Chi tiêu cho con cái: Học cách nói không
Mong muốn chi tiêu thật nhiều tiền cho con cái là điều hoàn toàn dễ hiểu, dù nó là những gì mà bạn muốn con bạn học như các khóa tennis, hay những thứ mà con bạn muốn như quần áo thời trang hay các món đồ điện tử mới nhất.
Tuy nhiên có rất nhiều dấu hỏi cần đặt ra, liệu những khoản tiền bỏ ra không kế hoạch hay giới hạn có làm ảnh hưởng tới những mục tiêu tài chính quan trọng hơn cho gia đình trong tương lai?

Chi tiêu có kế hoạch với tầm nhìn dài hạn
Chúng ta thường hay chi tiêu các khoản tiền không cần thiết với quan điểm rằng đây là “sống hết mình”, đây là quan điểm sai lầm bởi cả những khoản tiền chi tiêu nhỏ nếu tích lại hàng tháng sẽ cộng dộn trở thành số tiền lớn.
Để tránh những cạm bẫy này, cách tốt nhất là là đặt cho bản thân và gia đình một mục tiêu tài chính lớn. Không có gì sinh ra động lực lớn hơn là khi phải đón nhận thực tế rằng mình không có được mục tiêu mà mình thực sự muốn cho gia đình.
Trước khi chi tiêu những khoản không thiết yếu cho con cái, hãy cân nhắc các mục tiêu tài chính thiết yếu hơn sau:
- Bảo vệ gia đình bạn bằng khoản tiền dự trữ khẩn cấp: Số tiền này sẽ luôn ở đó khi bạn gặp những tình huống chi tiêu ngoài dự đoán hoặc khi thu nhập hộ gia đình bạn bị gián đoạn, và tránh được rủi ro phải chi trả số tiền lãi cao từ vay tiêu dùng hay thẻ tín dụng. Các chuyên gia khuyến nghị khoản tiền tối thiểu từ 3 đến 9 lần khoản chi tiêu thiết yếu hàng tháng, tùy thuộc hoàn cảnh.
- Đóng bảo hiểm hưu trí tự nguyện
- Lập tài khoản tiết kiệm cho con đi du học: Phương pháp này sẽ loại bỏ một phần không nhỏ áp lực tài chính khi con bạn đủ 18 tuổi, khi bạn không còn nhiều khả năng chi trả cho khoản tiền du học hay các chi phí ăn ở khác cho con.
- Có đủ các khoản bao hiểm để hỗ trợ cho cả đình.
Đặt ra một kế hoạch chi tiêu có động lực cho cả gia đình
Một khi đã đạt được những mảnh ghép thiết yếu cho bức tranh tài chính của gia đình, hãy bắt đầu tiết kiệm cho những ưu tiên khác ví dụ như một kỳ nghỉ gia đình, hay một phòng vui chơi cho con bạn. Sẽ thuận lợi hơn nếu như bạn đem những mục tiêu này ra bàn luận chung cùng cả nhà và lôi kéo sự ủng hộ của tất cả mọi người.
Theo dõi và lưu trữ tiến trình tiết kiệm những khoản này, và dán vào khu sinh hoạt chung của cả nhà (ví dụ như trên tủ lạnh!). Bằng cách đó con cái sẽ không còn đòi hỏi những khoản chi nho nhỏ không cần thiết, và bạn cũng sẽ có được động lực thúc đẩy mới để bám theo kế hoạch tài chính cho tương lai.
Xem thêm: Bí quyết chi tiêu khi làm việc tại nhà
- 5 công ty chứng khoán tốt nhất cho người mới bắt đầu năm 2023
- 5 cổ phiếu tốt nhất để đầu tư cho người mới bắt đầu năm 2023
- Cách mua cổ phiếu online cho người mới bắt đầu
- Đầu tư chứng khoán với số tiền nhỏ: Hướng dẫn cho người mới bắt đầu
- Kiến thức cơ bản về chứng khoán mà nhà đầu tư mới cần biết
- Cách chơi chứng khoán cho người mới bắt đầu (mới nhất 2023)
- Cách đọc bảng giá chứng khoán và tìm thông tin doanh nghiệp
- Chứng khoán là gì? Tư duy đúng trong đầu tư chứng khoán
- Nên mở tài khoản chứng khoán ở đâu? 5 công ty tốt nhất
Folllow chuyên gia của chúng tôi
Đăng ký mở tài khoản chứng khoán
Khóa học đầu tư thực chiến online miễn phí
Tham gia nhóm Zalo tư vấn đầu tư với chuyên gia
