2 cách hiệu quả để xác định giá mục tiêu của sóng hồi khi bắt đáy cổ phiếu
Bắt đáy cổ phiếu là chiến lược mua theo đà giảm khi cổ phiếu đã khóa đáy ngắn hạn thành công nhưng xu hướng trong trung-dài hạn vẫn là giảm. Đối với kỹ thuật mua bắt đáy theo sóng hồi kỹ thuật đòi hỏi nhà đầu tư phải linh hoạt bán chốt lời chủ động bởi khi cổ phiếu vẫn đang trong xu hướng giảm trung – dài hạn thì giá sẽ đảo chiều cực nhanh. Bài viết hôm nay sẽ giúp nhà đầu tư xác định các giá mục tiêu tiềm năng để chốt lời chủ động khi bắt đáy theo sóng hồi.
Việc xác định sóng hồi phải đảm bảo điều kiện ban đầu là xu hướng chính của cổ phiếu đang là giảm và nhà đầu tư chỉ nên tận dụng kiếm lời theo sóng hồi ngắn hạn. Có 2 cách hiệu quả để nhà đầu tư xác định các mốc kháng cự tiềm năng:
Cách 1: Sử dụng thang đo Fibonacci Retracement để xác định giá mục tiêu
Đầu tiên, chúng ta cần xác định vùng đỉnh gần nhất trước khi cổ phiếu có nhịp giảm mạnh và vùng đáy khi cổ phiếu đã xác nhận khóa đáy ngắn hạn thành công.
Vùng giá mục tiêu là quanh vùng Fibo thoái lui 38.2% đến 61.8%.

Ví dụ cổ phiếu FPT giai đoạn năm 2018 rơi mạnh từ vùng đỉnh 32 xuống vùng đáy ngắn hạn quanh 23, điểm mua bắt đáy để ăn sóng hồi được kích hoạt với các mốc chốt lãi tiềm năng là quanh khu vực fibo thoái lui 38.2% đến 61.8%, tương ứng với vùng giá 27-30. Do vậy, lợi nhuận tiềm năng của deal đầu tư này là 15-16%.
Cách 2: sử dụng đường trung bình trung hạn kết hợp với đường trung bình dài hạn (MA50 với MA200)
Nhà đầu tư xác định vùng “kẹp giữa” 2 đường MA50 và MA200, đó chính là vùng mục tiêu tiềm năng. Bởi đây được xem là vùng cửa sóng trong dài hạn của cổ phiếu, nếu giá vượt qua khỏi vùng này thì khả năng là giá bắt đầu mở sóng tăng dài hạn, do đó đây là vùng kháng cự rất mạnh của cổ phiếu.

Ví dụ cũng cổ phiếu FPT nếu nhà đầu tư nhìn với góc độ các đường trung bình thì vùng giá kẹp giữa MA50 với MA200 là vùng 26-29, khá tương đồng với cách xác định dựa vào Fibo thoái lui. Nhà đầu tư có thể bắt đầu canh chốt lãi chủ động từng phần khi giá vào khu vực kháng cự này.
Ví dụ minh họa kết hợp 2 cách

2 cách này có thể kết hợp lại với nhau để xác định vùng kháng cự tiềm năng của thị trường chung.
Hình minh họa trên xác định vùng kháng cự của chỉ số VNINDEX giai đoạn tháng 4/2020 sau khi rơi mạnh do bùng dịch Covid.
- Nếu xác định theo cách đo Fibo thoái lui thì vùng kháng cự tiềm năng tương ứng mốc fibo 38.2%-61.8% là khu vực 800-900 điểm.
- Nếu xác định theo cách đường MA50 với MA200 thì vùng kẹp giữa 2 đường này là khu vực 760-920 điểm.
Do đó, khi VNINDEX tiến tới vùng trên 760 điểm là nhà đầu tư có thể bắt đầu suy nghĩ kịch bản thị trường sẽ có nhịp rung lắc xảy ra khi va chạm cửa sóng dài hạn. Thực tế là sau đó VNINDEX cũng có nhịp rung lắc khá lớn từ 900 về 800 điểm.
Việc xác định kháng cự mang tính chất tương đối nên nhà đầu tư dùng các cách này để tìm vùng giá tiềm năng, chứ không nên cố gắng tìm mức giá kháng cự chính xác. Khi đã khoanh vùng được kháng cự tiềm năng thì nhà đầu tư có thể chủ động bán chốt lời từng phần.
Mở tài khoản chứng khoán VPS để đồng hành cùng Đầu Tư Từ Đâu và luôn được cập nhật các mã cổ phiếu khỏe nhất thị trường
Xem chi tiết Quyền lợi khi mở tài khoản chứng khoán VPS với Đầu Tư Từ Đâu
Folllow chuyên gia của chúng tôi
Đăng ký mở tài khoản chứng khoán
Khóa học đầu tư thực chiến online miễn phí
Tham gia nhóm Zalo tư vấn đầu tư với chuyên gia
