Chỉ báo VIX là gì? Cách đo tâm lý thị trường chứng khoán

VIX là một trong những chỉ báo dự báo chứng khoán rất nổi tiếng trên thế giới. Được phát triển bởi Larry Connors and Dave Landry, đây là một dạng chỉ báo đo lường lòng tham và nỗi sợ hãi của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ. Nỗi sợ hãi thái quá trên chỉ báo VIX đồng nghĩa với tín hiệu mua tiềm năng, ngược lại lòng tham thái quá thường là tín hiệu bán tiềm năng.

Chỉ báo VIX là gì?

Chỉ báo VIX, tên đầy đủ là The CBOE Volatility Index, được thiết kế để đo lường sự biến động của chỉ số S&P 500 trong 30 ngày tới, dựa trên tính toán một rổ số hợp đồng quyền chọn mua và bán. Đây là chỉ báo tâm lý được sử dụng phổ biến và có hiệu quả nhất trên thế giới, nó phản ánh được phần nào trạng thái tâm lý của nhà đầu tư cũng như kỳ vọng trên thị trường chứng khoán trong tương lai.

Mức độ biến động thấp, tức chỉ báo VIX ở mức càng thấp thì rủi ro khi đầu tư chứng khoán càng thấp. Khi mức độ biến động cao, tức chỉ báo VIX ở mức càng cao thì rủi ro khi đầu tư chứng khoán càng lớn.

Ngoài ra, chỉ báo VIX còn được gọi là chỉ báo sợ hãi, điều này xảy ra khi càng nhiều nhà đầu tư đặt vào cửa Short trên thị trường phái sinh (put option) khiến chỉ báo VIX tăng mạnh, tuy nhiên nếu VIX tăng mạnh một cách thái quá thể hiện sự bi quan cùng cực của nhà đầu tư thì đó thường là tín hiệu mua tiềm năng trên thị trường chứng khoán.

Các kịch bản xảy ra với chỉ báo VIX

Kịch bản 1: nếu chỉ số chứng khoán (S&P500 index) tăng nhưng chỉ báo VIX lại giảm thì đó là tín hiệu tốt vì thể hiện tâm lý lúc này đang lạc quan dần theo thị trường với nhiều nhà đầu tư dự báo tích cực trong thời gian tới bằng cách đặt Call option, xu hướng đi lên của thị trường được hỗ trợ bởi tâm lý tốt của nhà đầu tư.

Kịch bản 2: nếu chỉ số chứng khoán tăng và chỉ báo VIX cũng tăng theo điều này phản ánh tâm lý nhà đầu tư trên thị trường đang không thực sự lạc quan, nhà đầu tư đang khá bi quan về triển vọng tăng giá của thị trường chứng khoán.

Kịch bản 3: nếu chỉ số chứng khoán giảm và chỉ báo VIX cũng giảm là tín hiệu tốt cho thấy nhà đầu tư đang bắt đầu lạc quan hơn dù xu hướng của thị trường đang là giảm, đây là tín hiệu dự báo khả năng thị trường sắp tới pha đảo chiều.

Kịch bản 4: nếu chỉ số chứng khoán giảm nhưng chỉ báo VIX lại tăng thì đây là tín hiệu xấu, bởi nhà đầu tư đang dự báo khả năng chứng khoán sắp có hiện tượng đảo chiều nên có nhiều người mua hợp đồng quyền chọn bán khiến chỉ báo VIX tăng mạnh.

Nhìn chung, nếu chỉ báo VIX đang có xu hướng giảm thì sẽ tốt cho thị trường chứng khoán, còn nếu có xu hướng tăng lên là tín hiệu xấu. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp nhà đầu tư cần phải chú ý các vùng đỉnh cực hưng phấn hay lạc quan thái quá, chẳng hạn nếu chỉ báo VIX giảm mạnh xuống vùng quá bán thì đó lại là tín hiệu nguy hiểm vì lúc này nhà đầu tư đang rất hưng phấn, nguy cơ đảo chiều trên thị trường chứng khoán là rất cao.

Các ngưỡng quá mua – quá bán của VIX

Nếu chỉ báo VIX tăng mạnh lên trên ngưỡng 40 thì thường là dấu hiệu phản ánh sự bi quan thái quá của nhà đầu tư, đó là điểm đảo chiều tiềm năng kết thúc xu hướng giảm trên thị trường chứng khoán.

Nếu chỉ báo VIX giảm mạnh dưới ngưỡng 15 thì thường là dấu hiệu phản ánh sự hưng phấn thái quá của nhà đầu tư, đó là điểm đảo chiều tiềm năng kết thúc xu hướng tăng trên thị trường chứng khoán.

Ví dụ minh họa chỉ báo VIX

chỉ báo VIX

Các vùng mua xuất hiện khi chỉ báo VIX tăng mạnh thể hiện sự bi quan thái quá của nhà đầu tư, giai đoạn được chứng kiến rõ nhất là đầu năm 2020 khi thị trường chứng khoán sụp đổ do bùng phát Covid, tâm lý nhà đầu tư bi quan thái quá khiến VIX tăng mạnh lên ngưỡng hơn 80 điểm điều chưa từng thấy trong lịch sử và sau đó thì thị trường chứng khoán xuất hiện pha đảo chiều mạnh kết thúc xu hướng giảm. Khi tâm lý nhà đầu tư bi quan quá mức thì đó là cơ hội tuyệt vời cho nhà đầu tư mua gom cổ phiếu giá rẻ.

Những thời điểm đầu và cuối 2018 cũng chứng kiến tâm lý nhà đầu tư bi quan khiến VIX lên hơn 40 điểm và chỉ số S&P 500 cũng xuất hiện tín hiệu tạo đáy trung hạn.

Thời điểm gần đây – giữa năm 2020 chỉ báo VIX ở mức quanh 35 điểm, thực tế thì đây chưa gọi là vùng bi quan thái quá nên chưa đủ cơ sở nhận định rằng thị trường chứng khoán đã bi quan cùng cực để xuất hiện tín hiệu đảo chiều trung-dài hạn.

Kết luận

Đo lường tâm lý nhà đầu tư là một trong những góc nhìn để dự báo xu hướng thị trường chứng khoán, còn nhiều những góc nhìn khác mà nhà đầu tư có thể tham khảo thêm chứ không nên lạm dụng chỉ báo VIX này hoàn toàn tuyệt đối để ra quyết định đầu tư.

Mở tài khoản chứng khoán VPS – Đồng hành cùng Đầu Tư Từ Đâu để luôn được cập nhật các mã cổ phiếu khỏe nhất thị trường

Xem thêm:

Chào các bạn, tôi là Đỗ Hoàng Quân. Tôi tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2007. Trải qua nhiều chu kỳ, tôi am hiểu quy luật vận động của thị trường và xây dựng cho mình những nguyên tắc quan trọng để có thể kiếm tiền bền vững trên thị trường chứng khoán. Tìm hiểu thêm về tôi tại đây.

anh Quan

Đăng ký mở tài khoản chứng khoán

Tham gia nhóm Zalo tư vấn đầu tư Miễn phí

Mở app Zalo, scan để tham gia nhóm tư vấn của E-Broker hoặc kết bạn với admin qua SĐT 0981 333 743

Đọc nhiều nhất

Chuyên mục