5 ngày (MA5). Do vậy, sau điểm mua bắt đáy thì chúng ta sẽ trailing (trượt) theo đường MA5 này, nó được xem là điểm chặn dưới quan trọng, nếu giá gãy trở lại MA5 thì cũng chính là điểm bán cắt lỗ

Ví dụ: cổ phiếu SSI có 2 lần phát ra tín hiệu mua, lần 1 là điểm mua sai và phải cắt lỗ sau đó khi giá gãy ngược trở lại đường MA5 ngày. Lần 2 là điểm mua đúng giúp nhà đầu tư có được lợi nhuận lớn.
2. Thiết lập điểm chặn dưới theo nguyên tắc 7% cắt lỗ
Đối với 1 deal đầu tư lỗ 10% thì cổ phiếu đó phải hồi lại 11.1% bạn mới bắt đầu hoàn vốn. Cổ phiếu càng giảm khả năng và thời gian hoàn vốn diễn ra càng lâu vậy nên hãy mạnh dạn xử lí tài khoản trước khi quá muộn.

Con số rủi ro 7% chính là mức lỗ tối đa mà một lệnh mua sai có thể chịu đựng, tức là nếu giá mất 7% từ giá mua thì nhà đầu tư phải cắt lỗ ngay. Đây là nguyên tắc đơn giản để nhà đầu tư có thể khống chế mức lỗ theo % chịu đựng của bản thân. Chúng tôi khuyến khích sử dụng mức cắt lỗ 7% bằng đúng một phiên giảm sàn của cổ phiếu, khống chế mức lỗ càng nhỏ càng tốt.
3. Nguyên tắc thời gian nắm giữ và lãi kỳ vọng
Sau khi mua xong thì sẽ cho cổ phiếu thời gian thể hiện, nếu vượt qua thời gian cho phép nhưng không đạt yêu cầu thì sẽ bán cơ cấu lại chủ động. Cụ thể là:
- Nếu sau 5 phiên mà cổ phiếu lỗ hơn 3% từ điểm mua thì sẽ bán chủ động
- Trong khoảng thời gian từ phiên thứ 11 đến 20 mà cổ phiếu lãi ít hơn 5% từ điểm mua thì sẽ bán chủ động.
- Trong khoảng thời gian từ phiên thứ 21 đến 30 mà cổ phiếu lãi ít hơn 10% từ điểm mua thì sẽ bán chủ động.
- Cứ như thế, 10 phiên thì kỳ vọng cổ phiếu tăng được thêm 5% nữa, nếu không đạt kỳ vọng giữa thời gian nắm giữ và mức lãi thì sẽ bán cơ cấu lại.

Ví dụ cổ phiếu STB có điểm mua bắt đáy tại giá 21.75, trong 5 phiên sau đó cổ phiếu này vẫn có diễn biến tốt, tuy nhiên giá lại có xu hướng gãy MA5 ngày và phiên thứ 9 sau khi mua chứng kiến STB lỗ 5%. Do vậy, chúng ta cần phải tiến hành cơ cấu chủ động cổ phiếu này khi diễn biến không như kỳ vọng.
Lời kết
Nhà đầu tư phải xây dựng phương án quản trị rủi ro chặt chẽ trước khi tham gia mua bắt đáy, còn không hậu quả sẽ rất khó lường bởi bắt đáy là chiến lược nguy hiểm. Mức lãi tiềm năng của deal bắt đáy là 10-15%, do vậy NĐT nên khống chế rủi ro thua lỗ ở mức 5-7% để phù hợp với chiến lược này. Ngoài ra, chỉ nên chơi bắt đáy với các doanh nghiệp vốn hóa lớn, cơ bản lành mạnh để tránh những nhịp giảm lớn từ các cổ phiếu mang tính đầu cơ cao.
Mở tài khoản chứng khoán trong 5 phút
Đăng ký mở tài khoản chứng khoán với chúng tôi để được đào tạo và hỗ trợ đầu tư từ kiến thức căn bản đến những tip đầu tư hiệu quả. Chúng tôi cập nhập những tin tức thông tin mới nhất hằng ngày giúp khác hàng. Đặc biệt hướng dẫn sử dụng công cụ khuyến nghị FIT giúp mọi nhà đầu tư đều có thể kiếm được lợi nhuận trên thị trường chứng khoán. Đăng ký ngay
Folllow chuyên gia của chúng tôi
Đăng ký mở tài khoản chứng khoán
Khóa học đầu tư thực chiến online miễn phí
Tham gia nhóm Zalo tư vấn đầu tư với chuyên gia
