Cách xác định giá mua tốt giúp NĐT hạn chế mua “hớ” giá cao
Trong rất nhiều trường hợp các cổ phiếu có trạng thái đẹp như: giá đang trong xu hướng tăng, dòng tiền mạnh, tích lũy tốt nhưng NĐT vẫn loay hoay với việc mua ở giá nào là tốt nhất để đảm bảo tính an toàn. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách xác định vùng giá mua tốt để giúp NĐT không bị mua hớ giá cao cũng như hạn chế mua phải cổ phiếu yếu.
Để xác định được giá mua tốt thì trước tiên cổ phiếu đang quan sát phải có trạng thái đẹp thỏa mãn tiêu chí của cổ phiếu theo đà tăng hoặc đà giảm. Ví dụ với một cổ phiếu theo đà tăng thị trạng thái đẹp là khi cổ phiếu có Sức mạnh A, tích lũy A/B, Xác suất tăng giá ngắn hạn cao, lợi nhuận mục tiêu > 5%, % tháng < 20%, % năm < 150%.

Ví dụ: Cổ phiếu VHC ngày 9.2.2022 thỏa mãn đầy đủ tiêu chí của một cổ phiếu có trạng thái đẹp.
Các kĩ thuật giúp NĐT xác định giá mua tiềm năng :
1. Mua khi giá tăng, không mua khi giá giảm
Đây là kỹ thuật rất đơn giản khi chỉ cần quan sát giá hiện tại trong phiên cao hơn giá đóng cửa phiên trước đó và giá đóng cửa hiện tại cao hơn giá mở cửa. Cách phản ứng này của cổ phiếu cho thấy trong phiên dòng tiền mua chủ động hơn dòng tiền bán, cổ phiếu này vẫn đang đi đúng theo xu hướng tăng. Ngoài ra cách phản ứng tích cực trong phiên cũng là minh chứng cổ phiếu này đang mạnh so với mặt bằng chung của thị trường, nếu trong bối cảnh phiên hôm đó thị trường giảm mà cổ phiếu tăng thì tín hiệu này càng mạnh.

2. Không mua đuổi khi giá tăng cao hơn 5% so với kháng cự
Đây là kỹ thuật khống chế việc mua đuổi khi giá tăng trong biên độ cho phép là nhỏ hơn 5% từ kháng cự. Kháng cự thường là vùng đỉnh cũ của cổ phiếu.

Ví dụ cổ phiếu FPT có kháng cự quanh vùng giá 40, do đó vùng mua an toàn < 5% so với kháng cự là từ 42 trở xuống, vùng giá lớn hơn 42 là vùng rủi ro nếu đuổi theo sẽ rất dễ mua ngay đỉnh ngắn hạn như trường hợp trên.
3. Giá cách không quá 10% so với đường trung bình 20 ngày (MA20)
Đây cũng là kỹ thuật giúp NĐT không bị mua đuổi theo giá cao với biên độ chấp nhận là giá đóng cửa hiện tại nhỏ hơn 10% so với đường trung bình 20 phiên. Đường MA20 được xem là ngưỡng “chặn dưới” quan trọng cho cổ phiếu nên mua với giá < 10% cũng đồng nghĩa mức chấp nhận rủi ro đối với cổ phiếu là < 10%.

4. Giá trị mua không quá 10% giá trị trung bình của cổ phiếu
Đây là kỹ thuật giúp NĐT không bị dồn tiền quá lớn vào một cổ phiếu sẽ dẫn đến rủi ro thanh khoản, đặc biệt đối với cổ phiếu có thanh khoản kém sẽ gây ra rất nhiều phiên toái khi xử lý rủi ro khi thanh khoản của cổ phiếu không đủ để bán cắt lỗ nhanh như kế hoạch.

Ví dụ trường hợp cổ phiếu TMT có giá trị giao dịch bình quân 1 tháng gần đây xấp xỉ 1 tỷ đồng, do vậy NĐT chỉ giới hạn việc giải ngân tối đa 10% của 1 tỷ, tương đương chỉ nên mua 100 triệu đồng.
Với những cổ phiếu có thanh khoản cao top đầu thị trường như HPG có giá trị giao dịch 800 tỷ thì NĐT có thể phân bổ tới 80 tỷ vào cổ phiếu này.
Tổng kết
Qua bài viết này NĐT có thể biết cách xác định điểm mua tốt nhất cho mình khi đã xây dựng được list các cổ phiếu có trạng thái đẹp. Ngoài ra, NĐT cần phải kết hợp thêm phân tích tâm lý thị trường chung để cho xác suất thành công cao. Phân tích kỹ thuật nhằm mục tiêu xác định điểm mua/bán có lợi thế nhất cho NĐT khi đã tầm soát ra được cổ phiếu tốt.
Mở tài khoản chứng khoán trong 5 phút
Đăng ký mở tài khoản chứng khoán với chúng tôi để được đào tạo và hỗ trợ đầu tư từ kiến thức căn bản đến những tip đầu tư hiệu quả. Chúng tôi cập nhập những tin tức thông tin mới nhất hằng ngày giúp khác hàng. Đặc biệt hướng dẫn sử dụng công cụ khuyến nghị FIT giúp mọi nhà đầu tư đều có thể kiếm được lợi nhuận trên thị trường chứng khoán. Đăng ký ngay
Folllow chuyên gia của chúng tôi
Đăng ký mở tài khoản chứng khoán
Khóa học đầu tư thực chiến online miễn phí
Tham gia nhóm Zalo tư vấn đầu tư với chuyên gia
