Ly thân và ly hôn khác nhau như thế nào?

Ly thân mô tả quan hệ vợ chồng, theo đó một người hay cả hai không còn muốn sống chung với nhau. Ly thân và ly hôn có nhiều điểm tương đồng, không còn chung sống với nhau về kinh tế, tinh thần. Nhưng cũng có những điểm khác biệt về nhân thân, thủ tục. Không cần phải viết đơn xin ly thân cũng như thực hiện thủ tục xin ly thân như khi yêu cầu giải quyết ly hôn và quan hệ hôn nhân giữa họ cũng không chấm dứtnhư khi giải quyết ly hôn.

Ly thân là một hiện tượng diễn ra khá phổ biến trong xã hội hiện nay. Khi hai bên vợ chồng lâm vào tình trạng bất ổn, mâu thuẫn trong hôn nhân xảy ra thường xuyên, không thể tìm được tiếng nói chung tuy nhiên lại chưa đến mức phải ly hôn thì thường họ sẽ tìm đến giải pháp ly thân.

ly thân và ly hôn
Tỷ lệ ly hôn, ly thân theo tuổi, giới tính, thành thị, nông thôn Việt Nam 2009, nguồn Tổng cục thống kê.

Vậy ly thân được hiểu như thế nào? Thủ tục ly thân thực hiện thế nào? Các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng khi vợ chồng sống ly thân ra sao? 

Ly thân là gì?

 Theo quy định của pháp luật về Hôn nhân và gia đình, vẫn chưa có một khái niệm cụ thể nào lý giải thế nào là ly thân. Hiểu một cách đơn giản, việc ly thân giữa hai vợ chồng mô tả quan hệ, theo đó một người hay cả hai không còn muốn sống chung với nhau (có thể là không còn sống chung hoặc còn sống chung nhưng không có quan hệ vợ chồng, tức không có những sinh hoạt chung, không giao tiếp với nhau hay không có quan hệ tình dục,…)

Biện pháp này thường nhằm mục đích: để các cặp vợ chồng có thời gian bình tĩnh, suy nghĩ lại, từ đó có thể giải quyết các mâu thuẫn. Đây là một biện pháp nhằm hạn chế, giảm thiểu việc vợ chồng nóng giận, thiếu suy nghĩ dẫn đến việc có quyết định ly hôn vội vã gây hối hận về sau.

Ly thân có giống ly hôn không? Thủ tục ly thân thực hiện thế nào?

Ly thân và ly hôn có nhiều điểm tương đồng, về biểu hiện của việc không còn chung sống với nhau, không có đời sống kinh tế chung, không có đời sống tinh thần chung,… Nhưng bên cạnh đó vẫn có những điểm khác biệt, phân biệt với ly hôn, cụ thể như sau:

Điểm giống nhau

  • Căn cứ ly thân và ly hôn: Về cơ bản, căn cứ để có thể đi đến quyết định ly thân của hai vợ chồng đều giống với căn cứ để ly hôn. Khi mâu thuẫn vợ chồng làm quan hệ hôn nhân lâm vào tình trạng nghiêm trọng, đời sống hôn nhân không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được, tuy nhiên xét về mức độ thì chưa đến mức để đôi bên phải ly hôn.
  • Về mặt tình cảm của hai vợ chồng: Cả hai trường hợp này xét về mặt tình cảm của hai bên vợ chồng đều đã không còn mặn nồng với cuộc hôn nhân, đã đến mức không còn muốn chung sống hay sinh hoạt cùng nhau như cặp vợ chồng khác.

Điểm khác nhau

Để làm rõ sự khác nhau giữa ly thân và ly hôn, ta so sánh trên ba nội dung: Một là khái niệm; Hai là nhân thân; Ba là hệ quả pháp lý của ly thân và ly hôn.

Khái niệm 

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, vẫn chưa có một khái niệm cụ thể về ly thân. Tuy nhiên, ta có thể hiểu ly thân là tình trạng hai bên vợ chồng vẫn chưa chấm dứt quan hệ hôn nhân và có nghĩa vụ đối với con chung, tài sản chung và những nghĩa vụ khác trong quan hệ hôn nhân, nhưng không còn nghĩa vụ sống chung với nhau. Tình trạng vợ chồng không sống chung với nhau do hai bên vợ chồng tự thỏa thuận mà không cần sự công nhận của cơ quan có thẩm quyền.

Ly hôn là một chế định quan trọng được điều chỉnh bởi luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Theo quy định tại Khoản 12 Điều 3 của luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì ly hôn được hiểu là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Từ khái niệm ly thân là gì và ly hôn là gì ta có thể hiểu đơn giản như sau: Ly thân không chịu sự ràng buộc của pháp luật mà là sự thỏa thuận của vợ chồng, còn ly hôn được đặt dưới sự kiểm soát của luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Nhân thân

Nhân thân là quyền dân sự gắn liền với bản thân của mỗi người, được hình thành, phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt bằng những quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Và kết hôn là một sự kiện phát sinh quyền nhân thân của công dân. Theo đó, Quyền và nghĩa vụ nhân thân trong thời kỳ hôn nhân được quy định cụ thể trong luật Hôn nhân và gia đình 2014 như vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu chung thủy, tôn trọng nhau; vợ chồng có quyền tự thỏa thuận nơi cư trú; vợ chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhau,…

Khi ly thân và ly hôn thì quan hệ nhân thân được xác định như sau: Ly thân không  làm chấm dứt quan hệ vợ chồng. Theo đó các quyền và nghĩa vụ nhân thân của vợ chồng vẫn được pháp luật bảo vệ. Ly hôn là sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án hoặc quyết định ly hôn của tòa án có hiệu lực pháp luật. Có nghĩa là quan hệ hôn nhân chấm dứt, các quyền và nghĩa vụ về nhân thân bị chấm dứt hoàn toàn.

Thủ tục

Về thủ tục ly thânLuật Hôn nhân và gia đình năm 2014 chưa luật hóa chế định ly thân. Do đó, thủ tục ly thân cũng không cần tuân theo một trình tự, thủ tục quy định của pháp luật mà dựa trên sự thỏa thuận của hai vợ chồng.Về thủ tục ly hôn, vợ chồng khi ly hôn phải tuân theo đúng trình tự thủ tục được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015.Như vậy, khi vợ chồng không còn muốn tiếp tục chung sống với nhau thì không cần phải viết đơn xin ly thân cũng như thực hiện thủ tục xin ly thân như khi yêu cầu giải quyết ly hôn và quan hệ hôn nhân giữa họ cũng không chấm dứt như khi giải quyết ly hôn.

Xem thêm: Những chuẩn bị về tài chính khi ly hôn

Chào các bạn, tôi là Đỗ Hoàng Quân. Tôi tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2007. Trải qua nhiều chu kỳ, tôi am hiểu quy luật vận động của thị trường và xây dựng cho mình những nguyên tắc quan trọng để có thể kiếm tiền bền vững trên thị trường chứng khoán. Tìm hiểu thêm về tôi tại đây.

anh Quan

Đăng ký mở tài khoản chứng khoán

Tham gia nhóm Zalo tư vấn đầu tư Miễn phí

Mở app Zalo, scan để tham gia nhóm tư vấn của E-Broker hoặc kết bạn với admin qua SĐT 0981 333 743

Đọc nhiều nhất

Chuyên mục