5 chiêu dạy con chi tiêu tiết kiệm
Những “chiêu” dưới đây, giúp bạn dạy con bài học: sử dụng đồng tiền, từ việc quản lý tiền thưởng một cách thông minh, kỷ luật tích lũy cho một món đồ yêu thích, tới việc giáo dục ý thức trách nhiệm với cộng đồng.

Dạy trẻ lên kế hoạch chi tiêu
Một khoản thưởng nho nhỏ là bước đầu tiên, bạn dạy trẻ quản lý tiền. Có thể cho chúng theo cách, nếu hoàn thành một nhiệm vụ gì đó, trong một khoảng thời gian, chúng sẽ có được một khoản thưởng nho nhỏ (một tuần/lần với đứa nhỏ, hai tuần/ lần với đứa thứ hai và 1 tháng/lần với đứa lớn). Dần nới rộng khoảng cách thời gian, dạy cho chúng khái niệm quản lý đồng tiền theo thời gian, tính kiên nhẫn, chờ đợi đến ngày phát thưởng.
Chỉ cho chúng giá trị của việc tiết kiệm
Trẻ chi tiêu “cháy túi” là chuyện bình thường nếu bạn để chúng mua tự do theo bản năng. Rất quan trọng, dạy chúng khám phá lợi ích của việc: kiên nhẫn bỏ những cám dỗ nhỏ, ngắn hạn. Nếu có một đồ chơi lọt vào mắt chúng, hãy đề nghị chúng bỏ qua chi tiêu này, hướng tới một khoản chi tiêu lớn hơn, cho một món đồ thú vị hơn, tất nhiên phải đợi lâu hơn mới tích lũy đủ, vì món đồ “chất”, giá sẽ cao hơn.
“Khích tướng”, cho chúng cơ hội kiếm một khoản “phụ thu”
Bạn bày tỏ mong muốn chúng thực hiện các công việc khó khăn hơn: lau dọn nhà cửa, phòng vệ sinh, sơn cửa sổ, làm vườn, những việc với chúng mới lạ, mất nhiều công sức, thời gian, nỗ lực. Cân nhắc thêm một khoản “phụ thu”, để tăng thêm chút động lực. Chúng sẽ hiểu ý nghĩa của “làm nhiều” – “hưởng nhiều”, ý nghĩa của giọt mồ hôi, khi lao động mệt nhọc, trong đầu chúng sẽ nghĩ: chi tiêu khoản “phụ thu” khó khăn này vào việc gì cho xứng đáng, chi tiêu sẽ tiết chế hơn. Hãy kiên nhẫn chờ đợi những thay đổi tích cực từ đứa trẻ.
Hãy hướng cho chúng tới một hành động cao đẹp
Kể cả khi nhỏ tuổi, hãy chỉ cho chúng thấy những món đồ cũ, bình thường với chúng, có giá trị thế nào khi đến tay đồng bào nghèo khổ, vùng cao, không đủ ăn, không có sách vở đến trường. Hướng dẫn chúng lựa chọn tổ chức từ thiện muốn tham gia, khuyến khích để dành một phần tiền thưởng nho nhỏ cho hành động cao đẹp này. Con bạn sẽ trưởng thành đáng kể, bồi đắp lòng nhân hậu sau từng đợt thiện nguyện.
Tạo thêm các cơ hội học hỏi
Nếu trẻ đã chi tiêu toàn bộ số tiền cho một lần chi tiêu, bạn giữ kỷ luật đúng hạn và đạt đúng điều kiện đặt ra, mới có khoản tiền thưởng nho nhỏ lần sau. Con bạn sẽ hiểu được tính kỷ luật của tiết kiệm và cảm giác phải dè xẻn mỗi một lần chi tiêu.
Xem thêm: Có nên hỗ trợ tài chính cho con từ sớm hay không?
BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC:
- Bạn có nên thêm Bảo hiểm nhân thọ vào kế hoạch thừa kế tài sản?
- Tôi cần mua bảo hiểm khi thuê xe không?
- Thời điểm giao dịch dễ mất tiền nhất
- Những điều cần biết về quy trình thẩm định nhà
- Cách xác định các mục tiêu tài chính cho tương lai
- Tại sao nên ưu tiên chi trả cho bản thân trước tiên?
- Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe có phù hợp hay không?
- Chăm sóc sức khỏe đặc biệt – ảnh hưởng tài chính
- Ai là người chăm sóc sức khỏe cho người thân?
Chào các bạn, tôi là Đỗ Hoàng Quân. Tôi tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2007. Trải qua nhiều chu kỳ, tôi am hiểu quy luật vận động của thị trường và xây dựng cho mình những nguyên tắc quan trọng để có thể kiếm tiền bền vững trên thị trường chứng khoán. Tìm hiểu thêm về tôi tại đây.

Đăng ký mở tài khoản chứng khoán
Tham gia nhóm Zalo tư vấn đầu tư Miễn phí
